Tại sao phải kháng chiến dựa vào sức mình là chính

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên đấu tranh và giành thắng lợi. Vậy Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề trên thông qua bài viết sau đây:

Sự hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn. Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.

Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào ngày 19-10-1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đề ra nhận định “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.

Cũng tại hội nghị Đảng ta đã đề ra những biện pháp, chủ trương cụ thể cả về tổ chức và tư tưởng. Hồ Chí Minh đã nêu lên chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946) những việc có tầm toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến toàn cục và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc – Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.

20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Tại sao phải kháng chiến dựa vào sức mình là chính

– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.

– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.

Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía.  Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.

Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng

– Đối với trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn  vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến  tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng  hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân  ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

– Đối với quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

Trên đây là nội dung bài viết về Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

(TN&MT) - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một mốc son chói lọi mở ra một kỷ nguyên mới: Đất nước thống nhất, non sông liền một dải, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như mong ước của Bác Hồ kính yêu: “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”.

Những ngày này, chúng ta càng nhớ Bác - người khai sinh ra Đất nước, người mở lối cho dân tộc ta vững bước đi lên. Quan điểm đối ngoại của Bác là ánh sáng đi tới chiến công: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. “Chiêng” càng to, càng tốt “tiếng” vang vọng càng xa. Đồng thời, nghe “cái tiếng” người ta hiểu “cái chiêng” như thế nào. “Cái tiếng” sẽ mời gọi, gắn nối, lan tỏa... Thế nên, muốn hợp tác quốc tế thành công phải phát huy độc lập, tự chủ, phải mạnh ở “thực lực”, “trong ấm ngoài êm”. Có “thực lực” để độc lập thực sự mới có thể tạo ra thế và lực thì bạn bè mới phục ta. Bác Hồ đã nêu ra một chân lý: “Sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Đó là chân lý cho tất cả, cho mọi người, cho mọi dân tộc: Phải đứng vững trên đôi chân của mình!

Không phải ngẫu nhiên lịch sử Việt Nam có ngày 30/4 vĩ đại. Chiến thắng 30/4 là sự kế thừa, tiếp nối, kết tinh, phát triển và nâng cao tinh hoa văn hóa giữ nước có trong bốn nghìn năm với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... chói lọi chiến công của cha ông; Là do sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và Đảng ta lấy điểm tựa truyền thống yêu nước hướng về ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã phát huy đến mức cao nhất tinh thần yêu nước nồng nàn của dân ta, kết hợp sức mạnh nội sinh với đoàn kết quốc tế...

Tại sao phải kháng chiến dựa vào sức mình là chính

Cùng với phát huy sức mạnh nội sinh, đường lối đối ngoại sắc sảo, cương quyết và mềm dẻo mà điển hình là trên bàn đàm phán về Hiệp định Paris đã tạo đà để Việt Nam đi đến thắng lợi 30/4/1975. Ảnh: TTXVN

Thấm nhuần quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam trước hết và chủ yếu là dựa vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa vào sự nỗ lực chủ quan của quân và dân Việt Nam, dựa vào những khả năng về chính trị, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam… Không chỉ thể hiện quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đây còn là thể hiện lòng tin vào sức mạnh của nhân dân và dân tộc.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tư tưởng “tự lực cánh sinh là chính” được kế thừa từ kháng chiến chống thực dân Pháp, phát huy và trở thành phương châm chiến lược: Chỉ có thực lực mới là yếu tố quyết định thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã đề ra đường lối cách mạng và đường lối tiến hành chiến tranh cách mạng dựa vào sức mình là chính; phát động, tổ chức, khai thác mọi lực lượng của nhân dân, của đất nước để giành thắng lợi. Nhân dân Việt Nam hiểu rằng, phải tự mình đứng lên kháng chiến, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, không thể nhờ ai làm thay. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của cuộc tổng động viên tối đa tinh thần tự lực, tự cường; huy động một cách cao nhất sức người, sức của, nhân tài, vật lực của toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh nội sinh làm nên thắng lợi. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước hết và chủ yếu là do sự hy sinh, phấn đấu cực kỳ anh dũng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Nhìn từ phương diện đối ngoại có thể thấy nổi bật đó là bài học về đoàn kết quốc tế dưới ánh sáng đường lối độc lập, tự chủ của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta là chính nghĩa và chủ yếu dựa vào tinh thần tự lực cánh sinh để chống lại kẻ xâm lược nên nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ngay từ Hội nghị Trung ương 12 (12/1965) đến Hội nghị Trung ương 13 (1/1967), Đảng chủ trương tiến hành đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, vừa đánh vừa đàm, trong đó đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng. Năm 1967, quân dân ta đánh mạnh trên chiến trường buộc Mỹ phải xuống thang và chịu ngồi vào bàn đàm phán. Đảng đã đề ra những chủ trương đúng đắn “Dựa vào sức mình là chính, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa, ta ra sức đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường miền Nam và đánh bại chiến tranh phá hoại ở miền Bắc”.

