Tại sao Trung Quốc theo đuổi Zero Covid

Chính sách zero COVID-19 của Trung Quốc đánh đổi "cái giá không rẻ" về kinh tế

Hà Nội (TTXVN 8/4)
Làn sóng lây nhiễm mới dịch COVID-19 lan rộng ở Thượng Hải, khiến thành phố này phải thực hiện các quy định phong tỏa xã hội, đang dần làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Sự đình trệ mọi hoạt động của cuộc sống tại Thượng Hải đang ảnh hưởng đến một trong những cảng container bận rộn nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã quyết tâm không từ bỏ chính sách zero COVID-19 nghiêm ngặt của mình nhằm bảo vệ hệ thống y tế công trước đại dịch COVID-19, song nền kinh tế Trung Quốc đang phải trả một cái giá "không rẻ" cho điều này. 

Thượng Hải, một trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc, nơi có các công ty đa quốc gia và bến cảng hàng hóa bận rộn bậc nhất thế giới, đã bị phong tỏa gần như hoàn toàn trong một tuần sau khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ do biến thể Omicron và vẫn chưa thông báo khi nào các hạn chế sẽ được dỡ bỏ. Điều đó đã buộc nhiều công ty phải tạm dừng sản xuất và làm chậm các dự án mới.

Bettina Schoen-Behanzin, một quan chức của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, ước tính khối lượng vận chuyển hàng hóa tại cảng Thượng Hải đã giảm khoảng 40% so với tuần trước. Bà Schoen-Behanzin lưu ý mặc dù cảng Thượng Hải đang hoạt động như bình thường về mặt kỹ thuật, song công tác hậu cần vẫn phải đối mặt với những thách thức từ tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải. Theo bà Schoen-Behanzin, người dân Thượng Hải đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, lệnh phong tỏa liên tục và nỗi lo bị đưa đến các trung tâm cách ly.

Tình trạng thiếu hụt hàng hóa đang bắt đầu đeo bám nền kinh tế tiêu dùng rộng lớn của Trung Quốc, nơi các nền tảng mua sắm trực tuyến như Taobao phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc giao hàng, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu.

Tác động của tình trạng này tới các nước bên ngoài Trung Quốc có thể sớm được cảm nhận nếu lệnh phong tỏa vẫn tiếp diễn.
Cảng container tại Thượng Hải có quy mô lớn nhất thế giới, điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là cửa ngõ quan trọng cho ngoại thương của Trung Quốc. Cảng này xử lý khoảng 17% tổng lượng hàng hóa của Trung Quốc và đạt khối lượng vận chuyển 47 triệu TEU vào năm 2021.

Các nhà sản xuất Trung Quốc cho biết, việc phong tỏa xã hội, bất kể linh hoạt hoặc vì mục đích cụ thể nào, đều gây áp lực lên công việc kinh doanh của họ.

Jason Lee, người sáng lập của nhà sản xuất xe lăn Megalicht Tech, có nhà máy ở khu Puxi của Thượng Hải, đã phải đình chỉ sản xuất. Một nhà xuất khẩu quần áo có trụ sở tại Thượng Hải cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất là không thể gửi mẫu cho khách hàng.

Trong khi đó, các chuyên gia cho biết, đợt bùng phát COVID-19 mới hiện đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng có thể sớm đạt đỉnh. Các nhà kinh tế của tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) ước tính rằng, 23 thành phố đóng góp 22% GDP của Trung Quốc đã ngừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần. Chi phí của chính sách zero COVID-19 sẽ tăng lên đáng kể khi nguồn lợi giảm sút, đặc biệt là khi xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa đang diễn ra.

Nhà kinh tế trưởng Lu Ting của Nomura lưu ý, điều đó sẽ thách thức mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5% của Trung Quốc trong năm 2022.

