Tại sao thẻ visa debit không thanh toán online được

Thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thay vì quẹt thẻ trực tiếp các cửa hàng, người dùng sẽ "quẹt thẻ" trực tuyến tại các trang web, ứng dụng với chức năng thanh toán online của các thẻ Visa/Master Card Debit [ghi nợ] hoặc Credit [ghi có].

Người dùng chỉ cần nhập thông tin thẻ vào các trang web, ứng dụng là có thể thực hiện giao dịch. Vì thế, nếu nắm được thông tin thẻ, kẻ gian có thể "thay" chủ thẻ mua sắm, thanh toán hóa đơn, dịch vụ... Gần đây nhất, nhiều khách hàng Techcombank báo bị mất hàng chục triệu đồng qua các giao dịch thanh toán trực tuyến, thanh toán qua ví điện tử.

Hiện tại, đa số loại thẻ được phát hành đã mặc định bật chức năng thanh toán trực tuyến. Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó tổng giám đốc Samcombank cho rằng khách hàng có thể chủ động kiểm soát thanh toán trực tuyến để tăng độ bảo mật cho thẻ, không cần phải đến khi nghi ngờ mới thao tác tắt dịch vụ này.

"Phần đông nhà băng đều có chức năng quản lý thẻ trên ứng dụng của mình. Mỗi ứng dụng đều có tính năng và thao tác khác nhau để giúp khách hàng linh hoạt trong vấn đề sử dụng thẻ", ông nói thêm.

Để kiểm soát dịch vụ thanh toán trực tuyến, người dùng có thể chủ động khóa hẳn dịch vụ hoặc thay đổi hạn mức giao dịch. Khi khóa dịch vụ, thẻ ngân hàng chỉ có thể thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Dù kẻ gian có được thông tin thẻ cũng không thể sử dụng tại các trang web, ứng dụng. Nhưng điểm linh hoạt là người dùng có thể tuỳ biến khoá hoặc mở dịch vụ này bất cứ khi nào mình có nhu cầu, phần đông các ngân hàng phát triển mạnh ứng dụng ebanking đều có sẵn tính năng này trên app.

Một cách khác để không cần khoá hẳn chức năng thanh toán online của thẻ là bạn thiết lập một hạn mức giao dịch để kiểm soát số tiền tối đa được phép chi ra cho mỗi lần giao dịch và mỗi ngày. Người dùng có thể tự tính toán số tiền trung bình bản thân thường chi tiêu để đưa ra hạn mức phù hợp. Trong trường hợp bị đánh cắp thông tin tài khoản, số tiền bị mất sẽ ít hơn so với thông thường.

Chủ thẻ có thể tắt dịch vụ thanh toán trực tuyến trên ứng dụng. Ảnh: Tất Đạt

Theo khảo sát của VnExpress, có nhiều phương thức để người dùng khóa dịch vụ hoặc thay đổi hạn mức giao dịch trực tuyến.

Thứ nhất, khách hàng có thể gọi lên tổng đài hỗ trợ của mỗi nhà băng để yêu cầu khóa dịch vụ hoặc thay đổi hạn mức giao dịch. Phương pháp khóa dịch vụ thanh toán trực tuyến qua tổng đài được các ngân hàng khuyến khích hàng đầu mỗi khi chủ thẻ phát hiện các giao dịch bất thường xuất hiện.

Thứ hai, khách hàng có thể kiểm soát thanh toán trực tuyến trên trang web Internet Banking hoặc ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng. Chức năng này thường nằm ở phần "dịch vụ thẻ" hoặc "quản lý thẻ". Màn hình sẽ hiển thị danh sách thẻ đang sử dụng. Khách hàng chọn loại thẻ đang dùng và chọn "khóa/mở thanh toán trực tuyến" để khóa dịch vụ hoặc thực hiện điều chỉnh hạn mức giao dịch. Hệ thống có thể yêu cầu xác nhận bằng mã OTP được gửi về điện thoại để hoàn tất.

