Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng

Tình trạng ê buốt răng sau khi ăn thức ăn có nhiều axit có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ cách chăm sóc cho đến cấu trúc răng,... Điều này khiến bạn ăn uống không thoải mái. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị răng ê buốt khi ăn đồ chua đơn giản.

Răng ê buốt khi ăn đồ chua là như thế nào?

Những thực phẩm có độ pH dưới 7 được coi là có tính axit và trên 7 thì có tính kiềm. Khi ăn uống, nước bọt có độ pH trung tính từ 6.5 đến 7.5, đây là phạm vi pH hoàn hảo để ngăn ngừa axit ăn mòn men răng và gây sâu răng. Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit khiến men răng bị hư hại, làm suy yếu nướu khiến lớp ngà bên trong của răng bị lộ ra ngoài. Lúc này, các dây thần kinh ở răng rất dễ bị kích thích trước các tác động bên ngoài dẫn đến ê buốt răng. Bên cạnh đó canxi trong nước bọt có thể giúp củng cố men răng, nhưng nếu môi trường axit trong miệng quá cao thì quá trình tái khoáng sẽ không diễn ra, dẫn đến mòn răng và sâu răng.

Tình trạng ê buốt răng không chỉ xảy ra khi ăn thức ăn có tính axit mà còn có thể xảy ra khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Vị trí răng nhạy cảm nhất khi ăn thức ăn có tính axit chính là răng hàm. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài phút rồi biến mất. Mức độ răng ê buốt khi ăn đồ chua tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Ngoài ra, trường hợp đau nhức răng toàn hàm rất hiếm gặp. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải triệu chứng này chứng tỏ răng miệng của bạn đang có vấn đề như tụt nướu, áp xe răng,...

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng
 Nguyên nhân nào khiến răng ê buốt khi ăn đồ chua?

Nguyên nhân răng ê buốt khi ăn chua

Hầu hết các vấn đề răng miệng đều do thói quen chăm sóc răng không đúng hoặc ăn uống không khoa học dẫn đến mòn men răng. Ê răng do sử dụng bàn chải cứng hoặc thói quen không đánh răng sau khi ăn uống tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó hình thành mảng bám răng, cao răng. 

Một nguyên nhân nguy hiểm hơn góp phần làm răng ê buốt khi ăn đồ chua là bị sâu răng, miếng trám bị nứt, vỡ làm lộ ngà răng, tụt nướu hoặc nghiến răng vào ban đêm. Ngoài ra chỉnh nha hoặc làm trắng răng cũng có thể dẫn đến đau răng khi ăn chua.

Răng ê buốt khi ăn đồ chua thì phải làm sao?

Vệ sinh răng đúng cách

Đừng đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit, vì điều này có thể làm tăng tốc độ tác động của axit lên men răng. Bạn nên đánh răng sau khi ăn 30 phút để miệng có đủ thời gian tiết nước bọt trung hòa axit. Bạn nên đánh răng hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối với kem đánh răng có chứa fluor và bằng bàn chải mềm. Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng nước súc miệng từ thảo dược để làm sạch khoang miệng, giảm viêm lợi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ chua. Sử dụng đều đặn nước súc miệng hằng ngày, nhất là đối với bệnh răng miệng sẽ giúp bảo vệ răng tối đa.

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng
Chăm sóc răng miệng đúng cách là điều quan trọng để bảo vệ răng miệng khoẻ mạnh

Uống nước ấm

Cùng với việc tuân thủ vệ sinh răng miệng đúng cách và một chế độ ăn uống hợp lý thì uống nước ấm cũng là một cách tuyệt vời để giảm ê buốt khi ăn thực phẩm có tính axit. Nếu bạn có cảm giác răng ê buốt khi ăn đồ chua, bạn có thể uống ngay một cốc nước ấm để giảm ê buốt ngay lập tức. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu bạn muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng này và thoải mái ăn đồ ăn có tính axit mà không gây đau nhức. Hãy chú ý đến chăm sóc răng miệng nhiều hơn và đến nha khoa để khám định kỳ.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Hãy nhớ rằng lựa chọn thực phẩm là một bước cực kỳ quan trọng để khắc phục tình trạng ăn nhiều axit và gây ê buốt răng. Nếu bị đau răng, bạn không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các thực phẩm có tính axit, nhưng bạn nên hạn chế và chỉ nên ăn vừa phải. Bạn nên đặc biệt tránh các loại kẹo chua, vì việc ngậm hoặc nhai kẹo chua liên tục sẽ tạo ra môi trường axit tấn công liên tục vào khoang miệng và làm răng yếu đi. Hãy nhớ uống nước sau khi ăn một số loại trái cây hoặc thực phẩm có tính axit. Súc miệng để loại bỏ axit còn sót lại tấn công răng. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cho răng như đồ ngọt, nước có ga, cà phê hoặc đồ ăn cay,…

