Tại sao răng cửa lâu mọc

Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là vấn đề mà hầu hết cha mẹ quan tâm trong giai đoạn trẻ thay răng. Đặc biệt khi răng con mọc chậm khiến cha mẹ càng thêm lo lắng. Vậy, tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không và cha mẹ nên xử lý như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây để có câu trả lời.

Đến độ tuổi nhất định, răng của bé sẽ lung lay nên ba mẹ phải tiến hành nhổ răng sữa. Sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên thay thế vào vị trí răng sữa đã rụng. Thông thường, khoảng 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn và đến năm 12 tuổi sẽ mọc khá đầy đủ trên cung hàm. Vậy, sau khi nhổ răng bao lâu mọc lại?

Nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại? Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ dao động từ 1 –  2 tháng, trong đó thời gian mọc răng ở bé gái sẽ nhanh hơn ở bé trai. Trình tự thay răng sữa diễn ra theo từng độ tuổi như sau:

  • Răng cửa sữa là chiếc răng đầu tiên được thay thế bằng vĩnh viễn ở thời điểm trẻ từ 6 – 8 tuổi. Sau đó răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần.
  • Răng nanh sữa được thay khi trẻ được 10 – 12 tuổi, và răng vĩnh viễn mọc lên trong thời gian 2 – 4 tuần tiếp theo.
  • Răng hàm nhỏ được thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lên 9 – 11 tuổi, và mọc răng mới trong khoảng 1 – 2 tháng sau đó.
  • Răng hàm lớn sẽ được thay cuối cùng khi trẻ được 10 – 12 tuổi, và răng mới mọc lên trong thời gian 1 – 2 tháng sau đó.
Nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại? – Thông thường răng trẻ mọc sau 1 tuần đến 2 tháng

Nhổ răng sữa sau bao lâu thì mọc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có số lượng chân răng. Những chiếc răng cửa, răng nanh sữa có một chân nên thời gian mọc sẽ nhanh hơn chỉ mất 2 – 4 tuần. Nhưng răng hàm có nhiều chân nên cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng.

Tuy nhiên, nếu như sau 4 – 5 tháng mà răng vĩnh viễn vẫn không mọc thì đó là dấu hiệu bất thường. Khi đó mẹ nên cho con đi khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời.

Đọc thêm: Khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất? Cách nhổ răng an toàn cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian mọc răng vĩnh viễn. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng trẻ mọc chậm hơn so với quy trình:

  • Tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch: Răng vĩnh viễn không mọc lên đúng ở khoảng trống trên cung hàm mà có xu hướng đâm vào răng bên cạnh nên mọc lên rất chậm.
  • Nướu của trẻ bị xơ hóa: Nướu bị xơ hóa trở nên dày hơn so với bình thường, khi đó răng sẽ khó trồi lên được.
  • Thiếu mầm răng: Trường hợp này thường do bẩm sinh hoặc mầm răng đã bị tổn thương khi trẻ vô tình gây tổn thương cho hàm răng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Nếu trẻ thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng canxi cung cấp cho răng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn.
  • Thói quen xấu ở trẻ: Trẻ nhỏ thường có thói quen mút tay, bú bình,đẩy lưỡi, nghiến răng,… Những thói quen xấu này cũng ảnh hưởng đến thời gian mọc răng mới.
Thói quen mút tay ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mọc răng vĩnh viễn ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến quy trình mọc răng ở trẻ nhỏ phần lớn do chế độ chăm sóc răng miệng của cha mẹ và thói quen xấu của trẻ trong cuộc sống. Những thói quen này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Địa chỉ thực hiện uy tín Nhổ răng sữa cho trẻ

Khi răng trẻ mọc chậm một vài tuần so với quy trình mọc răng thì có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn trên 1 tháng so với bình thường có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Răng mọc chậm do có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch làm tổn thương đến các răng bên cạnh và nướu. Từ đó dẫn đến hiện tượng sưng mủ, sưng má gây ra bệnh lý áp xe răng, viêm nha chu,…
  • Mất răng quá lâu sẽ làm giảm lực tác động lên xương hàm tại vị trí mất răng và khiến xương hàm dần tiêu biến. Khi đó, cung hàm sẽ bị thu nhỏ lại và khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị hô, móm, thậm chí có gây viêm xương hàm.
  • Răng trẻ lâu mọc sẽ tạo khoảng trống trong thời gian dài khiến cho các răng bên cạnh có thể mọc lên sai vị lệch vị trí. Đồng thời, các răng khác trên cung hàm cũng đổ về phía khoảng trống khiến răng trở nên lệch lạc, khấp khểnh.
  • Tình trạng tiêu xương nghiêm trọng và răng lộn xộn còn có thể làm biến dạng khuôn mặt của trẻ.
Răng vĩnh viễn mọc chậm ảnh hưởng rất loén đến sức khỏe răng miệng của trẻ về sau

Thời gian mọc răng có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu cho trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm nhổ răng sữa sau bao lâu thì mọc lại để xác định răng của con mọc đúng quy trình hay không.

Nếu trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại cha mẹ có thể đưa con đến cơ sở nha khoa thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Sau đó, dựa trên kết quả thu được bác sĩ sẽ hướng dẫn một số cách thúc đẩy quá trình mọc răng như:

  • Trường hợp nướu dày: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt bỏ phần nướu dày, làm lộ chân răng giúp mọc dễ dàng hơn. Đây là thủ thuật đơn giản, không gây đau và răng trẻ sẽ mọc lên sau khoảng 4 tuần.
  • Răng mọc ngầm hoặc mọc lệch: Bác sĩ bác sĩ thực hiện tiểu phẫu để lộ răng và tiến hành niềng răng để đưa về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Trường hợp thiếu mầm răng hoặc răng cứng khớp: Bác sĩ có thể chỉ định trồng răng giả để khôi phục chức năng ăn nhai cho trẻ tốt nhất.
  • Thiếu dinh dưỡng: Cha mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, nhất là canxi giúp mầm răng khỏe mạnh dễ mọc hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ sử dụng các loại thuốc giúp bổ sung chất dinh dưỡng ở dạng uống.
Răng trẻ mọc chậm nên đưa đến cơ sở y tế thăm khám và xử lý kịp thời

Xem thêm: Trẻ 13 tháng chưa mọc răng có sao không? Có cần bổ sung canxi cho bé không?

Cách chăm sóc của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thay răng ở trẻ. Do đó, khi còn bước vào độ tuổi thay răng cha mẹ cần phải:

  • Ngay từ khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất để trẻ khi sinh ra phát triển bình thường, không gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Xây dựng thực đơn hàng ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ như canxi, vitamin A, B, D, kẽm, magie,… Các thực phẩm nên bổ sung cho trẻ gồm: rau xanh, hoa quả, thịt đỏ, cá, trứng,…
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột và đồ ngọt, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh để không làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Ngoài ra, các loại thực phẩm này dễ tạo mảng bám gây tích tụ vi khuẩn gây hại cho răng.
  • Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chải răng miệng ít nhất 2 lần vào buổi tối trước khi ngủ và sau khi ăn. Bên cạnh đó, cần cho trẻ dùng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên răng.
  • Cha mẹ cần nhắc trẻ loại bỏ các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi để giúp răng mọc nhanh và tránh trường hợp răng vĩnh viễn mọc lẫy.
  • Cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ cho trẻ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ theo dõi lộ trình thay răng của trẻ và đảm bảo răng phát triển bình thường.

Quá trình thay răng của trẻ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến thời điểm trẻ thay răng nhất là thời gian trẻ nhổ răng sữa bao lâu mọc lại. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng trẻ có thể gặp phải.

"Con tôi nhổ răng sữa cách đây đã lâu mà vẫn không thấy mọc răng vĩnh viễn?”, “Con tôi bị sún từ lâu và không thấy răng vĩnh viễn mọc, liệu có nguy hiểm gì không?”… Đó là những câu hỏi mà các bậc phụ huynh rất băn khoăn và lo lắng khi trẻ bị chậm mọc răng vĩnh viễn. Vậy tại sao trẻ thay răng, nhổ răng sữa mà răng vĩnh viễn lâu mọc lại?

Trước tiên, để biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm, chúng ta cần nắm được thời điểm và thứ tự thay răng ở trẻ nhỏ:

Răng cửa giữa

Răng cửa bên

Răng nanh

Răng hàm nhỏ thứ nhất

Răng hàm nhỏ thứ hai

Hàm trên

7-8 tuổi

8-9 tuổi

11-12 tuổi

9-10 tuổi

10-12 tuổi

Hàm dưới

6-7 tuổi

7-8 tuổi

9-10 tuổi

10-11 tuổi

11-12 tuổi

Thông thường, thời gian thay răng trung bình tính từ thời điểm chiếc răng sữa rụng cho đến khi chiếc răng vĩnh viễn mọc lên từ vài tuần đến 1-2 tháng.

Nguyên nhân răng thay lâu không mọc

Nếu sau khoảng thời gian này, cha mẹ vẫn không thấy răng của bé mọc lên thì nguyên nhân có thể xuất phát từ:

- Nướu răng dày và xơ hóa: Đây là tình huống khá phổ biến. Nướu răng vì một lý do nào đó dày lên và cứng chắc khiến răng vĩnh viễn không thể xuyên thủng qua để mọc lên được. Vấn đề này thường gặp nhất trong trường hợp răng sữa mất sớm do bệnh lý trước tuổi thay.

- Răng vĩnh viễn mọc ngầm hoặc lạc chỗ: Khi mầm răng vĩnh viễn mọc ngầm, mọc ngang thì chúng sẽ không thể tách nướu đâm lên được. Trường hợp này hay gặp ở răng nanh, cửa bên, hàm nhỏ thứ hai.

- Thiếu mầm răng: Khi thiếu mầm răng vĩnh viễn đồng nghĩa với việc răng sẽ không bao giờ mọc lên nữa, hay gặp ở răng cửa bên hàm trên.

- Răng thừa: Sự xuất hiện của 1 hoặc nhiều chiếc răng thừa, dị dạng [đặt biệt ở vùng răng cửa trên] sẽ cản trở quá trình mọc của răng vĩnh viễn.

- Răng vĩnh viễn bị cứng khớp: Tình huống này khá hiếm gặp. Đó là chân răng vĩnh viễn dính hẳn vào xương và không dịch chuyển được.

- Thể trạng của bé: Đối với trẻ bị sinh non, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra chậm hơn so với trẻ bình thường.

Xử trí khi răng lâu không mọc

Nếu trẻ đã thay răng lâu nhưng răng vĩnh viễn chưa mọc, các bậc phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt, trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt khám và chỉ định chụp phim X-quang Panorama để khảo sát. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán hình ảnh từ phim X-quang, bác sĩ có thể phát hiện nguyên nhân tại sao trẻ thay răng lâu mọc lại: Nhận biết trẻ có thiếu mầm răng hay không, răng có mọc ngầm, mọc lệch và có các vấn đề về xương hàm hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp giúp cho trẻ hoàn thiện răng một cách nhanh chóng, hiệu quả, không đau đớn.

Bác sĩ chuyên khoa Phí Thanh Tâm

[Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt]

Video liên quan

Chủ Đề