Tuy nhiên không phải nhà băng nào cũng trang bị thao tác này trên trang web và ứng dụng. Về việc này, lãnh đạo một nhà băng cho rằng phụ thuộc vào sự quan tâm, mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ của ngân hàng với các chủ thẻ. Hiện nay, việc phát hành thẻ rất dễ dàng, không còn là lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Vấn đề mấu chốt nằm ở dịch vụ chăm sóc và bảo vệ quyền lợi khách hàng khi sử dụng thẻ.

Thứ ba, khách hàng có thể khóa dịch vụ và điều chỉnh hạn mức giao dịch trực tuyến tại quầy giao dịch của ngân hàng. Cách này thường áp dụng cho những ai không sử dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking. Một số nhà băng còn cho phép chủ thẻ bật, tắt dịch vụ này tại các máy rút tiền [ATM], máy nộp tiền [CDM].

Ngoài tự kiểm soát dịch vụ thanh toán trực tuyến, người dùng có thể chủ động tránh thiệt hại khi sử dụng thẻ ngân hàng bằng nhiều cách. Chủ thẻ tuyệt đối không tiết lộ mã bảo mật CVV được in phía sau đối với thẻ thanh toán quốc tế và mã PIN đối với thẻ nội địa. Không cung cấp thông tin tên truy cập và mật khẩu ngân hàng điện tử cho người khác. Quan trọng không kém, người dùng không được tiết lộ mã OTP cho bất kỳ ai khác qua bất kỳ phương tiện nào. Ngoài ra, chỉ truy cập vào các trang web chính thống của ngân hàng và chỉ liên kết tài khoản với đơn vị trung gian uy tín.

Tất Đạt

Trên thực tế, những lỗi về vấn đề thẻ Visa không thanh toán online được hoặc là dịch không thành công đã được các ngân hàng đưa ra với tần suất khá nhiều. Trong đó những lỗi sau được cho là hay gặp nhất:

  • Thẻ của bạn chưa hoàn tất thủ tục đăng ký chức năng thanh toán qua mạng Internet với ngân hàng.
  • Thẻ của bạn đã đăng ký nhưng chưa đủ điều kiện để tham gia dịch vụ nên bạn không thể thanh toán thành công.
  • Thẻ của bạn không có đủ số dư hoặc số tiền thanh toán vượt quá ngưỡng hạn mức.
  • Trong quá trình nhập thông tin, bạn không cẩn thận nên đã nhập không chính xác.
  • Thẻ visa hết hạn
  • Bạn chưa hoàn thành bước xác thực cuối cùng do đó hệ thống ngân hàng tự động không chấp nhận khoản thanh toán.
  • Thẻ gần hết hạn sử dụng, tính năng thanh toán bị hạn chế
  • Đường truyền bị gián đoạn khiến cho giao dịch bị lỗi dẫn đến tình trạng giao dịch không thành công.
  • Thẻ visa bị khóa
Thẻ visa không thanh toán online được có thể do lỗi từ bạn hoặc ngân hàng

Cách khắc phục lỗi thẻ Visa không thanh toán online được

Trước khi chuẩn bị thanh toán một khoản chi phí nào đó hãy kiểm tra thông tin của thẻ bao gồm: Thời hạn sử dụng, số dư của thẻ, hạn mức cho phép… để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra ổn định.

Đồng thời sử dụng mạng 3G hoặc wifi ổn định, nếu gặp lỗi có thể thực hiện lại 1 – 3 lần để kiểm tra. Không nên thực hiện lại quá 3 lần bởi thẻ của bạn dễ bị khóa.

Trong quá trình thực hiện cần kiểm tra vấn đề chính tả, độ chính xác của thông tin cũng như vấn đề viết hoa và mã xác thực.

Sau khi đảm bảo thông tin chính xác nhất, đường truyền ổn định nhất mà giao dịch vẫn không thể thành công thì xác nhận lỗi do phía ngân hàng.