Ghép nướu

Trong trường hợp chân răng và ngà răng bị lộ do tụt lợi, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc và áp dụng phương pháp ghép nướu cho bạn. Phương pháp điều trị này giúp bệnh nhân có thể bảo vệ được ngà và chân răng đồng thời cải thiện tình trạng ê buốt với thức ăn có tính axit. 

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng
Với trường hợp tụt nướu, để bảo vệ răng cần thực hiện ghép nướu khi cần

Tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ chua có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Mặc dù ít nguy hiểm nhưng tình trạng này thường gây ra cảm giác khó chịu khi ăn, chán ăn. Vì vậy, bệnh nhân hãy đến bệnh viện để khám và điều trị ngay khi có biểu hiện ê buốt răng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Chủ đề: Cách xử lý ăn xong bị chua miệng nhất định phải biết

Ăn xong bị chua miệng khiến cho mọi người cảm thấy vô cùng khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vì thế, đừng bỏ lỡ cách xử lý ăn xong bị chua miệng dưới đây. Những cách làm này vừa đơn giản lại mang đến hiệu quả tốt, không tốn kém thời gian cũng như chi phí thực hiện.

Nguyên nhân bị chua miệng sau khi ăn

Tình trạng bị chua miệng sau khi ăn xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ ở người lớn tuổi mà các bạn trẻ cũng gặp thường xuyên. Vậy đâu là lý do khiến hiện tượng miệng khó chịu, bị chua ngay sau khi sử dụng thực phẩm? Dưới đây là một số tác nhân chính nhất:

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng

Chua miệng khi ăn khiến mọi người cảm thấy cực kỳ khó chịu

  • Do bị bệnh về răng miệng: Người có bệnh về răng miệng như là sâu răng, viêm lợi, hôi miệng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất. Bởi trong miệng họ chứa rất nhiều vi khuẩn, tạo thành mảng bám trên lưỡi vừa làm mất đi vị giác lại vừa có cảm giác bị chua. Nhất là sau khi ăn, vi khuẩn kết hợp với thức ăn thừa trong miệng và biến đổi chất với tốc độ nhanh chóng.
  • Chua miệng do dạ dày: Bệnh lý dạ dày cũng là một trong các nguyên nhân gây hiện tượng chua miệng sau khi ăn. Hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên để biết mình có đang bị trào ngược dịch dạ dày không. Dịch dạ dày trào lên khoang miệng, mang theo lượng axit lớn, khiến cho miệng của bạn lúc nào cũng có cảm giác cay và hơi chua.
  • Chua miệng sau ăn do vệ sinh miệng kém: Cho dù không có bệnh lý gì nhưng nếu khoang miệng của bạn không được làm sạch đúng cách cũng gây ra tình huống trớ trêu đó. Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn nảy nở, thực phẩm tồn trong miệng tạo thành mảng bám và bị biến đổi chất.

Trên đây là một vài lý do dẫn tới cảm giác miệng bị chua sau khi an, thậm chí là chua miệng bất cứ thời điểm nào trong ngày. Để hạn chế, cần phải chăm sóc răng miệng thật tốt.

Cách xử lý ăn xong bị chua miệng hiệu quả nhất

Nếu đã bị chua miệng sau khi ăn chắc chắn ai cũng cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Muốn xử lý triệt để tình trạng này cần phải loại bỏ tận gốc nguyên nhân. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng một số cách xử lý ăn xong bị chua miệng tại chỗ dưới đây. Việc làm này giúp hạn chế tình trạng, thực hiện lâu dài sẽ đem lại kết quả tích cực, loại bỏ vị chua hoàn toàn.

Thay đổi thói quen trong chế độ ăn uống

Người bị chua miệng sau khi ăn cần thay đổi chế độ ăn uongs của mình một cách khoa học hơn. Bởi vì, có một số thực phẩm sẽ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Trong thời gian này, hãy ăn nhiều thực phẩm có nước và vitamin như: Rau xanh, trái cây, đồ ăn nhiều chất xơ. 

