Chủ tịch quốc hội khóa xiii là ai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức. [Ảnh: Dương Giang/TTXVN]

Chiều 20/7, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV. 

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Họ và tên: VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

Tên thường gọi: Vương Đình Huệ

Ngày sinh: 15/03/1957

Quê quán: xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Ngày vào Đảng: 9/3/1984. Ngày chính thức: 9/9/1985

Trình độ được đào tạo:

- Giáo dục phổ thông: 10/10 phổ thông

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ Kinh tế

- Học vị: Tiến sỹ Kinh tế

- Học hàm: Giáo sư

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Anh C, Nga C, Tiệp Khắc D

[Đồng chí Vương Đình Huệ trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XV]

Khen thưởng:

- Hai Huân chương Lao động hạng Nhất [năm 2009, 2015]; Huân chương Lao động hạng Nhì [2005]; Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2001].

- Huân chương Isala [Độc lập] hạng Hai của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [năm 2013]; Huân chương Isala [Độc lập] hạng Nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [năm 2017].

- Nhà giáo ưu tú [năm 1988]; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng [năm 2014].

Chức vụ:

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII

- Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XIV [từ 31/3/2021].

- Từ tháng 4/2021, đồng chí được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Đảng đoàn Quốc hội.

- Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

- Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng [thuộc đơn vị bầu cử số 1].

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

 - Từ 1979-1985: Giảng viên Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội [nay là Học viện Tài chính].

- Từ 1986-1990: Nghiên cứu sinh tại Bratislava [Slovakia].

- Từ 1991-2001: Giảng viên, Phó Trưởng khoa, Trưởng khoa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội [nay là Học viện Tài chính].

- Từ 2001-2006: Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Từ 2006-2011: Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2013: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIII [từ 7/2011].

- Từ 12/2012-1/2016: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

- Từ 1/2016-4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

- Từ 4/2016-2/2020: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ [tháng 6/2016], Đại biểu Quốc hội khóa XIV [từ 7/2016].

- Từ 2/2020-3/2021: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

- Từ ngày 31/3/2021: Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

- Ngày 20/7/2021: Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV./.

[TTXVN/Vietnam+]




Ông Vương Đình Huệ vừa được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Ảnh: NT

Với tuyệt đối số phiếu đại biểu tán thành, Quốc hội nhất trí bầu ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Tại hội trường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội thống nhất bầu ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội - làm Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia thay bà Nguyễn Thị Kim Ngân [đã được miễn nhiệm].

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.




Số phiếu tán thành bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội.

Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua với 473/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Như vậy, 100% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Ông Vương Đình Huệ, sinh năm 1957, quê quán: xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ Kinh tế. Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội Khoá XIII, XIV.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Vương Đình Huệ công tác 22 năm ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội [nay là Học viện Tài chính] với nhiều cương vị khác nhau, từ giảng viên, Trưởng khoa Kế toán, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo. Trong khoảng thời gian này, ông có 4 năm [1986 - 1990] nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Tháng 7.2001, ông Vương Đình Huệ được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; 5 năm sau, ông làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ông là Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8.2011, đến tháng 12.2012 được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương [kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5.2013].

Ông Vương Đình Huệ giữ cương vị Phó Thủ tướng từ tháng 4.2016 đến khi Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm ngày 11.6.2020, sau khi Bộ Chính trị quyết định phân công điều động thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội [tháng 2.2020].

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội, ông Vương Đình Huệ tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội khoá XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với số phiếu tuyệt đối.

Các hình thức khen thưởng nhà nước đã được trao tặng cho ông Vương Đình Huệ:

- Nhà giáo ưu tú [năm 1988]; Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng [năm 2014];

- 2 Huân chương lao động hạng Nhất [năm 2009, 2015]; Huân chương lao động hạng nhì [2005]; Huân chương lao động hạng Ba [năm 2001];

- Huân chương Isala [Độc lập] hạng 2 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [năm 2013];

- Huy chương vì sự nghiệp Kinh tế Đảng [năm 2004]; Huy chương vì sự nghiệp Tài chính; Huy chương vì sự nghiệp công đoàn [1998]; Huy chương thế hệ trẻ [2001]; Huy chương vì sự nghiệp các Hội khoa học kỹ thuật [2003]; nhiều huy chương khác.

- Kỷ niệm vì sự nghiệp Giáo dục [1996]; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác Tổ chức xây dựng Đảng [2007]; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước [2004]; Kỷ niệm chương “Bảo vệ An ninh tổ quốc” [năm 2009] ; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Phát thanh Truyền hình Việt Nam [2009]; Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân vận [2009]; Kỷ niệm chương 65 năm Chiến thắng phát xít [Đại sứ quán Liên Bang Nga tại Việt Nam] và nhiều kỷ niệm chương, bằng khen các cấp khác.


Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Ông Vương Đình Huệ [trái]

Ông Vương Đình Huệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam ngày 30/3 trình Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.

Việt Nam: Quyền uy Bộ Chính trị trong bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Việt Nam

Quảng cáo

Theo thủ tục, Quốc hội Việt Nam vừa tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Việc giới thiệu ông Vương Đình Huệ - Bí thư Thành uỷ Hà Nội để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, không gây ngạc nhiên cho những ai theo dõi kỹ chính trị Việt Nam.

Lý do, như BBC đã đưa tin ngay tại Đại hội 13 tháng Giêng năm 2021, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã được thông báo khi đó rằng:

•Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu tái cử Tổng Bí thư

•Ông Nguyễn Xuân Phúc đề cử Chủ tịch nước

•Ông Phạm Minh Chính đề cử Thủ tướng

•Ông Vương Đình Huệ đề cử Chủ tịch Quốc hội

Từ đó đến nay, thông tin này không có gì thay đổi, tuy chưa được Đảng chính thức công khai cho toàn dân.

Ngày 31/3, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn trước khi bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch Quốc hội.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa được Đại hội 13 bầu lại, giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp

Trong hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam, Đảng Cộng sản duy trì sự lãnh đạo toàn diện với Quốc hội.

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng dùng cụm từ "Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu" để nói gọn về mối quan hệ này.

Theo chính điều lệ đảng cộng sản, bốn chức danh cao nhất là do Ban chấp hành trung ương lựa chọn, thông qua.

Cụ thể Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngoài ra, Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu 3 chức danh: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ để Quốc hội bầu.

Trên thực tế, Đảng Cộng sản, những năm qua, đã ban hành nhiều quy định để ngày càng cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội.

Quy định mới nhất hiện nay, là Quy định 105-QĐ/TW "về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 19 tháng 12 năm 2017.

Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị "quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Việt Nam sống trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Tiểu sử ông Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957 tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Ông có học hàm, học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Ông từng là giảng viên, rồi Phó trưởng khoa, Trưởng khoa Kế toán, rồi Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Kiểm toán, rồi Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tại Đại hội 12, ông được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.

Ông Vương Đình Huệ từng giữ các chức vụ cao cấp Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tháng Hai 2020, khi ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật, Bộ Chính trị đã đưa ông Huệ về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội tới nay.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

Video liên quan

Chủ Đề