Liên hệ ngay với ngân hàng nếu bị lỗi thẻ visa không thanh toán được

Ngoài ra, nếu như giao dịch gặp vấn đề khác bạn cũng có thể khiếu nại với ngân hàng ngay bằng đơn khiếu nại để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trên đây là một vài lí do khiến cho thẻ visa không thanh toán online được cũng như giải pháp nhanh và tiện nhất để người sử dụng khắc phục tình trạng thẻ Visa không thanh toán được. Chắc chắn những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Trong thời gian bạn sử dụng thẻ tín dụng Visa thì có không ít lần chủ thẻ cũng rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi không quẹt thẻ được. Thực sự với độ bảo mật an ninh thẻ một cách nghiêm ngặt như hiện nay, việc chiếc thẻ tín dụng của bạn bị từ chối thanh toán cũng là để phòng chống tình trạng gian lận tài chính diễn ra. Đó chỉ là một trong những lý do khiến cho thẻ tín dụng không hoạt động. Với 8 lý do sau đây, bạn sẽ luôn an tâm khi biết được nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là gì.

Thẻ Visa của bạn đã quá cũ

Thẻ Visa là một công cụ phục vụ chúng ta trong thời gian rất dài. Do đó chắc chắn chúng cũng sẽ có dấu hiệu bị mòn, bị xước khiến cho thẻ không đạt được tình trạng hoàn hảo nhất cho các máy POS có thể nhận diện được. Và do đó việc bạn bị từ chối khi sử dụng thẻ để thanh toán cho các hóa đơn của mình là điều tất nhiên có thể xảy ra.
Giải pháp: Bạn nên đổi thẻ mới ngay khi nhận thấy thẻ bị trầy. Hiện nay, Visa đang ứng dụng chip EMV có độ bảo mật cao cho những dòng thẻ phát hành của mình nhằm đảm bảo những quy định về an ninh tài chính. Đây là dòng thẻ mới được phổ biến khắp thế giới. Chúng rất tiện lợi cho bạn khi mang ra nước ngoài.

Địa điểm mua sắm của bạn không chấp nhận thẻ Visa

Một lý do đơn giản đó chính là tại nơi bạn mua hàng không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng Visa mà chỉ chấp nhận thanh toán bằng Mastercard hay JCB. Trường hợp này cũng rất thường xuyên xảy ra, chính vì thế thẻ tín dụng dù có tiện lợi như thế nào thì cũng trở nên vô dụng khi sử dụng không đúng lúc đúng chỗ. Ở Việt Nam hiện nay, đa phần các ngân hàng đều phổ biến làm thẻ Visa nhiều hơn là Mastercard cho nên bạn cũng cẩn thận xem xem nơi bạn mua hàng có chấp nhận thanh toán không nhé.
Giải pháp: Sử dụng thẻ thanh toán quốc tế nếu còn số dư. Còn không thì hãy phòng hờ làm hai thẻ tín dụng Visa và Mastercard ở hai ngân hàng khác nhau để bảo đảm an tâm.

Nhiều nơi chỉ chấp nhận thẻ Visa [Nguồn ảnh: Internet]

Bạn đang sử dụng thẻ ở những vùng “gian lận tài chính”

Nói một cách dễ hiểu rằng, khi bạn đi nước ngoài, ngân hàng sẽ nhận biết được rằng khoản thanh toán bằng thẻ đến từ đâu. Nếu những nước ấy khiến cho ngân hàng cảm thấy không an toàn để chấp nhận thanh toán thì chắc chắn chiếc thẻ của bạn cũng bị khóa trong suốt chuyến đi của bạn.
Giải pháp: Chuẩn bị từ hai thẻ tín dụng trở lên, mang theo tiền mặt bên mình. Nếu có trường hợp khóa thẻ xảy ra thì hãy liên lạc ngay với ngân hàng phát hành để được hỗ trợ.

