Tại sao vợ chồng suốt ngày cãi nhau

Tôi và vợ yêu nhau từ thời cả hai cùng là sinh viên tại Hà Nội. Chúng tôi quen biết nhau khi cùng ở chung xóm trọ, yêu được hơn 4 năm thì xin gia đình 2 bên cưới. Chúng tôi chưa từng sống thử. Trong khoảng thời gian yêu có khá nhiều lần cãi vã nhưng không lần nào quá nghiêm trọng vì có lẽ cả hai người còn có tính trẻ con. Tôi là người sống nội tâm, vui tính, hay cười với mọi người và ít khi chia sẻ nỗi buồn cùng ai, kể cả vợ. Vợ tôi khi yêu là người hiền lành và ngoan ngoãn, lễ phép, biết ăn nói.

Sau khi làm đám cưới, chúng tôi ở với nhau khoảng 2 tháng thì nảy sinh cãi vã. Tất nhiên là vợ về làm dâu tôi cũng hiểu và quan tâm chia sẻ suy nghĩ của cô ấy, luôn nhường nhịn và chiều vợ. Khi yêu, những lần cãi nhau tôi luôn là người nín nhịn, chủ động làm hoà. Về làm dâu, vợ tôi cũng như nhiều chị em phụ nữ khó tránh khỏi chuyện không hài lòng giữa mẹ chồng nàng dâu. Vợ chê mẹ và kể với tôi, mẹ cũng có điều không hài lòng về cô ấy, cũng nói lại với tôi. Tôi nhắc nhở vợ thay đổi những cái mẹ nhắc nhưng cô ấy thường xuyên tỏ ra không hài lòng và kiếm cơ rồi xin về quê ngoại chơi vài ngày.

Nhà chúng tôi cách nhau khoảng 100km. Hai tháng sau cưới vợ chồng tôi có tin vui. Vợ mang thaitạm thời chưa xin việc được ở quê chồng nên tôi cũng cho về ngoại, rồi vì lý do đó cô ấy cứ ở nhà đẻ mà không chịu về cho đến khi sinh em bé. Vợ sinh,gia đình tôi chăm cơm nước từ ở viện đến về nhà, cơm bưng nước rót ở phòng. Cái đó không có gì đáng nói nếu như vợ không nói câu: "Tôi chưa phải nhờ ai cái gì" khi vợ chồng bất hòa. Con ra đời chưa đầy một tháng, chúng tôi cãi nhau và vợ nằng nặc đòi về ngoại mà không được sự đồng ý của phía gia đình nhà chồng. Vợ tự gọi xe ở quê ngoại lên đón về, rồi trước tết 8 ngày vợ mới cho con về nhà tôi ở đến rằm tháng riêng. Hôm đó mẹ tôi ăn tối xong vào phòng thấy vợ đang ru con ngủ, mẹ ngó vào thằng cu và hỏi chưa ngủ à. Trẻ con gắt ngủ cũng khá khó dỗ nên vợ tôi nổi cáu và to tiếng với mẹ, tôi ở trong phòng nói vợ đừng như vậy, vợ còn quát lại tôi.

Tôi quá bất bình và không kiềm chế được đã tát vợ một cái. Vợ vội vàng ôm con chạy ra sân như muốn bỏ đi, tôi giữ lại và vợ nói láo thêm vài câu. Sau hôm đó cô ấy không ăn cơm cùng gia đình và tự gọi xe về quê ngay ngày hôm sau mà tôi không biết, hôm đó tôi bỏ làm giữa ca để về ngăn không cho mẹ con cô ấy về, trừ khi vợ để con lại. Bà ngoại dưới kia cứ gọi điện bảo tôi cho mẹ con nó về nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Vợ bỏ ăn ngày hôm đó cho đến hôm sau bà ngoại lên xin đón về và dạy bảo lại cô ấy.

Tính đến bây giờ là hơn 2 tháng rồi, tôi rất căng thẳng về chuyện gia đình. Ngồi viết lại chuyện này, tôi mong quý độc giả cho tôi ý kiến để giải quyết mâu thuẫn gia đình, tất nhiên là tôi không nghĩ đến chuyện ly hôn vì thương con. Vợ chồng tôi nói chuyện cũng không mấy mặn nồng nữa, tôi vẫn xưng hô vợ chồng nhưng vợ tôi lúc thì nói bâng quơ, lúc thì xưng "tôi anh".

Dũng

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trong đời sống hôn nhân, chuyện Vợ chồng cãi nhau là điều chắc chắn sẽ xảy ra và không thể nào tránh khỏi. Nhưng nếu biết cách kiểm soát và lý trí, thì việc cãi nhau cũng không hoàn toàn là xấu. Những lúc này mới là lúc hai vợ chồng học cách nhường nhịn, khoan dung để thấu hiểu và yêu thương nhau, để cùng nhau tìm ra cách giải quyết phù hợp. Để tránh những rạn nứt không đáng có, khi cãi nhau cần lưu ý 10 vấn đề sau.

01. Đừng cãi nhau trước mặt người ngoài

Trong cuộc sống vợ chồng khó tránh được xung đột, nhưng phải chú ý đừng cãi nhau trước mặt người ngoài. Có những vấn đề nếu cãi nhau trước mặt nhiều người, không chỉ không thể giải quyết được, mà ngược lại còn “thêm dầu vào lửa”. Đôi bên đều muốn giữ sĩ diện, nếu cãi nhau trước mặt người khác đều không muốn tỏ ra yếu thế, rồi sẽ dẫn đến kết cục khó mà dàn xếp được.

Vì vậy trước mặt bạn bè và người thân, hãy giữ thể diện cho vợ/chồng mình. Thái độ của bạn với vợ/chồng quyết định mức độ tôn trọng của họ dành cho bạn. Nếu bạn không để tâm đến anh/cô ấy, người khác sẽ xem thường họ. Tục ngữ có câu “Một bàn tay vỗ không thành tiếng”, hạnh phúc không thể được vun đắp bởi chỉ một người, đôi bên phải biết nhận sai, khoan dung và tha thứ cho nhau.

02. Đừng cãi nhau trước mặt con cái

Để con cái nhìn thấy cha mẹ cãi nhau, nhẹ thì sẽ gây ám ảnh, đè nặng lên tâm hồn của trẻ – nặng thì ảnh hưởng đến học tập, thái độ đối với hôn nhân khi trẻ trưởng thành, thậm chí là cảm giác an toàn của trẻ và không thể thay thế bằng bất cứ đời sống vật chất nào. Nếu trẻ không thể cảm nhận được không khí và cảm giác yêu thương trong gia đình, hành vi của cha mẹ sẽ vô tình làm tổn thương đến thế hệ sau. Vì vậy, vợ chồng phải làm gương cho con cái.

03. Đừng cãi nhau khi đối phương bị ốm

Cãi nhau cũng phải “có lúc”. Khi vợ/chồng đang không khỏe, tâm trạng suy sụp hay gặp khó khăn trong công việc, nếu cãi nhau vào lúc này thì sẽ chỉ khiến mâu thuẫn giữa vợ chồng thêm sâu sắc, khiến sức khỏe của họ càng thêm trầm trọng, lâu bình phục, thậm chí chán nản nghĩ quẩn. Vợ chồng yêu thương nhau cũng chính là tự yêu thương bản thân mình.

04. Đừng nhắc lại “nợ cũ” với đối phương

Có những cặp vợ chồng thích nhắc lại “nợ cũ” khi cãi nhau, chẳng hạn như những lỗi lầm trước đây hoặc người yêu cũ của vợ/chồng, việc này sẽ tăng mức độ kịch liệt của cuộc cãi vã, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Điều này cũng là hành vi thiếu khôn ngoan nhất khi cãi nhau. Chuyện nào ra chuyện đó, đừng cứ hễ cãi nhau là lại nhắc lại những việc chẳng liên quan, vốn chỉ là một chuyện nhỏ mà kết quả lại càng cãi càng trở nên phức tạp hơn.

Vì vậy, chuyện gì qua đi hãy để nó qua đi, hãy để nó trở thành dĩ vãng, đừng nhắc lại nữa. Ai chẳng có lúc mắc sai lầm, hãy mở rộng tấm lòng và khoan dung đối với vợ/chồng của mình.

05. Đừng lôi cha mẹ và người thân của nhau vào cuộc cãi vã

Khi vợ chồng cãi nhau, đừng lôi cha mẹ và người thân của đối phương vào. Cãi nhau chứ đừng nhục mạ nhau, càng không được liên lụy đến cha mẹ của nhau. Chửi rủa người thân là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối không được phạm phải. Tôn trọng người thân của vợ/chồng mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ, bình đẳng tôn trọng cha mẹ đôi bên, đó mới gọi là tình yêu. Bạn đối xử chân thành với người thân của đối phương, họ sẽ biết ơn bạn từ tận đáy lòng. Vì vậy, vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường, đừng giữ mãi trong lòng, cũng đừng để cha mẹ biết, hãy trò chuyện và thấu hiểu nhiều hơn, ngày tháng còn rất dài, khi tức giận hãy nghĩ về những điểm tốt của đối phương.

06. Đừng đập vỡ đồ đạc khi cãi nhau

Đừng tùy tiện đập vỡ đồ đạc khi cãi nhau, vốn dĩ cãi nhau đã rất ồn rồi, lại thêm tiếng đồ đạc vỡ thì quá “kịch tính”, việc này sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm, khiến trẻ nhỏ sợ hãi. Huống hồ những thứ bị vỡ đều là tiền của chính bạn, đống lộn xộn đó cũng do bạn tự dọn, người có lý không phải là người to tiếng hơn, khi cãi nhau cũng phải “giữ phong độ”.

Nếu không nhịn được thì cứ… ném gối, đừng khiến hai trái tim đang yêu thương cũng tan vỡ theo tiếng đồ rơi chói tai. Vì vậy, vợ chồng giận dỗi là một con dao hai lưỡi, vợ chồng thật sự cần gì phải tranh cao thấp, “lùi một bước là biển rộng trời cao”.

07. Đừng nói những lời “xát muối vào tim nhau”

Khi cãi nhau thì lời nói ra thường không kiêng nể gì, cũng hay so sánh vợ/chồng mình với người khác, “Anh thấy chồng người khác giỏi giang thế, còn anh thì sao, thật là bất lực”, “Cô thấy vợ người ta hiền hậu biết bao, còn cô chẳng có gì hay ho cả!”… Những lời này sẽ chỉ phá hủy lòng tự trọng của đối phương, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, xảy ra nhiều việc đáng tiếc. Vì vậy, vợ chồng thật sự thì đừng làm tổn thương nhau.

08. Đừng dọa chết

Có những cặp vợ chồng cứ cãi nhau là hay nhắc đến “chết”.”Tôi sống còn ý nghĩa gì nữa?”,”Tôi không muốn sống nữa!”,”Tôi chết cho anh/cô xem”…, họ hay dùng “cái chết” để uy hiếp đối phương. Đây là việc làm rất thiếu khôn ngoan !

09. Đừng dùng tay đánh

Khi cãi nhau tuyệt đối phải kiểm soát tay của mình, dù đang rất giận cũng phải biết kiểm soát, một cái tát có thể sẽ hủy đi mọi tình cảm bao nhiêu năm qua, khiến đôi bên tổn thương sâu sắc. Tay đánh vào da thịt, nhưng cái tổn thương lại là tâm hồn. Vết thương trên da sẽ lành, nhưng vết sẹo trong lòng thì khó mà xóa nhòa. Vì vậy, các cặp vợ chồng phải nhớ rằng: Kích động là ma quỷ !

10. Đừng dễ dàng nói ly hôn

Hai người quen nhau, yêu nhau, đến với nhau thành một gia đình không hề dễ dàng, nên đừng bao giờ dễ dàng nói ra hai chữ “ly hôn” trong tình yêu. Đặc biệt là nói ly hôn khi cãi nhau, do kích động, khó tránh sẽ đưa ra sự lựa chọn sai lầm khiến bản thân hối hận cả đời. “ly hôn” là từ nhạy cảm nhất, rất nguy hiểm khi bất cẩn nói ra những chữ này, sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng.

Hãy nhớ rằng: “Chồng là đất, Vợ là hoa, gia đình thuận hòa cần có thiện niệm” !!!

Theo Trí Thức Trẻ
Bài Học Cuộc Sống

Thông báo chính thức: Trang tin NEWS-GLE.COM mời hợp tác đặt banner quảng cáo, bài viết quảng cáo trên website với chi phí ưu đãi. Để biết chi tiết, vui lòng gọi Hotline hoặc chat Zalo.

Xin cám ơn !

Video liên quan

Chủ Đề