Trong khi đó, theo nhà kinh tế Trung Quốc thuộc Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) Xu Tianchen, gián đoạn chuỗi cung ứng ngắn hạn sẽ tác động đến nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Ông nói: "Cũng sẽ có những tác động ở những nơi khác bởi có sự liên kết giữa thành phố Thượng Hải và các vùng khác của Trung Quốc, nhất là trung tâm chế tạo vùng đồng bằng sông Dương Tử". Ở cấp địa phương, Thượng Hải, vốn nổi tiếng là "điểm đến" của các tập đoàn thời trang nổi tiếng thế giới như Gucci và Louis Vuittons, đã ghi nhận chi tiêu tiêu dùng giảm. Theo ông Xu Tianchen, hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ, khách sạn và nhà hàng bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa có thể khiến GDP hàng năm của Thượng Hải trực tiếp giảm 3,7%.   Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại công ty NatWest Markets, Peiqian Liu, các dữ liệu về chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố cuối tuần trước cho thấy cả ngành chế tạo và dịch vụ của Trung Quốc trong tháng Ba đã bị ảnh hưởng nặng nề, dù chưa tính tới tác động từ lệnh phong tỏa tại Thượng Hải. Bà dự báo, tác động này sẽ gây thêm áp lực cho tăng trưởng GDP trong quý I và II năm nay của Trung Quốc. Chuyên gia Peiqian Liu cho biết Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách nới lỏng về tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định đà tăng trưởng trong nước cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu về ngắn hạn. Trong khi đó, ở Thượng Hải, một số công ty đã quyết định đóng cửa trong thời gian phong tỏa, trong khi những công ty khác trong các ngành như dịch vụ tài chính và sản xuất ô tô lại áp dụng biện pháp cho nhân viên ở và làm việc ngay tại văn phòng hoặc nhà máy. Tuy nhiên, ông Xu Tianchen cho rằng những biện pháp trên không thể duy trì lâu dài. Ông nói: "Có lo ngại cho rằng nếu các lệnh phong tỏa bị kéo dài và tình trạng gián đoạn giao thông vận tải và chuỗi cung ứng tiếp diễn, các doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận nguồn cung".

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng, các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa nếu có thêm các đợt phong tỏa, trong đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu nhiều tác động nhất.

Hiện tại, các doanh nghiệp đang thích nghi để tồn tại và ứng phó với các hạn chế. Gao Yongkang, Tổng giám đốc của công ty Qifeng Technology tại thành phố Tuyền Châu, miền Đông Trung Quốc, cho biết: “Hoạt động kinh doanh chủ chốt của chúng tôi đã giảm hơn 50%”. Công ty này đã không thể vận chuyển nguyên phụ liệu dệt may thường xuyên cho khách hàng bởi các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19 và thay vào đó đã xoay chiều để cung cấp thị trường đồ bảo hộ y tế đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong khi đó, những khách hàng không thể tiếp cận các nhà cung cấp ban đầu của họ đang tìm kiếm những nguồn cung mới.

Chia sẻ với các ngành đang gặp khó khăn, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong tuần này đã công bố việc tạm hoãn đóng phí bảo hiểm cho các lĩnh vực như phục vụ ăn uống, bán lẻ và hàng không dân dụng. Tuy nhiên, các nhóm ngành công nghiệp cho biết, việc phong tỏa hoàn toàn tại các thành phố lớn như Thượng Hải là không bền vững, đặc biệt với bối cảnh biến thể Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

Eric Zheng, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải đặt câu hỏi: Liệu chính sách zero-COVID có còn hiệu quả trong tình hình hiện tại không. Đó thực sự là một câu hỏi lớn, đặc biệt khi một quốc gia đang phải cố gắng cân bằng nhiệm vụ "kép" là phòng chống dịch bệnh và duy trì tăng trưởng kinh tế./. 

Minh Trang (Theo AFP)

Bitcoin vừa trải qua quý tồi tệ nhất thập kỷ

09:43 1/7

Riêng tháng 6, bitcoin đã giảm khoảng 39,8%, hiệu suất tệ nhất kể từ năm 2010.

Tờ South China Morning Post cho biết Trung Quốc (TQ) thời gian qua đang phải đối diện với đợt dịch COVID-19 mới cực kỳ nghiêm trọng do biến thể Omicron lây lan hàng loạt. Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có hơn 29.000 ca dương tính được phát hiện ở gần 30 tỉnh, thành nước này. Đáng lo ngại hơn, chính quyền TQ hôm 19-3 cũng đã báo cáo về hai trường hợp tử vong đầu tiên sau hơn một năm.