Sử dụng quá số tiền giao dịch giới hạn trong ngày

Thẻ tín dụng cho bạn một khoản vay với hạn mức cụ thể, thế nhưng không có nghĩa là bạn sử dụng hết khoản vay ấy, bởi vì nó đi ngược lại với chức năng ban đầu của thẻ tín dụng. Nếu bạn thực sự cần đến một số tiền phục vụ cho công việc riêng của mình thì có thể đăng kí vay tín chấp từ ngân hàng. Còn thẻ tín dụng chỉ hỗ trợ cho bạn trong những việc thanh toán hóa đơn. Bản thân ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cũng có những quy định về số tiền mà bạn được vay.
Giải pháp: Sử dụng thẻ tín dụng dự phòng còn lại [nếu có]. Không thì phải chờ đến qua ngày hôm sau thôi.

Máy POS bị hư

Có thể lỗi không nằm ở chiếc thẻ Visa của bạn mà nó nằm ngay ở chiếc máy cà thẻ [máy POS]. Trường hợp rất nhiều khách hàng không thể quẹt thẻ được là do chiếc máy POS bị hư nên không nhận diện được thẻ. Điều này cũng thường xuyên xảy ra bất ngờ nên không thể kiểm soát được
Giải pháp: Lúc này, giải pháp duy nhất là sử dụng tiền mặt thay thế. Hoặc bạn có thể chạy đi rút tiền rồi quay lại mua hàng.

Máy POS đôi khi gặp trục trặc [Nguồn : Internet]

Thẻ Visa đã hết hạn sử dụng

Vì là một sản phẩm sử dụng lâu dài nên đôi khi chúng ta quên đi hạn sử dụng của những chiếc thẻ. Hạn sử dụng đối với những loại thẻ Visathường có thời gian từ 2 đến 3 năm tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng.
Giải pháp: Hãy đi đến ngân hàng xin gia hạn sử dụng thẻ tín dụng.

Do chủ thẻ không chi trả khoản tiền khi đến hạn thanh toán

Thông thường, quy định của một số các ngân hàng phát hành thẻ đó là ngân hàng có quyền thu hồi hay khóa tài khoản thẻ của bạn trong trường hợp chủ thẻ không chịu trả hoặc chỉ trả khoản tiền nhỏ hơn giá trị thanh toán tối thiểu. Điều này không những khiến bạn không thể sử dụng thẻ tín dụng mà còn giảm đi điểm tín dụng của bạn nữa đấy.
Giải pháp: Hãy nhanh chóng thanh toán khi đến hạn bạn nhé nếu không thì lãi và phí sẽ làm nợ của bạn thêm nhiều hơn.

Do chủ thẻ đã quy định các điều khoản trong hợp đồng sử dụng thẻ

Thẻ tín dụng là một thỏa thuận giữa hai bên, có hợp đồng đảm bảo tính pháp lý, do đó việc bạn có dấu hiệu vi phạm những điều khoản trong hợp đồng sẽ khiến cho ngân hàng có quyền khóa thẻ tín dụng của bạn. Cho dù bạn vô tình hay cố ý thì hãy giảm bớt những rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ nhé.
Giải pháp: Đọc thật kĩ hợp đồng và chỉ sử dụng thẻ khi cần thiết.

Thẻ tín dụng đã hết hạn [Nguồn : Internet]

Những điều này có lẽ không nằm trong hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng Visa / Mastercard, tuy nhiên, bạn cũng cần biết để đối phó tức thời. Hy vọng, với bài viết trên, Timo đã giúp bạn đã có được kiến thức bổ ích cho mình. Hiện tại, Timo đang phát hành thẻ Timo Visa với độ ổn định cao, ưu đãi hấp dẫn và đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình. Mọi thắc mắc của bạn sẽ đều được giải đáp tại Timo Hangout hoặc Hotline Timo Care 18006788 [miễn cước] của chúng tôi. Hãy tham khảo và đăng ký ngay nhé!

Mở thẻ Timo Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi

Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND

Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu

Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức

Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo!

Video liên quan

Chủ Đề