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng

Ăn uống lành mạnh ngăn chặn tình trạng chua miệng

Cùng với đó, hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước uống có ga, bia, rượu, … Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng trước khi tieps tục làm việc hay đi ngủ. Đặc biệt không nằm ngay sau khi ăn xong, việc làm đó mang tới nguy cơ bị đau dạ dày, trào ngược dịch dạ dày rất lớn.

Làm giảm vị chua bằng vỏ chanh tươi

Vị đắng từ vỏ chanh có thể khống chế vị chua ở trong khoang miệng. Nếu ăn xong mà bạn cảm thấy khoang miệng của mình bắt đầu khó chịu, có mùi hôi và vị chua hãy thử nhai một chút vỏ chanh. 

Tinh dầu trong vỏ chanh có mùi thơm, vị hơi cay và đắng, có tính sát khuẩn nên sẽ kiểm soát phần nào đó hiện tượng này. Dù vậy, vỏ chanh có tính nóng nên sẽ không phải là giải pháp tốt, thường xuyên cho người có chứng bệnh đau dạ dày.

Dùng một chút trà gừng

Cách xử lý ăn xong bị chua miệng tiếp theo đó là dùng trà gừng. Tương tự như vỏ chanh, trà gừng có vị hơi cay, sát khuẩn tốt. Nhâm nhi một chút trà gừng ngay sau khi ăn sẽ ức chế vi khuẩn, làm sạch khoang miệng hiệu quả. Một số người có vấn đề về sức khỏe răng miệng sau khi áp dụng phương pháp này đã có thể cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng

Cách xử lý chua miệng sau ăn bằng trà gừng

Dùng khoảng 200ml nước nóng già, cắt thật mỏng vài lát gừng và cho vào cốc nước. Nếu khó uống quá, các bạn có thể thêm một chút đường trắng. Cách thứ hai đơn giản hơn đó là cắt lát gừng và ngậm trực tiếp trong miệng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây nóng cho cơ thể, tinh dầu gừng quá đậm đặc rất dễ gây đau dạ dày.

Sử dụng trà xanh

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam sau khi ăn thường làm sạch miệng với trà xanh. Bởi vì đây là một loại lá cây có vị hơi chát, đắng và có khả năng sát khuẩn tốt. Uống nước lá trà xanh sau ăn làm cho tất cả mảng bám trên răng, vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ tương đối.

Bạn có thể nhai trực tiếp lá trà xanh hoặc dùng để hãm trà uống sau mỗi bữa ăn. Để hãm trà, chỉ cần rửa sạch lá trà và vò cho hơi dập, sau đó cho vào bình, đổ thêm nước nóng ủ trong 10 phút. Nên uống và súc miệng bằng nước trà xanh thật kỹ để đạt được hiệu quả khử chua tốt nhất.

Đánh răng thật kỹ mỗi ngày

Như đã nói, một trong những tác nhân gây ra hiện tượng chua miệng sau ăn đó chính là vệ sinh răng miệng kém. Do đó, làm sạch khoang miệng là cách đơn giản và nhanh nhất để ngăn chặn vi khuẩn, tránh làm chua miệng. Hãy đánh răng thường xuyên hơn, mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tại sao sau khi ăn đồ chua phải súc miệng

Đánh răng sạch sẽ là cách ngăn ngừa chua miệng hiệu quả

Mọi người chọn cho mình bàn chải đánh răng mềm một chút, tránh gây tổn thương cho lợi. Bên cạnh đó, loại kem đánh răng phù hợp với cơ địa là hết sức cần thiết. Khi đánh răng phải đánh từ trong ra ngoài, đánh dọc theo chiều mọc của răng mới lấy sạch được mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng. Để làm sạch hiệu quả hơn, hãy sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa.

Chua miệng khi sử dụng đồ ăn ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài, đe dọa tới sức khỏe về sau. Bằng những cách xử lý ăn xong bị chua miệng trên đây, bạn sẽ loại bỏ nhanh chóng tình trạng khó chịu này tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian. Trong trường hợp chua miệng nặng, không thể tự khắc phục, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp tối ưu.

Để biết thêm chi tiết có thể liên hệ qua: Hotline: 1900 2061 hoặc truy cập vào website: cachtrimuicothe.com nhé!