Đó là bài học vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, mềm dẻo, đúng đắn trong quan hệ với các nước lớn, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam có thời điểm vào đúng lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có bất đồng, Việt Nam vẫn kiên trì giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, kiên trì đoàn kết quốc tế. Chúng ta rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ về chính trị, về vũ khí, khí tài quân sự của Liên Xô (cũ), Trung Quốc. Đảng đã tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam để xác định lợi ích và chính sách của họ để rồi từ đó tìm ra một mẫu số chung là tất cả đều ủng hộ chính nghĩa. Trên nền tảng đạo lý, lẽ phải, cùng với đường lối độc lập, tự chủ, ta càng tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của nhiều nước anh em, nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới.

Tại sao phải kháng chiến dựa vào sức mình là chính

Đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Ảnh: tư liệu

Đó là bài học tích cực, chủ động trên mặt trận ngoại giao. Nhờ tích cực và chủ động, chúng ta nắm chắc thái độ và lập trường của các nước liên quan, nắm rõ âm mưu của Mỹ về đàm phán chỉ là “kế hoãn binh”. Để phù hợp với tình hình, Đảng phát huy cao nhất vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng, phát huy cao độ vai trò mặt trận yêu nước với các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, học sinh, trí thức, tôn giáo cùng các Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam... để tạo ra sức mạnh chính trị tổng hợp cũng là sức mạnh ngoại giao trong các mối quan hệ quốc tế.

Bài học về sức mạnh nội sinh và đoàn kết quốc tế, ngoại giao mềm dẻo chưa bao giờ phôi phai giá trị.

Mới đây nhất, từ phương châm phát huy sức mạnh nội sinh và đoàn kết quốc tế, ngoại giao mềm dẻo, chúng ta đã khống chế và vượt qua đại dịch Covid-19 và hồi phục mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín trên trường quốc tế.

Hiện nay, chúng ta đang thiết lập quan hệ với 189 (trong tổng số 193 quốc gia) thành viên của Liên hợp quốc, trong đó quan hệ đặc biệt với 3 nước, đối tác chiến lược với 17 nước, đối tác toàn diện với 13 nước. Nhất quán nguyên tắc “bốn không”, không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Việt Nam giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị; đa phương hóa, đa dạng hóa.

Trong xu hướng chung hướng về hòa bình nhưng trên thế giới, tiếng súng xung đột vẫn còn đe dọa sự bình yên ở một số quốc gia, một nguyên nhân dễ thấy đó là hậu quả của một đất nước bất ổn bởi không có tinh thần độc lập tự chủ tự lực tự cường; đánh mất sự tôn trọng hòa bình; vô ơn với lịch sử dân tộc; vi phạm nguyên tắc ngoại giao.

  Bởi vậy, bài học đứng vững trên đôi chân của mình, bài học tự lực tự chủ tự cường, bài học đoàn kết để tạo ra sức mạnh nội sinh gắn liền với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trên cơ sở vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng của Việt Nam, lúc nào cũng là thời sự!.