Chồng của trang hạ là ai

Đối với các định nghĩa khác, xem Trang Hạ [định hướng].

Trang Hạ [tên khai sinh Hạ Trịnh Minh Trang[1], sinh ngày 30 tháng 11 năm 1975] là một nhà văn, dịch giả người Việt Nam.

Trang Hạ, tên thật là Hạ Trịnh Minh Trang, sinh ngày 30 tháng 11 năm 1975 tại Hà Nội - Việt Nam. Cô từng là bút trưởng thế hệ đầu của Hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò vào những năm đầu của thập niên 1990. Từ lúc đi học, cô đã bộc lộ rõ là một cô gái có tài viết văn tốt cùng với góc nhìn nhận, đánh giá quan điểm tinh tế và nhạy bén.

Trang Hạ là một cây bút nữ viết truyện ngắn và dịch truyện nổi đình đám ở Hà Nội. Với phông văn hoá tiếng Trung dày dặn, sự am hiểu sâu sắc nền văn hóa Trung hoa và được tiếp cận với đất nước Trung quốc trong một thời gian dài nên những tác phẩm của Trang Hạ mấy năm gần đây thường tạo nên "kỉ lục" về hiện tượng xuất bản.

Các tác phẩm của Trang Hạ đã từng được đăng tải trên rất nhiều trang báo lớn như: Văn Nghệ Quân đội, Văn Nghệ Trẻ, tạp chí Sông Thương, tạp chí Tác phẩm Mới [Hội nhà văn], báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, báo Người Lao Động, báo Lao Động, báo Phụ Nữ Thủ Đô, báo Nông thôn Ngày Nay, báo Giáo dục & Thời Đại, báo Tiền Phong, báo Hoa Học Trò, báo Áo Trắng, báo Sài Gòn Tiếp Thị Nguyệt San, báo Người Đẹp, tạp chí Đẹp, báo Sinh Viên, báo Thế giới Mới, báo Thế giới Phụ Nữ,...

Năm 1996, Trang Hạ tốt nghiệp khoa Tiếng Trung, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và sau đó cô đã theo học thêm hai bằng Thạc sĩ Tiếp thị truyền thông và Thạc sĩ Quản lý Truyền thông tại Đài Loan. Cô từng là phóng viên thường trú của báo Tiền Phong tại Đài Bắc.

Năm 2002, cô bắt đầu tiếp cận với blog và sau đó 1 năm khi cô có cơ hội sang Đài Loan học tập và làm việc thì cô bắt đầu viết blog hằng ngày. Tại đây, cô được tiếp xúc với nguồn văn học mạng vô tận, với niềm yêu thích, khám phá và tìm tòi cô bắt đầu dịch truyện ngắn trên mạng và trở thành nhà văn, blogger nổi tiếng. Từ năm 2008 cô được nhận Thẻ phóng viên quốc tế hoạt động tại Đài Loan do Cục Tin Tức thuộc Viện Hành Chính Đài Loan cấp.

Công việc chính của Trang Hạ thường là viết văn, làm báo, phụ trách chuyên mục trên các tạp chí, viết kịch bản và quảng cáo.

Các tác phẩm của cô luôn đề cao giá trị nhân cách của người phụ nữa và đề cập đến những số phận phụ nữ bất hạnh nên luôn được độc giả hết sức đón nhận. Dẫu vậy, cô vẫn nhận được một vài ý kiến trái chiều cho rằng các tác phẩm của cô không mang tính chất nghệ thuật mà chỉ là một thứ văn học thị trường, mang tính giải trí.

Trước luồng dư luận như vậy, cô vẫn thẳng thắn đón nhận mọi ý kiến đóng góp và đứng lên bảo vệ lập trường của bản thân. Cô cho rằng mình đang hoạt động văn học một cách nghiêm túc, cố gắng đem lại những giá trị nhất định cho xã hội và chị hoàn toàn tự hào vì điều đó. Trang Hạ có nhiều năm làm báo, giữ chuyên mục tạp chí, tác giả sách, hoạt động xã hội vì quyền con người

Từ 2014, Trang Hạ là Giám đốc Thương Hiệu Công ty Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, là giảng viên các khóa đào tạo tiếp thị sáng tạo, tiếp thị nội dung, xử lý khủng hoảng, truyền thông doanh nghiệp tại Elite PR School, Học viện Nội Dung Orion Media, giảng viên các khoá đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp, các khoá dành cho Các giám đốc chi nhánh Vietcombank năm 2016-2018

Từ 2019, Trang Hạ là chuyên viên Thẩm định các dự án nước ngoài xin tài trợ từ Bộ Văn Hoá Đài Loan, Cục xuất bản Đài Loan.

