Tâm lý học nhân cách của người thầy giáo

Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao [lao động]. Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

K.Dushinsk: Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò to lớn, nhưng điều chủ yếu vẫn là ở nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả.
Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để rèn luyện kỷ luật cho học sinh; thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác động vào tâm hồn của học sinh. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là lòng yêu mến học sinh, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo. Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường hay sách vở có thể thay thế được.
Nhà trường luôn luôn có những kỷ cương, kỷ luật và qui chế khen thưởng, trách phạt học sinh. Sách giáo khoa luôn có những lời hay ý đẹp trang bị cho học sinh, nhưng tất cả những thứ đó chỉ là nên tảng, là công cụ của giáo dục trong việc giáo dục nhân cách học sinh của người thầy giáo. Kỷ cương, pháp luật chỉ tạo cho học sinh có tính kỷ luật. Sách giáo khoa trang bị cho học sinh kiến thức nhưng nhân cách người thầy chính là nhân tố quyết định nhân cách của học sinh. Đó chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.
Dạy học là nghề đào tạo con người là nghề lao động nghiêm túc và vô cùng gian nan. Thầy giáo là người ươm mầm nhân cách học sinh. Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách của người thầy, cho nên nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn rất cao. Nó bao gồm kiến thức chuyên môn vững chắc và cuộc sống chân chính, nghiêm túc và phải luôn có ý thức nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho bản thân mình. Người làm công tác giảng dạy phải luôn luôn nâng cao kiến thức để truyền đạt cho học sinh.
Nhân cách của người thầy là gì? Nó gồm những gì? Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người. Như vậy có thể hiểu rằng nhân cách là mộthệ thống bao gồm phẩm chất và năng lực hay nói cách khác là cái đức và cái tài.
Trong phẩm chất của người thầy giáo, trước hết phải có năng lực chuyên môn. Đó là trình độ học vần của người thầy. Nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và sự từng trải trong cuộc sống trước những biến động của các yếu tố khách quan như trình độ khoa học kỷ thuật, môi trường sống,
Yếu tố thứ hai đóng vai trò hạt nhân trong cấu trúc phẩm chất người thầy giáo là lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ. Lý tưởng của giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách học sinh và nó biểu hiện bằng lòng say mê nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với học sinh, với công việc, tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và lối sống giản dị, chân tình. Những điều này sẽ để lại dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí người học sinh; chúng có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ không phải là cái có sẵn mà người giáo viên phải rèn luyện tích cực mới có được rồi qua đó, nhận thức của người thầy về nghề nghiệp càng được nâng cao lên, tình cảm nghề nghiệp càng tăng lên.
Yếu tố thứ ba của phẩm chất giáo viên là lòng yêu học sinh. Đó là sự yêu thương, tận tình và ân cần với học trò. Yếu tố này không có tài liệu sách vở hay kỷ cương nào có được mà duy nhật chỉ có ở người thầy. Với một nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là nhu cầu sâu sắc nhất trong con người. Có lẽ những mầm mống của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy tình người để tạo ra hạnh phúccho con người. Đó là một điều vô cùng quan trọng. Người giáo viên sẽ không có thái độ phân biệt trong cách đối xử giữa học trò thông minh và học trò chậm hiểu mà quan tâm một cách thiện ý đến học trò, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người thầy thiếu nghiêm khắc, không tạo động lực cho học sinh phấn đấu học tập. Lòng yêu học trò luôn đan lồng và gắn bó chặt chẽ với lòng yêu nghề. Có thể nói, nhà giáo chỉ yêu nghề khi còn biết yêu thương những người học trò của mình, bởi từ tình yêu thương lớn lao dành cho học trò, cho nghề nghiệp, người giáo viên mới có động lực để luôn phấn đấu, rèn luyện. Để đạt được thành tích trong công tác giáo dục, người thầy giáo phải có một phẩm chất mà đó là lòng yêu thương học trò. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành giáo viên tốt. Mối quan hệ thầy và trò đóng một vai trò quan trọng trong công việc giáo dục học sinh của thầy giáo. Nội dung, tính chất và các xử lý mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Một học sinh không thể nào tôn trọng, khâm phục hay học hỏi được gì tốt đẹp khingười thầy có những biểu hiện không đứng đắn về mặt nhân cách hay yếu kém về mặt chuyên môn. Người thầy như một tấm gương để học sinhsoi vào đó, khám phá những điều mình chưa biết và phấn đấu hoàn thiện bản thân mình. Để có thể là tấm gương sáng cho học sinh, người thầy giáo phải tích cực rèn luyện chuyên môn, phải sống đúng mực, chân tình, công bằng, khiêm tốn, phải biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu của bản thân và có những kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng cho thích hợp với các tình huống sư phạm.
Nhân cách người thầy còn thể hiện ở năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm của người giáo viên thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau mà trước hết là năng lực hiểu học sinh, khả năng hòa nhập và đứng vào vị trí của người học sinh. Một thầy giáo có năng lực hiểu học sinh khi chuẩn bị bài giảng đã tính đến trình độ học vấn của học sinh và bằng khả năng quan sát tinh tế của mình, thầy giáo sẽ biết được khả năng thẩm thấu nội dung bài giảng của nhiều đối tượng học sinh, và do vậy, khi đứng trên bục giảng, người thầy biết đặt mình vào vị trí người học, họ biết được khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt và qua đó họ sáng tạo ra những cách trình bày, những phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả nhất. Do vậy, tri thức và tầm hiểu biết của người thầy hết sức quan trọng trong việc tác động đến nhân cách học sinh. Và như thế, người thầy phải biết luôn bổ sung vào vốn kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về thực tế cuộc sống để dẫn dắt học sinh. Trong năng lực sư phạm của người giáo viên, không thể không kể đến năng lựcchế biến tài liệu học tập. Bằng óc sáng tạo và khả năng phân tích, hệ thống, tổng hợp kiến thức từ kho tàng tài liệu, giáo viên phải làm công tác gia công tài liệu học tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Ngoài ra, thầy giáo phải nắm vững kỹ thuật dạy học chứ không đơn giản chỉ là cái máy rót chữ vào tai học sinh. Một yếu tố quan trọng nữa là năng lực ngôn ngữ của người giáo viên. Có thể nói, một giáo viên không thể nào thực hiện được công tác giảng dạy nếu người đó gặp vấn đề về ngôn ngữ như nói lắp, nói ngọng, thiếu khả năng biểu đạt hoặc dùng ngôn từ không trong sáng, không logic, không sinh động. Người giáo viên nào biết khai thác thế mạnh của ngôn từ trong công tác giảng dạy sẽ luôn lôi cuốn học sinh, sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và hứng thú với môn học. Năng lực ngôn ngữ cũng tham gia vào năng lực giao tiếp sư phạm của người giáo viên một quá trình đòi hỏi người thầy kỹ năng định hướng, định vị, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp và kỹ năng làm chủ xúc cảm bản thân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người giáo viên phải ý thức rằng mình là một tấm gương cho học sinh soi vào, để các em trở nên tốt hơn. Tóm lại, cả về mặt kiến thức hay cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, người giáo viên luôn là ánh sáng dẫn đường cho học sinh.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của kỷ cương nhà trường thậm chí nhiều đề án sử dụng máy tính thay vào vị trí của người thầy và dường như tất cả đều vô vọng. Bởi chỉ có tấm lòng mới cảm hóa được tấm lòng, nhân cách mới giáo dục được nhân cách, máy móc thiết bị chỉ có thể trang bị cho học sinh kiến thức, kỷ cương chỉ rèn luyện học sinh có khuôn khổ nhưng nhân cách mới giáo dục học sinh thành người. Và nhân cách chỉ có ở trong con người. Bác Hồ đã từng dạy Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng.

Video liên quan

Chủ Đề