Tình hình dịch bùng phát mạnh còn khiến hàng chục địa phương bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần, trong đó có những TP đầu tàu như Thượng Hải hoặc Thâm Quyến; số lượng người sống trong tình trạng này cũng lên tới gần 40 triệu. Nhiều công ty phải tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng, gây sức ép lên nền kinh tế. Một số đánh giá cho biết đợt dịch này đang ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của hơn 50% dân số TQ.

Tại sao Trung Quốc theo đuổi Zero Covid

Nhân viên y tế tại một khu vực bị phong tỏa thuộc TP Thượng Hải, Trung Quốc ngày 15-3. Ảnh: AFP

Trong bối cảnh như vậy, giới lãnh đạo Bắc Kinh trong các phiên họp gần đây đã hối thúc chính quyền các địa phương thực hiện những biện pháp hiệu quả hơn nhằm cân bằng kết quả chống dịch với phát triển kinh tế, chuyển từ chiến lược “zero COVID” được áp dụng hai năm qua sang chiến lược “zero COVID” năng động mới.

Từ “zero COVID” thành “zero COVID” năng động

Theo hãng tin Bloomberg, “zero COVID” năng động hiện được xem là kim chỉ nam mới nhất cho công tác phòng chống dịch ở TQ và có thể hiểu đơn giản là các địa phương có nhiều tự do hơn trong điều chỉnh cách thức làm sao cho phù hợp, linh hoạt theo tình hình dịch và đặc điểm vùng.

Đây là khái niệm được đề cập lần đầu vào khoảng cuối năm ngoái, khi từ thời điểm đó đến nay TQ liên tục có các đợt bùng phát ca nhiễm mới ở một số địa phương.

Bloomberg dẫn lời một số chuyên gia TQ chia sẻ “zero COVID” năng động mới khác chiến lược cũ ở chỗ là nước này không còn quá tập trung vào mục tiêu đưa số F0 về 0 như trước, bởi giới lãnh đạo TQ đã chấp nhận rằng không thể đảm bảo một đợt dịch sau khi xử lý xong sẽ không còn rủi ro tái bùng phát. Đối sách hiện tại là khi phát hiện ca nhiễm mới ở đâu thì nhanh chóng hành động để cô lập chuỗi lây nhiễm trong thời gian tối thiểu để không lan thêm sang những nơi khác.

“Giới chuyên gia và lãnh đạo TQ cho rằng “zero COVID” năng động mới là kết quả từ đúc kết kinh nghiệm chống dịch thời gian qua và hiện nó là sự lựa chọn tốt nhất để đảm bảo cân bằng mục tiêu chống dịch lẫn phát triển kinh tế” - Bloomberg nhấn mạnh.

Xuất hiện nhiều thay đổi tích cực

Tờ The Economist nhận định hiện việc theo đuổi chiến lược “zero-COVID” năng động mới đang thúc đẩy những điều chỉnh tích cực trong chính sách phòng chống dịch của TQ theo hướng gần với xu hướng của thế giới hơn. Theo nội dung của tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và chữa trị COVID-19” phiên bản thứ chín do NHC công bố tuần trước, những thay đổi này tập trung ở các phần tiêu chí chẩn đoán, tiếp nhận, dỡ bỏ cách ly và xuất viện, cũng như theo dõi sức khỏe sau khi xuất viện của người bệnh.

Cụ thể, các ca F0 sau khi phát hiện không bắt buộc phải nhập viện điều trị mà chỉ cần tham gia cách ly tập trung có quản lý. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh chỉ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà bảy ngày, thay vì phải tiếp tục cách ly tập trung và theo dõi sức khỏe 14 ngày. Cách làm này không chỉ rút ngắn thời gian, mà còn cho thấy sự kéo giảm cường độ giám sát đối với F0.

Cùng với việc cho phép người dân tự xét nghiệm bằng các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà, tài liệu cũng giảm thời gian phong tỏa vùng phát hiện ca nhiễm từ 14 hay 21 ngày như trước xuống chỉ còn bảy ngày. Đây được cho là một trong những thay đổi quan trọng nhất nhằm giúp giảm đáng kể áp lực nguồn lực cho các cơ sở y tế và tránh được tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với cuộc sống của người dân.

Một số thay đổi khác không được đề cập trong tài liệu nhưng có thể tìm thấy ở các hành động khác của chính quyền TQ. Đơn cử, TQ vừa chính thức tiếp nhận lô thuốc hơn 21.000 hộp thuốc đặc trị COVID-19 Paxlovid do hãng dược Mỹ Pfizer sản xuất. Đây là loại thuốc nước ngoài duy nhất được phê duyệt ở TQ tính đến thời điểm hiện tại và cho thấy quyết tâm tăng nguồn thuốc đặc trị dự trữ của nước này. Năm hãng dược TQ trong tháng này cũng đã được Bắc Kinh bật đèn xanh để sản xuất phiên bản generic giá rẻ của loại thuốc trên.

Giới phân tích nhận định: Với những tín hiệu nói chung, TQ thông qua “zero COVID” năng động mới sẽ tìm được sự cân bằng tốt hơn giữa mục tiêu phòng chống dịch và phát triển kinh tế, thậm chí dần chuyển trọng tâm sang giảm thiểu tác động của dịch bệnh lên phát triển kinh tế - xã hội.•

Trao đổi với Đài Truyền hình trung ương TQ ngày 21-3, trưởng nhóm chuyên gia ứng phó COVID-19 thuộc Ủy ban Y tế quốc gia TQ (NHC) Liang Wannian khẳng định tình hình dịch ở TQ hiện nay khiến việc xem COVID-19 như bệnh đặc hữu giống cúm mùa trở nên bất khả thi. Ông khẳng định tỉ lệ bệnh nặng đang giảm xuống nhưng với tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron, tỉ lệ nhiễm bệnh vẫn có thể tăng vọt trong thời gian ngắn, kéo theo số ca nặng và tử vong cao trở lại.

Trung Quốc chưa thể mở cửa với thế giới

Một câu hỏi được đặt ra là nếu đã chọn nới lỏng như vậy qua “zero COVID” năng động mới thì tại sao TQ không mạnh dạn mở cửa và thả lỏng mạnh tay hơn nữa như phần còn lại của thế giới đang làm.

Giới chuyên gia TQ cho rằng điều này đến nay vẫn chưa thực sự đúng thời điểm, bởi hệ thống y tế nước này vẫn còn hiện hữu một số hạn chế nhất định tại một số chỗ và việc mở cửa nóng vội lúc này có thể sẽ là thảm họa, đẩy số ca nhiễm COVID-19 lên mức kỷ lục.

Trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia Zeng Guang, thành viên của tổ cố vấn cấp cao thuộc Ủy ban Y tế quốc gia TQ (NHC), một vấn đề khác là trước khi nới lỏng thêm dần các biện pháp chống dịch khác, TQ cần nỗ lực giải quyết hai thách thức lớn: (1) Mức độ miễn dịch của vaccine giảm dần theo thời gian sau khi tiêm ngừa; (2) Tỉ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi TQ đang rất thấp.

Số liệu thống kê của NHC cho thấy tính đến nay đã có hơn 1,2 tỉ người - tương đương khoảng 88% dân số TQ đã được tiêm đủ hai liều tiêu chuẩn và gần 645 triệu người đã được tiêm liều tăng cường. Tuy nhiên, khoảng 52 triệu trong tổng số 264 triệu người từ 60 tuổi trở lên ở TQ vẫn chưa hoàn thành hai liều tiêm ngừa và hầu hết trong số họ đều trên 80 tuổi. Hiện chỉ mới có 50,7% người trên 80 tuổi được tiêm đủ liều và 19,7% người được tiêm liều tăng cường.

Đồng quan điểm, ông Zhang Wenhong, Trưởng Khoa truyền nhiễm BV Hoa Sơn thuộc ĐH Phục Đán Thượng Hải, cũng cho rằng trong thời điểm hiện tại, để có thể chống dịch hiệu quả, TQ cần củng cố hơn nữa ba mũi nhọn là tiêm vaccine đầy đủ, dự trữ thuốc đặc trị COVID-19 hiệu quả và đảm bảo các nguồn y tế dự phòng dồi dào.