Tại sao trẻ hay sốt về đêm

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là hiện tượng thường gặp ở con nhỏ. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để nhận biết cũng như có cách đối phó kịp thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Sốt là hiện tượng cơ thể thân nhiệt sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Việc trẻ sốt không rõ nguyên nhân sẽ khiến bố mẹ ít nhiều lo lắng vì chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Khi xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp phụ huynh chăm sóc con yêu đúng cách và nhanh khỏi bệnh hơn.

Cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể con lên đến 38.5 – 39 độ C. Lúc này, bé thường mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt và quấy khóc.

Sốt là cách cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng [vi trùng, kí sinh trùng,…]. Cũng có những trường hợp con sốt không do nhiễm trùng như sau tiêm phòng, mọc răng hoặc không rõ nguyên nhân.

Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phản ánh đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Đôi khi sốt cao không hẳn đã là bệnh bé nặng.

Tuy nhiên, khi con sốt ≥ 39 độ C, bé thường mệt mỏi, quấy khóc. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể của con sẽ có dấu hiệu co giật, tổn thương não cực kì nguy hiểm.

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

– Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.

– Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.

Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.

– Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.

– Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.

– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.

– Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

– Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.

– Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại

Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.

– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.

– Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp.

– Uống nhiều nước: giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.

– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.

Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.

Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.

– Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Thông thường, trẻ sốt về đêm không nguy hiểm và có thể tự khỏi nếu phụ huynh chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ sốt nhiều ngày, nôn mửa, tiêu chảy...

Một cơn sốt nhẹ ban ngày có thể tăng cao khi đêm xuống.

Buổi tối, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên một cách tự nhiên, do đó, một cơn sốt nhẹ vào ban ngày có thể thành sốt cao khi ngủ. Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý rằng, dù trẻ sốt về đêm hay sốt vào ban ngày thì sốt cũng không phải là một biểu hiện có hại mà nó chỉ là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe khác như:

  • Nhiễm trùng: Sốt kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động, chống lại nhiễm trùng, do đó trong nhiễm trùng, sốt là một phản ứng có lợi
  • Nhiệt độ môi trường quá nóng: Cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ của trẻ nhỏ [đặc biệt trẻ sơ sinh] còn chưa hoàn thiện, do đó, trẻ có thể bị sốt nếu môi trường bên ngoài quá nóng
  • Chủng ngừa: Sau khi chủng ngừa trẻ có thể bị sốt nhẹ
  • Mọc răng: Cũng có thể gây cho trẻ sốt nhẹ nhưng không quá 37,8oC.
Trẻ sốt về đêm có thể bị mất nước.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt về đêm?

Là một biểu hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu biết cách theo dõi và chăm sóc đúng thì sốt không quá nguy hiểm. Phụ huynh có thể giúp trẻ giảm sốt bằng một số cách dưới đây:

Mặc quần áo thoải mái

Khi phát hiện trẻ sốt về đêm, phụ huynh cần thay quần áo thoáng mát, thoải mái và đắp một chiếc chăn mỏng cho trẻ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, không quá nóng cũng không quá lạnh. 

Uống nhiều nước

Trẻ em có nguy cơ bị mất nước cao khi sốt, do đó, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước bù điện giải khi trẻ thức giấc vào ban đêm hoặc vào buổi sáng khi trẻ vừa thức dậy. 

Thuốc giảm sốt

Khi trẻ sốt về đêm, phản ứng đầu tiên của phụ huynh có thể là cho trẻ dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân thủ một số quy tắc sau đây:

  • Trẻ sốt dưới 38,9°C KHÔNG CẦN dùng thuốc, việc lạm dụng thuốc ở những trường hợp này có thể khiến bệnh của trẻ kéo dài.
  • Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng theo đúng hướng dẫn về độ tuổi hoặc cân nặng của bác sĩ trước đó.
  • Trẻ em, đặc biệt những trẻ dưới 2 tuổi, KHÔNG cho uống aspirin. Thuốc này có thể gây hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Phụ huynh cần lưu ý tình trạng sốt về đêm của trẻ để kịp thời đưa đi khám.

Trẻ sốt về đêm, khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Thông thường, tình trạng trẻ sốt về đêm có thể tự khỏi nếu phụ huynh chăm sóc đúng theo những hướng dẫn đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây cần được bác sĩ thăm khám: 

1. Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên. Đối với trẻ lớn hơn, sốt từ 39°C trở lên

2. Đã bị sốt nhiều ngày

3. Mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, lupus hoặc bệnh hồng cầu hình liềm

4. Trẻ thức giấc trong tình trạng miệng khô và dính, khóc không có nước mắt [dấu hiệu mất nước]

5. Không chịu uống nước hoặc yếu đến mức không thể uống nước

6. Đau bụng

7. Tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục

8. Đau khi đi tiểu

9. Đau họng hoặc đau tai

10. Phát ban hoặc xuất hiện các đốm màu tím tương tự như vết bầm

11. Cực kỳ khó chịu và khóc không ngừng

12. Môi, lưỡi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh hoặc tím

13. Cứng cổ, khó di chuyển

14. Thóp đầu [mỏ ác] trẻ sơ sinh phình ra hoặc lõm vào

15. Đau đầu dữ dội

16. Khó thở

17. Nghiêng người về phía trước và chảy nước dãi

18. Co giật

Cuối cùng, nếu trẻ không hề có các biểu hiện trên nhưng phụ huynh quá lo lắng khi trẻ sốt về đêm, đừng ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

TS.BS Nguyễn Hữu Châu Đức

Video liên quan

Chủ Đề