Thủy tổ của nghề yến sào Khánh Hòa là ai

Hàng năm cứ đến ngày 10/5 [Âm lịch], những người làm nghề yến khắp nơi lại tề tựu về đảo yến Hòn Nội [TP.Nha Trang, Khánh Hòa] để thắp nén nhang tri ân các bậc tiền nhân và tham dự lễ hội nghề yến mang đậm bản sắc văn hóa.

Từ năm 2011, lần đầu tiên Lễ hội Yến sào Khánh Hòa được tổ chức và trở thành một trong những chương trình hoạt động của Festival Biển Nha Trang với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú từ phần lễ đến phần hội.

ThS. Lê Hữu Hoàng- Chủ tịch HĐTV Công ty Yến sào Khánh Hòa thành kính dâng hương trước bàn thờ tổ

Ngành nghề truyền thống gần 700 năm

Nghề khai thác tổ yến tại các đảo thiên nhiên ngoài khơi ở Khánh Hòa đã có những bước thăng trầm trải qua lịch sử gần 700 năm.

Theo sử sách ghi lại, vào năm 1328, trong một chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân và chiến thuyền của họ vào đảo Hòn Tre. Đề đốc Lê Văn Đạt cùng thuộc hạ của mình phát hiện tại các hòn đảo ngoài khơi Bình Khang có rất nhiều tổ yến, ông cho thành lập đội quân bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quý này.

Các nghi thức truyền thống trong lễ giỗ tổ nghề yến được lưu giữ qua nhiều thế hệ

An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang [sinh năm 1719, hậu duệ đời thứ 21 của Lê Văn Đạt] và con gái là bà Lê Thị Huyền Trâm là những người có công kế nghiệp. Dưới thời Tây Sơn, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu... cho nhà Tây Sơn.

Ngày 10/5 năm Quý Sửu [1793], Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc và các đảo yến. Từ đó, ngày 10/5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh mẫu Lê Thị Huyền Trâm và tướng sĩ Tây Sơn tại đền thờ tổ nghề yến trên đảo Hòn Nội. Lễ hội tôn vinh những người có công đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành nghề yến sào và thực hiện nhiều nghi thức văn hóa đậm đà phong vị biển.

Phát huy truyền thống, vững bước vươn xa

Lễ hội Yến sào hằng năm là dịp để các thế hệ trong đại gia đình Yến sào Khánh Hòa ôn lại truyền thống nghề yến, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống để xây dựng ngành nghề Yến sào Khánh Hòa ngày càng phồn thịnh và phát triển bền vững; đồng thời đây cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tặng quà lưu niệm cho đại diện Chi tộc họ Lê tại địa phương

Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tạo dựng được thương hiệu uy tín trong nước và vững bước vươn ra tầm thế giới. Hiện nay với hơn 40 dòng sản phẩm cao cấp, Yến sào Khánh Hòa đã có mặt tại 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hơn 1.000 nhà phân phối, đại lý trong và ngoài nước.

Với kinh nghiệm ngành nghề truyền thống yến sào lâu đời kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP; thực hiện tiêu chuẩn xuất nhập khẩu và chất lượng sản phẩm tại Canada, tiêu chuẩn quốc tế AQIS của Cơ quan kiểm dịch Australia đến thực hiện Chứng nhận FSMA, FDA của Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu, châu Mỹ.

Công ty Yến sào Khánh Hòa khen thưởng 25 cá nhân xuất sắc tiêu biểu ngành nghề yến sào năm 2018

Song song với các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Yến sào Khánh Hòa cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững của đơn vị cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của ngành yến sào Việt Nam. Đáng chú ý là việc nghiên cứu ấp nở nhân tạo nuôi chim con, tạo nguồn giống chim con, nhân đàn di đàn chim yến để phát triển các hang đảo yến mới.

Công ty Yến Sào Khánh Hòa đã gặt hái được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý, tiêu biểu như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương lao động hạng Nhất, Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương, Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Giải vàng chất lượng quốc gia, Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, Giải thưởng doanh nghiệp lớn bậc nhất Đông Nam Á cho hạng mục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Asean Business Award, Thương hiệu uy tín Đông Nam Á,...

Những chòi canh yến trên những vách núi cheo leo giữa biển khơi là hình ảnh quen thuộc ở đảo yến bao đời nay

ThS. Lê Hữu Hoàng- Chủ tịch HĐTV Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi luôn trân trọng, phát huy giá trị lịch sử ngành nghề, tri ân công lao to lớn của Thủy tổ, Thánh mẫu và các thế hệ đi trước đã tâm huyết xây dựng ngành nghề yến sào. Tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty Yến sào Khánh Hòa phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, tư duy sáng tạo; nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh được giao. Công ty Yến sào Khánh Hòa quyết tâm xây dựng doanh nghiệp phát triển xứng danh là Đơn vị Anh hùng Lao động; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng quê hương Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp".

Tấn Tài

Giá trị của nghề yến sào bao gồm 2 yếu tố. Yếu tố vật thể của nghề yến bao gồm chim yến, tổ yến; hang, đảo yến… Còn yếu tố phi vật thể là tâm linh, lễ hội, thờ cúng… Có lẽ không có nghề nào mà yếu tố tâm linh lại được coi trọng như nghề khai thác yến sào. Nó đã trở thành một nét đặc trưng riêng cho nghề yến vùng Đông Nam Á.

