Người tiến hành tố tụng hành chính là ai

Ngày hỏi:16/08/2018

Em là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp. HCM. Trong quá trình tìm hiểu về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ án hành chính, em muốn tìm hiểu giai đoạn 2010-2014, Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vụ án hành chính gồm những cơ quan nào, người nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. [0123**]

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật tố tụng hành chính 2010, Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được quy định như sau:

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a] Toà án nhân dân;

b] Viện kiểm sát nhân dân.

2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

a] Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;

b] Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.

** Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm Chánh án Toà án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức công tác giải quyết các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án;

+ Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thư ký Toà án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính;

+ Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án trước khi mở phiên toà;

+ Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà;

+ Ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính;

+ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng? Thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính? Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng?

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, trong một số trường hợp để vụ việc được xét xử một cách công khai, minh bạch và đúng người đúng tội thì việc thay đổi người tiến hành tố tụng là một trong những vấn đề quan trọng. Nó góp phần tạo nên sự khách quan cho bản án đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính và Thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý: Luật Tố tụng Hành chính 2015

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

– Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

+ Tòa án;

+  Viện kiểm sát.

+ Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:

+ Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Xem thêm: Tố tụng là gì? Quy định về các thủ tục tố tụng tại Việt Nam?

2. Thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính để vụ việc được xét xử một cách công khai, minh bạch, chính xác, đúng người đúng tội thì việc thay đổi người tiến hành tố tụng là một trong những vấn đề quan trọng. Việc này góp phần tạo sự minh bạch và sự khách quan làm cho bản án đúng người và  đúng tội. Căn cứ dựa trên Văn bản hợp nhất Tố tụng hành chính 2019 quy định:

2.1. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Khi tiến hành tố tụng hành chính vì các lí do khác nhau mà cần phải thay đổi hay từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho quá trình tố tụng được khách quan và thực hiện đúng theo thủ tục tố tụng theo quy định, theo đó  Tại Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng theo Văn bản hợp nhất luật Tố tụng hành chính 2019 quy định:

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

3. Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;

4. Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;

5. Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;

Xem thêm: Công văn 7595/VPCP-V.I năm 2018 hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành

6. Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện;

6a  Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;

7. Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện;

8. Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Như vậy, Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. các trường hợp người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định đó phải tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định về Tố Tụng hành chính, Nếu có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp như đã quy định ở trên cần được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định. Để đáp ứng được các yêu cầu trong việc giải quyết đúng đắn và mang tính khách quan các vụ việc hành chính, sự công bằng của những người tiến hành trong việc thực hiện nhiệm vụ và liên quan về quyền hạn là điều rất quan trọng. Do vậy,  pháp luật tố tụng hành chính quy định những người tiến hành tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp có thể dẫn đến sự không khách quan của họ của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

2.2. Những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi

– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng;

Xem thêm: Công văn 18/UBTVQH14-TP năm 2016 hướng dẫn thực hiện Điều 60 Luật tố tụng hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

+ Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

+ Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

2.3. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án

Mỗi người tiến hành tố tụng có những nhiệm vụ và có các quyền hạn riêng nên căn cứ thay đổi những người tiến hành tố tụng được pháp luật quy định có những điểm không giống nhau nhưng vân phải thực hiện đúng theo các Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án .Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật tố tụng hành chính 2019 như sau: Tại Điều 49. Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án quy định:

1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.

Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:

a] Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;

b] Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;

c] Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Xem thêm: Công văn 10119/VPCP-V.I năm 2018 thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành

2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.

Như vậy, việc Quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật tố tụng hành chính 2019 quy định rõ về việc trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định, Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi theo quy định. Và lưu ý quy định về thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.

3. Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng

3.1. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án

– Việc từ chối tiến hành tố tụng để đề nghị thay đổi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và Thẩm tra viên thì Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật và trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Việc từ chối tiến hành tố tụng hay đề nghị thay đổi những người được quy định tại Văn bản hợp nhất Luật Tố tụng hành chính quy định tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa

3.2. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

– Đối với Việc từ chối tiến hành tố tụng để đề nghị thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, và trong đó nêu rõ lý do, và nêu rõ các căn cứ của việc từ chối hay đề nghị thay đổi Kiểm sát viên và Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản mà trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.

– Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa với các nội dung theo quy định

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp tư vấn các nội dung về thay đổi người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hành chính và các thông tin pháp lý kèm theo khác dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề