Tại sao tử cấm thành không có cây

Tử Cấm Thành hay Cố Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc hiện tại được coi là khu phức hợp cung điện có quy mô bậc nhất thế giới vẫn còn tồn tại. Đây là nơi sinh sống của các Hoàng đế triều đại nhà Minh và nhà Thanh cho đến khi chế độ phong kiến sụp đổ. Tổng diện tích của Tử Cấm Thành lên tới 720.000 m2 với kiến trúc bề thế, nguy nga thể hiện sự xa hoa của vua chúa xưa. Ước tính, trong cung điện có 9.999 căn phòng và muốn tham quan hết Cố Cung, người ta phải mất nhiều ngày mới đi hết.

Thế nhưng, rộng lớn mênh mông là vậy nhưng nhiều du khách tham quan Tử Cấm Thành lại nhận ra một điều lạ, đó là ở đây không có bóng cây xanh. Thực chất, trong cung điện vẫn được trồng cây nhưng ở 3 đại sảnh quan trọng nhấtsảnh Thái Hòa, sảnh Trung Hòa và sảnh Bảo Hòa thì tuyệt đối không được trồng bất kỳ cây xanh nào. Khu vực trung tâm này chiếm khoảng 1/10 diện tích cả Tử Cấm Thành và là những đại điện quan trọng nhất của toàn cung điện.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Để lý giải cho điều này, các nhà sử học đã đưa ra phân tích rất thú vị. Từ 400 năm trước, tiền nhân đã lựa chọn không trồng cây trong trung tâm Tử Cấm Thành, bất chấp những lợi ích tạo bóng râm, điều hòa nhiệt độ của nó. Nguyên nhân thì không chỉ có một mà có tới 4 lý do chính sau:

Tạo không gian uy quyền, tôn nghiêm

3 đại sảnh trung tâm Cố Cung thuộc khu vực Tiền triều, là nơi Hoàng đế làm việc. Đây là địa điểm nhà vua thiết triều mỗi ngày,tổ chức các nghi lễ và thực thi quyền lực. Vậy nên không gian cung điện cần phải thể hiện uy quyền tối cao và là biểu tượng của quyền lực. Thời bấy giờ, Hoàng đế được coi là thiên tử nên không một vật nào được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh.

Khi bước chân qua cánh cổng từ Thiên An Môn đi vào, không gian Tử Cấm Thành không một bóng cây sẽ giúp tạo không khí trang nghiêm hơn nhiều. Khi nhìn vào, mọi người sẽ chỉ bị choáng ngợp bởi những mái nhà cung điện nguy nga, cao sừng sững. Cây xanh còn thu hút chim chóc nên càng làm mất đi vẻ tôn nghiêm, thiếu sự tôn trọng với Hoàng đế.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Khu vực đại điện vắng bóng sắc xanh của cây cối

Phòng tránh hỏa hoạn

Tử Cấm Thành là một công trình bằng gỗ khổng lồ hoàn thiện bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Chất liệu làm nhà chủ yếu đều là gỗ và gạch ngói. Thêm vào đó, Bắc Kinh vốn là thành phố ở phương bắc có khí hậu rất khô. Nếu trồng cây ở 3 sảnh lớn trong Tử Cấm Thành, khi có giông bão nguy cơ xảy ra hỏa hoạn sẽ tăng cao do cây xanh có thể hút sét. Với cung điện toàn từ gỗ, một khi hỏa hoạn thì lửa rất dễ lan rộng, khó khống chế. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối của Hoàng đế, việc trồng nhiều cây xanh không phải lựa chọn khôn ngoan.

Đề phòng thích khách

Việc bảo vệ an nguy của Hoàng đế luôn là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Không xây dựng những cây xanh, đặc biệt là cây cao trong cung vua là cách bảo vệ đơn giản và hữu hiệu hơn cả, lý do đơn giản vì chúng sẽ trở thành nơi ẩn náu lý tưởng cho những thích khách muốn theo dõi hoặc làm hại Hoàng đế.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Không chỉ có 1 mà có nhiều lý do khiến người xưa chọn không trồng cây ở Tử Cấm Thành

Tốt cho phong thủy

Người xưa chắc chắn cũng không thể không chuộng phong thủy khi xây dựng các công trình. Trong Ngũ Hành, vị trí của Tử Cấm Thành thuộc thổ, cây xanh thuộc mệnh mộc. Thổ và mộc vốn tương khắc, có thể mang lại vận xấu, nên 3 sảnh chính Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa không được phép có cây xanh.

Nguồn: QQ

https://kenh24.vn/vi-sao-tu-cam-thanh-rong-menh-mong-nhu-vay-nhung-lai-khong-co-cay-xanh-cau-tra-loi-tiet-lo-tham-y-sau-xa-cua-nguoi-xua-20220305124852787.chn

Với quy mô hoành tráng như vậy, nhiều người không khỏi ngạc nhiên đặt câu hỏi tại sao bên trong 3 tòa đại điện này lại không có cây xanh? Nguyên nhân đã được các chuyên gia phân tích, lý giải.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Vì sao hoàng đế nhà Thanh "xóa sổ" cây xanh trong Tử Cấm Thành? Ảnh: Sohu

Đảm bảo an toàn cho Hoàng đế sau một vụ mưu sát

Tương truyền rằng khi Hoàng đế Gia Khánh của nhà Thanh nắm quyền, tình hình trong nước không ổn định. Lý Thanh, thủ lĩnh của Thiên Lý giáo, một nhánh của giáo phái Bạch Liên, đã dẫn hơn 200 người cải trang thành thương nhân để đột nhập vào Tử Cấm Thành nhằm hành thích vua Gia Khánh.

Được sự tiếp tay của một số hoạn quan, nhóm thích khách chia làm hai nhánh, tiến vào từ cổng Tây Hoa và Đông Hoa nhưng chỉ 50 người lọt vào cổng Tây Hoa. Bị đánh bất ngờ, thị vệ hoàng cung không kịp trở tay, tháo chạy tới cổng Long Tông. Quân nổi loạn áp sát cung Càn Thanh, nơi ở của hoàng đế nhà Thanh khi ấy là Gia Khánh.

Thế nhưng do phát hiện hàng cây cao ở bên ngoài tường nên nhóm người Thiên Lý giáo đã chặt cây lớn bên bức tường thành và đốt sáng như một tín hiệu. Hoàng đế Gia Khánh vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy bên ngoài ngọn lửa bùng lên bầu trời. Mặc dù cuộc nổi dậy đã bị dập tắt sau đó, nhưng để tránh những sự việc tương tự xảy ra lần nữa, Hoàng đế đã ra lệnh chặt hết toàn bộ cây xanh ở khu vực của ba đại điện trong Tử Cấm Thành nhằm tránh bị thích khách lợi dụng.

Phòng ngừa hỏa hoạn

Hầu hết các căn phòng ở Tử Cấm Thành đều làm từ gỗ và gạch ngói. Bắc Kinh vốn là thành phố ở phương bắc, nơi có khí hậu rất khô. Nếu trồng cây ở 3 sảnh trong Tử Cấm Thành, khi có giông bão dễ gây ra hỏa hoạn do cây xanh có thể hút sét. Điều này khiến lửa lan rộng, khó khống chế.

Thời xưa, hỏa hoạn là vấn đề rất nghiêm trọng vì không có các phương tiện chữa cháy hiện đại. Tử Cấm Thành rộng lớn, nếu chỉ dùng những xô nước nhỏ để cứu hỏa thì rất khó. Cũng bởi lý do này, ở 3 sảnh điện chính được thiết kế rất nhiều bể chứa nước để dập lửa.

Yếu tố ngũ hành trong phong thủy

Trong Ngũ Hành, Tử Cấm Thành được coi là thuộc mệnh Kim, còn cây thuộc mệnh Mộc tương khắc với nhau, nên cây không được phép mọc tại ba cung điện chính. Kim và mộc vốn tương khắc có thể mang lại vận xấu, nên 3 sảnh chính Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa không được phép có cây xanh.

PV (Theo Công lý & xã hội)

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng vào triều đại nhà Minh. Đây là một trong những cung điện lớn nhất thế giới và cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc. Được biết đến làtinh hoa của kiến trúc cung điện cổ đại, Tử Cấm Thành tọa lạc ngay giữa trụctrung tâm của Bắc Kinh sầm uất.

Tổng diện tích của Tử Cấm Thành là 150.000 mét vuông với hơn 70 cung điện lớn nhỏ cùng hơn 9.000 ngôi nhà. Công trình này có 3 đại điện lớn chính là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa, với diện tích 720.000 mét vuông.

Tuy nhiên, khu vực Tam Đại Điện của Tử Cấm Thành dù rộng lớn như thế nhưng lại không hề có một bóng cây nào. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người, đặc biệt là khách du lịch khi có dịp ghé thăm vô cùng thắc mắc.

Vậy, lý do khiếnTam Đại Điện Tử Cấm Thành không có một bóng cây là gì?

Tôn lên vẻ uy nghi của triều đình

Tử Cấm Thành là nơi hoảng đế tổ chức các nghi lễ và thực thi quyền lực, cũng là nơi thể hiện uy quyền tối cao và là biểu tượng của quyền lực. Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, Hoàng đế được coi là con trời, do đó, không một vật nào được phép cao hơn điện Thái Hòa, bao gồm cả cây xanh.

Bên cạnh đó, khi bước vào Tam Điện từ cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn mênh mông không một bóng cây sẽ khiến bầu không khí trở nên nghiêm nghị hơn rất nhiều. Khi các quan viên đi trên con đường này sẽ chỉ nhìn thấy những mái nhà cao sừng sững, sinh ra áp lực và cảm giác sợ hãi, từ đó sẽ một lòng tôn thờ Hoàng đế.

Ngoài ra, nếu trồng cây xanh sẽ thu hút nhiều chim chóc và các loại động vật khác tới, làm mất vẻ tôn nghiêm của triều đình.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Bảo vệ an toàn cho Thiên tử

Là người đứng đầu đất nước nên xung quanh Hoàng đế luôn tiềm ẩn các mối nguy hiểm. Do đó, việc đảm bảo an nguy của vua là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tất cả sinh hoạt hàng ngày của Hoàng đế đều phải được kiểm tra và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Việc không trồng cây trong Tam điện cũng là cách bảo vệ vua, bởi cây cối sẽ trở thành nơi ẩn náu cho những kẻ thích khách muốn theo dõi hoặc ám sát vua.

Đề phòng hỏa hoạn

Hoàng cung là nơi có nhiều nhà gỗ, hầu hết công trình kiến trúc đều do gỗ tạo thành nên hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, khả năng chữa cháy thời đó còn hạn chế, nếu cháy sẽ gây nguy hiểm tính mạng, phá hủy nhiều tài sản.

Tại sao tử cấm thành không có cây

Do đó, việc trong cung có nhiều cây cũng sẽ gây hỏa hoạn lớn, trong khi đó việc trữ nước trong cung chỉ có thể dập lửa chứ không thể phòng ngừa hỏa hoạn. Bởi vậy, việc hạn chế trồng cây trong cung cũng coi là cách hữu hiệu để phòng cháy.

Yếu tố phong thủy

Các điện trong Tử Cấm Thành không chỉ được bố trí đối xứng,dọc theo trục nam, bắc mà còn đượcthiết kế tuân thủ theo thuyết âm dương ngũ hành. Thời nhà Minh, Tam Đại Điện nằm ở trung tâm Tử Cấm Thành nên được coi là thổ. Nếu dùnghoàng thổ (đất sét vàng) để xây dựng điện thì sẽ gây ra lụt lội, bùn sình sau các trận mưa.

Do đó, các kiến trúc sư đã thiết kế 3 khoảng sân để tạo thành 1 chữ 'thổ', tượng trưng cho đất ở trung tâm. Luật ngũ hành có ghi, mộc sẽ khắc thổ, đem lại vận xấu nên ở Tam Đại Điện sẽ không trồng cây xanh.

Tiểu Long (Theo Doanh Nhân Việt Nam)