Lịch sử nghề yến sào Khánh Hòa được Thủy tổ khởi nghiệp từ năm 1328, thuyền của Đề đốc nhà Trần – Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra các đảo yến. Nghề Yến sào có từ đó. Năm 1769, ông Lê Văn Quang [hậu duệ của ông Lê Văn Đạt] đình trưởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ đảo yến cho nhà Tây Sơn. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang là đại đô đốc thủy quân Tây Sơn đã có công lớn trong việc chỉ huy tướng sĩ bảo vệ, khai thác, xuất khẩu yến sào, nhiều lần đánh bại thủy quân Nguyễn Ánh. Bà đã được nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo chủ Thánh mẫu. Từ đó Đề đốc Lê Văn Đạt, bà Lê Thị Huyền Trâm, bà Chúa Đảo yến được nhân dân lập đền thờ trên các đảo.

Từ xưa, yến sào đã được coi là đặc sản vô cùng quý hiếm, được liệt vào hàng tiên dược, có tác dụng cải lão hoàn đồng, chỉ yến tiệc chốn cung đình của vua chúa mới được sử dụng. Yến làm tổ hết sức tự nhiên. Các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… cũng có yến, nhưng sản lượng cao nhất tập trung ở các đảo yến Khánh Hòa với sản lượng bình quân mỗi năm trên 2 tấn dẫn đầu cả nước. Hiện Khánh Hòa có hàng trăm hòn đảo nhưng có hơn chục hòn có yến là: Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ổ Gà, Hòn Tráo Đỏ, Hòn Nội, Hòn Ngoại. Trong đó, quần thể Hòn Nội - Hòn Ngoại nằm cách Nha Trang khoảng 15 hải lý về phía Nam, chiếm 2/3 sản lượng chung. Do tầm quan trọng của nó về nguồn tài nguyên yến sào, nên từ trước đến nay, Hòn Nội - Hòn Ngoại được coi là vùng cấm địa ít người được lui tới.

Siêu thị yến sào

Ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch hàng năm, những người làm nghề kinh doanh, khai thác yến sào tại Khánh Hòa và nhiều địa phương trong cả nước lại quy tụ về đảo yến Hòn Nội [TP Nha Trang, Khánh Hòa] cùng dâng hương giỗ tổ ngành.


Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Đắc Tài dâng hương tri ân những bậc tiền nhân tại đền thờ tổ nghề yến sào trên đảo Hòn Nội

Ngày 12.6, tại đảo yến Hòn Nội [Khánh Hòa], công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa tổ chức lễ hội yến sào 2019. Đây là lễ giỗ tổ ngành yến sào khánh Hòa được lưu truyền qua 691 năm. Gần 1.000 người là CBCNV công ty Yến sào, những người làm nghề yến, đối tác khách hàng trong và ngoài nước tham gia lễ hội.


Lễ hội yến sào được tổ chức hàng năm, quy tụ gần 1.000 người về dâng hương tại đền thờ tổ nghề yến tại đảo Hòn Nội [ Khánh Hòa].

Theo sử sách năm 1328, đề đốc thủy quân Lê Văn Đạt trong chuyến công cán phương Nam đã phát hiện các hòn đảo ngoài khơi Bình Khang [Khánh Hòa ngày nay] có rất nhiều tổ yến. Ông đã cho thành lập đội quân bảo vệ khai thác và được suy tôn là thủy tổ của nghề Yến sào Việt Nam.

Đến thời Tây Sơn an phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang và con gái Lê Thị Huyền Trâm được giao tổng quản các đảo yến trong vùng. Năm 1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền và các đảo yến đại đô đốc Lê Thị Huyền Trầm và cha đã hi sinh.

Ghi nhớ công lao của bà và các tướng sĩ Tây Sơn cứ vào ngày 10.5 hàng năm những người làm nghề yến sào tụ hội về đền thờ tổ nghề yến trên đảo Hòn Nội làm giỗ thánh mẫu Huyền Trâm và tri ân các bậc tiền nhân.


Nghi lễ dâng hương tại đền thờ tổ được được lưu giữ trăm năm qua và do các bậc cao lão trong ngành thực hiện.

Về sau ngày giỗ tổ nghề yến được Khánh Hòa gìn giữ và phát triển thành lễ hội yến sào Khánh Hòa. Năm 2011 giỗ tổ nghề khai thác yến sào chính thức được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là nghi lễ văn hoá tâm linh.

Với phần hình thức lễ thuộc về tập tục của cư dân ven biển được duy trì gồm: nghi thức rước bài vị, nghi lễ dâng hương tại đền thờ tổ, lễ cúng tống na.

Đặc biệt, người chủ tế luôn được chọn theo tiêu chí xưa đến nay phải là người am tường từng chi tiết của nghề Yến sào, được mọi người tôn kính.

Chủ tế có thể là công nhân khai thác trực tiếp ở đảo, hậu duệ của dòng họ khai thác yến sào trăm năm qua.

Lễ hội yến sào ngày nay được mở rộng thêm phần hội để những người đã và đang làm nghề yến sào trong cả nước gặp mặt, đánh giá quá trình phát triển và định hướng cho tương lai bền vững của nghề. 

Ông Lê Hữu Hoàng, chủ tịch HĐTV Công ty Yến Sào Khánh Hòa cho biết, thực hiện sứ mệnh bảo tồn và phát triển quần thể đàn chim yến từ phụ thuộc tự nhiên đến nay đơn vị đã chủ động được nguồn giống. Công trình ấp nở nhân tạo nuôi chim yến thành công tạo bước tiến quan trọng cho ngành khai thác chế biến yến sào.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn tự nhiên của chim yến. Đặc biệt hành vi xâm hại chim yến đang diễn ra gây tác hại nguy cấp đến sự an toàn của quần thể chim yến.

“Tất cả cùng chung tay thực hiện bảo vệ an toàn, tạo môi trường sinh thái ổn định cho đàn chim yến vì sự phát triển bền vững” chính là thông điệp được ông Lê Hữu Hoàng đưa ra tại lễ hội yến sào 2019.

Video liên quan

Chủ Đề