Bên cạnh sự thành công với công việc viết blog và dịch truyện ngắn Trung Quốc, cô cũng đã giành được một số giải thưởng lớn trong sự nghiệp viết lách của mình:

  • Hương Đầu Mùa năm 1993 của báo Hoa Học Trò
  • Văn học tuổi Hai Mươi năm 1995 của báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ với tập truyện ngắn "Tình khúc"
  • Tác phẩm tuổi xanh năm 1998 của báo Tiền Phong tổ chức
  • Cuộc vận động sáng tác văn học cho thanh niên năm 2004 của Hội nhà văn và Nhà xuất bản Thanh Niên
  • Tặng thưởng Văn học cho tuổi trẻ năm 2004 với tập truyện "Những đống lửa trên vịnh Tây Tử"
  • Một trong 10 tác giả có Sách được bạn đọc yêu thích và bình chọn năm 2012 của Fahasa.
  • Một trong 10 nhà văn được yêu thích năm 2015 của Tiki Award.
  • Đại sứ chiến dịch bình đẳng giới "He For She" của UN Woman tại Việt Nam 2015
  • Được bầu chọn trong danh sách "50 Phụ nữ ảnh hưởng xã hội tại Việt Nam 2017" [Vietnam's Most Influential Women] của tạp chí Forbes Việt Nam
  • Là vận động viên đầu tiên người Việt Nam hoàn thành giải Boston Marathon năm 2018

Với sự lãng mạn, tình cảm chứa đầy ẩn ý, thâm tình đặc trưng của lối viết văn Trung Quốc, cùng với vốn từ ngữ phong phú và từ vựng vững chắc, Trang Hạ đã hết sức thành công trong việc chuyển tải ý nghĩa câu chuyện Trung Quốc. Các tác phẩm của cô được độc giả hết sức đón nhận, đặc biệt là phụ nữ trẻ.

Các tác phẩm đã xuất bản:

  • "Xin lỗi, em chỉ là.."[2] - Nhà hát Hòa Bình TPHCM năm 2010
  • Tập truyện ngắn "Tình khúc" [3]– Nhà xuất bản Trẻ 1995, tái bản năm 2014
  • Tập truyện ngắn "Những đống lửa bên vịnh Tây Tử" – Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2007
  • Tiểu thuyết "Chuyện kể dưới ngọn đèn đường" – Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2010
  • Tập tản văn "Đàn bà ba mươi" – Nhà xuất bản Văn Học năm 2010, tái bản nhiều lần.
  • Tập tản văn "Đàn ông không đọc Trang Hạ" – Nhà xuất bản Văn Học năm 2012, tái bản năm 2013
  • Tập tản văn "Rãnh ngực và tiệc đêm" – Nhà xuất bản Thời Đại năm 2012
  • Ebook tập truyện ngắn "Người đàn ông quỳ cuối giường" năm 2011, truyện dài "Làng trong phố" năm 2011.

Các tác phẩm đã dịch:

  • Tập tản văn "Tình nhân không bao giờ đòi cưới" - Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2014, tái bản nhiều lần.
  • Tập tản văn "Đàn bà 30" - Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2015
  • "Nàng Hằng Nga" [2 tập] – Nhà xuất bản Trẻ năm 2000
  • "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" – Nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2007, tái bản nhiều lần.
  • "Mẹ điên" – Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2008, tái bản nhiều lần.
  • "Lỡ tay chạm ngực con gái" – Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2009, tái bản năm 2012
  • "Sợi dây tình yêu" – Nhà xuất bản Thời Đại năm 2012
  • Ebook "Nghèo đói là trường đại học lớn nhất" năm 2014, bản chữ nổi Braille năm 2014.

Trang Hạ đã kết hôn và có ba con.[cần dẫn nguồn]

  1. ^ “NV Trang Hạ”.
  2. ^ “Gặp người dịch 'Xin lỗi, em chỉ là con đĩ'”.
  3. ^ “Tình khúc”.

4. Danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2017

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trang_Hạ_[nhà_văn]&oldid=67894666”

Trang Hạ: Thà chồng ngoại tình còn hơn "bóc bánh"

Mai Loan

07:27 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Hai, 2012

“Nếu có một thói xấu nào của đàn ông trong hôn nhân khiến tôi tha thứ được, thì đó chính là ngoại tình. Với tôi, thà chồng ngoại tình còn hơn việc anh ta "chơi" gái, bóc bánh trả tiền” - nhà văn Trang Hạ chia sẻ.

Tình yêu không phải bùa hộ mệnh

Trong hôn nhân, có phải Trang Hạ cũng bị va đập, vỡ mộng từ “Yêu” tới “Chung sống”?

Tôi nghĩ ngược lại, hôn nhân giúp ta phát hiện ra nhiều điều bền chặt và vững vàng hơn. Mà nếu chỉ yêu thôi, ta cứ nghĩ tình yêu có thể đạp đổ được tất cả những điều ấy. Ví dụ như môn đăng hộ đối, sự hài hòa về quan điểm sống.

Và hôn nhân làm một số điều khác thực sự có giá trị hơn. Ví dụ như, yêu vì người kia thỏa mãn cái tôi của mình, nhưng lấy được họ rồi, mới thấy cái tôi chính là thứ cản trở hòa hợp. Yêu vì được yêu, cưới vì muốn bên nhau mãi, nhưng sống với nhau rồi, lại phát hiện ra rằng duy trì được “khoảng trời riêng” mới là tiền đề của hạnh phúc.

“Khoảng trời riêng”mà chị nói có bao gồm cả những giây phút “ngoài vợ, ngoài chồng” không?

Nếu có một thói xấu nào của đàn ông ở trong hôn nhân khiến tôi tha thứ được, thì có thể là ngoại tình. Với tôi, thà chồng ngoại tình còn hơn việc anh ta “chơi” gái, “bóc bánh trả tiền”.

Đơn thuần là “trả tiền, bóc bánh” thì phải dễ bỏ qua hơn chứ?

Nhiều người vợ đô thị cũng nghĩ giống bạn. Nhưng bạn nên nhớ rằng, nếu như người đàn ông của bạn coi thường những người phụ nữ ngoài đường, như việc anh ta sẵn sàng trả tiền để được lên giường với một ai đó, thì bạn đừng nghĩ mình là ngoại lệ được tôn trọng. Thà anh ấy lừa dối mình nhưng biết yêu thương, tử tế với một người phụ nữ khác thì còn dễ chấp nhận hơn là sự đánh đổi bởi một sự coi thường khác.

Nhưng điều đó bao hàm nguy cơ sẽ mất luôn người đàn ông của mình. Việc anh ta có “tử tế” hay không đâu còn quan trọng nữa?

Tôi thì nghĩ, một người đàn ông ngoại tình có thể tôi còn quyến rũ anh ta trở lại với tôi được. Còn một người đàn ông trả tiền để “chơi” gái thì tôi không bao giờ yêu lại được. Vì tin rằng, anh ta cũng trả tiền để bao vợ, chỉ là theo cách khác mà thôi. Tôi xứng đáng với một người đàn ông tử tế hơn.

Điều nhỏ nhặt làm nên hạnh phúc

Thế theo chị, tấm bùa hạnh phúc nằm ở đâu?

Điều duy nhất mang lại hạnh phúc là sự hài hòa, cân bằng. Người ta lấy làm chồng có thể không phải là người ta yêu nhất, cũng không phải là người yêu ta nhất, mà là người tới đúng thời điểm nhất. Thời điểm cả hai sẵn sàng bước vào cuộc hôn nhân. Sẵn sàng chấp nhận điều chỉnh mình cho cuộc sống chung.

