Tập làm văn lớp 3 tập 2 trang 38 năm 2024

Soạn bài tiếng Việt 3 tập 2, Giải bài Tập làm văn trang 38 sgk Tiếng Việt 3 tập 2 . Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài tập làm văn này đều được hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

Câu 1: Trang 38 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý:

  1. Người đó là ai, làm nghề gì?
  1. Người đó hàng ngày làm những việc gì?
  1. Người đó làm việc như thế nào?

\=> Hướng dẫn làm bài:

  1. Cô Nguyễn Thanh Mai là bác sĩ ở bệnh viện trung ương.
  1. Hàng ngày, cô khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân trong viện. Cô giúp đỡ những người bệnh khó khăn vượt qua cơ hoạn nạn.
  1. Cô làm việc chăm chỉ, cẩn thận và rất cần mẫn. Cô chưa bao giờ để xảy ra sai sót gì.

Câu 2: Trang 38 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn [từ 7 đến 10 câu]

\=> Hướng dẫn làm bài:

Cô Nguyễn Thanh Mai hàng xóm nhà em là bác sĩ ở bệnh viện trung ương. Hàng ngày, cô đi làm để khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân trong viện. Cô giúp đỡ những người bệnh khó khăn vượt qua cơ hoạn nạn. Cô giúp những bệnh nhân không còn bị đau nữa. Cô là một bác sĩ giỏi chuyên môn và có tấm lòng nhân hậu. Cô làm việc chăm chỉ, cẩn thận và rất cần mẫn. Cô chưa bao giờ để xảy ra sai sót gì. Mọi người trong bệnh viện đều rất yêu mến và kính trọng cô.

Cô Hồng-hàng xóm thân thiết của nhà em-là một kĩ sư nông nghiệp. Hàng ngày, cô đến Sở Nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu các giống cây trồng và vật nuôi với mong muốn sẽ tạo ra nhiều giống mới đạt chất lượng và năng suất cao, giúp ích cho người nông dân. Cô rất tận tụy và say mê công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người quý mến. Em rất biết ơn cô và nguyện ra sức học tập để sau này trở thành một người có ích.

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ ở bài tập 1. Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh dưới đây? Vì sao? Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích. Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay. Trao đổi với người thân để biết thêm cảnh đẹp của đất nước.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Núi, ruộng bậc thang, thác nước, suối, rừng

Sừng sững, mênh mông, uốn lượn, ngoằn ngoèo, trắng xóa, gập ghềnh, quanh co.

Quảng cáo

Câu 2

Đặt 2 – 3 câu với từ ngữ ở bài tập 1.

M: Ngọn núi sừng sững.

Phương pháp giải:

Em sử dụng các từ ngữ ở bài tập 1 để đặt câu theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

- Cánh đồng rộng mênh mông.

- Con đường từ trường về nhà em quanh co.

- Mưa rơi trắng xóa cả một khoảng trời.

- Con suối chảy róc rách.

- Dòng sông uốn lượn.

Câu 3

Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

M:

- Cú mèo làm tổ ở đâu?

- Cú mèo làm tổ trong hốc cây.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh và đặt câu theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

- Hai chú sóc đang đùa nghịch ở đâu?

- Hai chú sóc đang đùa nghịch trên cành cây.

- Chú gấu đang uống nước ở đâu?

- Chú gấu đang uống nước bên bờ sông.

- Đàn cá đang bơi lội tung tăng ở đâu?

- Đàn cá đang bơi lội tung tăng dưới nước.

- Đàn chim đang bay lượn ở đâu?

- Đàn chim đang bay lượn trên bầu trời.

Câu 4

Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

Rùa con đi chợ đầu xuân

Mới đến cổng chợ bước chân sang hè

Chợ đông hoa trái bộn bề

Rùa mua hạt giống đêm về trồng gieo

Mua xong chợ đã vãn chiều

Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu

Đường dài chẳng ngại nắng mưa

Kịp về tới cửa trời vừa sang đông.

[Mai Văn Hai]

M: - Rùa con đi chợ khi nào?

- Rùa con đi chợ đầu xuân.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ và đặt câu hỏi, câu trả lời theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

- Rùa con đến cổng chợ khi nào?

- Rùa con đến cổng chợ khi vừa bước sang mùa hè.

- Khi nào chợ vãn chiều?

- Chợ vãn chiều khi rùa vừa mua xong.

- Rùa con về tới cửa khi nào?

- Rùa con về tới cửa khi trời vừa sang đông.

Câu 5

Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh dưới đây? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức ảnh xem trong ảnh chụp cảnh vật gì và nêu lên ý kiến của mình.

- Ảnh 1: ruộng bậc thang

- Ảnh 2: cảnh sông nước

- Ảnh 3: cảnh thác nước

Lời giải chi tiết:

- Em thích cảnh ruộng bậc thang nhất vì cảnh này cho em thấy được sự sáng tạo trong lao động sản xuất của những đồng bào dân tộc thiểu số.

- Em thích cảnh sông nước nhất vì nó đem lại cho em cảm giác bình yên, được đến đây giống như đang được hòa mình vào thiên nhiên.

Câu 6

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích.

G:

- Cảnh vật em yêu thích là gì, ở đâu?

- Đặc điểm nổi bật của cảnh vật đó là gì? Điều khiến em ấn tượng nhất?

- Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em có cảm nghĩ gì? [yêu vẻ đẹp của cảnh vật, biết ơn những người khám phá, giữ gìn cảnh vật,…]

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua, điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.

Bài tham khảo 2:

Nhà em ở ngày cạnh biển. Mỗi tối, gia đình em thường cùng nhau đi dạo trên bờ biển. Biển quê em đẹp nhất vào những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm đen được dát những ánh vàng lấp lánh. Phía xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn, lúc hiện như những ánh sao lung linh trong đêm. Trên bờ biển, người dân và du khách cùng nhau tận hưởng những làn gió mát dịu. Em yêu cảnh đẹp ở quê hương mình. Dù có đi đâu về đâu em cũng sẽ không thể quên được không khí này.

Câu 7

Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

G:

- Em ghi lại ý kiến các bạn góp ý cho đoạn văn của em.

- Chỉnh sửa, bổ sung ý hay cho đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng

Phương pháp giải:

Em trao đổi đoạn văn mà mình đã viết ở bài tập trước với các bạn và nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Vận dụng

Trao đổi với người thân để biết thêm cảnh đẹp của đất nước.

Phương pháp giải:

Em hỏi người thân trong gia đình về một số cảnh đẹp trong đất nước.

Lời giải chi tiết:

Một số cảnh đẹp ở đất nước ta:

Thác Bản Giốc [Cao Bằng]

Cột cờ Lũng Cú [Hà Giang]

Hang Sơn Đoòng [Quảng Bình]

  • Bài 8: Đọc mở rộng trang 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc bài về cây cối, muông thú,… và phiếu đọc sách theo mẫu. Chia sẻ với các bạn thông tin thú vị về thế giới thiên nhiên trong bài đã đọc hoặc bức tranh em vẽ.
  • Bài 8: Bầy voi rừng Trường Sơn trang 35, 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Nói điều em biết về một loài vật trong rừng. Tìm những câu văn miêu tả rừng Trường Sơn [nơi ở của loài voi] Dựa vào tranh và nội dung bài đọc, kể lại hoạt động thường ngày của loài voi. Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.Nêu những đặc điểm của loài voi. Em thích nhất đặc điểm nào của chúng? Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về loài voi?
  • Bài 7: Nhớ - viết: Mặt trời xanh của tôi trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Nhớ - viết: Mặt trời xanh của tôi. Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông. Tìm từ ngữ có tiếng chứa in hoặc inh. Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một loài cây [ví dụ: Sự tích cây lúa, Sự tích cây khoai lang,…]
  • Bài 7: Kể chuyện Sự tích hoa mào gà trang 33, 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Dựa vào tranh, đoán nội dung của câu chuyện. Nghe kể câu chuyện. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Bài 7: Mặt trời xanh của tôi trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát tranh dưới đây và nói về loài cây em nhìn thấy trong tranh. Tiếng mưa trong rừng cọ được tả như thế nào? Buổi trưa mùa hè ở rừng cọ có gì thú vị? Tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ. Vì sao lá cọ được gọi là “mặt trời xanh”? Vẻ đẹp của rừng cọ được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

Chủ Đề