Nhưng gốc rễ để có sự điều chỉnh đó là gì, nếu như không phải là tình yêu, là ước muốn đem đến cho nhau hạnh phúc?

Không phải hôn nhân là một quá trình thỏa hiệp lâu dài sao? Mà trong đó, chúng ta thay đổi để sống lâu dài hơn nữa với những ràng buộc và trách nhiệm? Điều quan trọng nhất là, trong tất cả những quá trình đó, chúng ta đều hạnh phúc và tự do. Chúng ta đều tự nguyện, lựa chọn, đều trưởng thành, đạt được những thành tựu mới mà nếu như không cưới nhau và chung sống, sẽ chẳng hề có. Tình yêu có một phần trong đó nhưng không phải là tất cả.

Không phải thay đổi được một người đàn ông là việc khó khăn nhất hay sao? Ở chừng mực nào đó tôi thấy là sự chấp nhận chứ không phải thỏa hiệp. Như việc ngoại tình. Như việc chúng ta đầu tắt mặt tối trong khi chồng bù khú với bạn bè hay giải trí đâu đó

Tôi cho rằng, đó là do cách của mỗi bà vợ khác nhau mà thôi. Một ngày chúng ta đều có 24 giờ, chúng ta cũng có những nhu cầu nhỏ nhặt mong được chiều chuộng y như anh ấy. Vậy mà bạn tự nhận lấy những thứ lặt vặt như là bổn phận vô điều kiện ở một người vợ.

Bạn đã khiến người đàn ông sống bên cạnh bạn đánh mất thói quen rằng, bạn rất cần đến đôi bàn tay và sự chia sẻ của anh ấy.

Nhưng nếu chính người đàn ông không muốn thay đổi thì sao?

Vậy sao bạn lại cưới một người đàn ông như thế?

Thiêng liêng hai chữ “bạn đời”

Vậytheo chị, làm sao để có được sự thỏa hiệp tốt nhất?

Hãy coi nhau là bạn - bạn đời. Hai chữ đó thật thiêng liêng, rưng rưng hơn tên gọi vợ - chồng, thắm thiết và sâu nặng hơn tiếng ông xã, bà xã. Sống với nhau đến mức có thể làm bạn của nhau, làm đầy và làm hạnh phúc cuộc sống của nhau, khiến người kia thấy tự do trong hôn nhân, như thể trong tình bạn, thật hiếm.

Nó cho thấy sự bình đẳng, không phân chia ngôi thứ chồng - vợ, giới tính. Chúng ta sống cùng nhau và tìm kiếm hạnh phúc khi ở cùng nhau.

Và hẳn Trang Hạ có được điều đó trong hôn nhân của mình?

Có một dạo tôi bị chỉ trích rất nặng nề vì việc “vứt” con cho chồng nuôi để tìm kiếm những gì tôi muốn có. Rồi giờ đến lượt chồng tôi lại phải chịu những chỉ trích nặng nề về việc để một mình tôi phải cáng đáng gia đình. Nhưng đó là điều chúng tôi lựa chọn. Và cảm thấy tự do, hạnh phúc với những điều đó.

Có bao giờ chị nghĩ, do chị là nhà văn, thông minh, sắc sảo, nên dễ đạt được “thỏa hiệp” hơn chăng?

[Cười] Ông xã tôi không bao giờ đọc sách Trang Hạ viết. Nhưng lại lên mạng đọc blog Trang Hạ hàng ngày. Anh ấy thấy tôi sống thật và viết cũng thật, nên không phản đối. “Độc giả chồng” thế là ổn rồi, tôi còn mong gì hơn?

Cảm ơn chị!

Trang Hạ viết văn, dịch thuật, đặc biệt là trở thành một blogger nổi tiếng với những bài viết thu hút hàng triệu lượt truy cập. Truyện dịch đáng chú ý nhất của chị là “Xin lỗi em chỉ là con đĩ” [tác giả Tào Đình] từng tạo ra cơn sốt trong giới đọc sách.

Nguồn:Bee.net.vn

LinkedInPinterestCập nhật lúc:07:33 CH @ 15/02/2012

Video liên quan

Chủ Đề