Tàu sân bay của mỹ bao nhiêu tiền năm 2024

Một quan chức Hải quân Mỹ đã xác nhận với tờ Insider rằng đây là lần đầu tiên toàn bộ không đoàn tàu sân bay [CAW] được đưa lên Gerald R. Ford trong lúc làm nhiệm vụ. Chiến hạm này đang tiến hành một cuộc diễn tập huấn luyện tổng hợp mang tên COMPTUEX.

Cuộc tập trận nhằm đánh giá khả năng của nhóm tấn công tàu sân bay trong việc tiến hành các chiến dịch quân sự trên biển và trên bờ thông qua việc lập kế hoạch chung, cũng như thực hiện các tình huống huấn luyện đầy thách thức.

Phát ngôn viên của Hạm đội 2 Hải quân Mỹ, Trung tá Kristi Johnson cho biết nhóm tấn công tàu sân bay Gerald R. Ford gồm các quân nhân từ Nhóm tác chiến tàu sân bay 12, Không đoàn tàu sân bay 8 và Hạm đội tàu khu trục 2. Những tàu tham gia gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Normandy và tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ramage, USS McFaul và USS Thomas Hudner.

Tàu sân bay Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ và là tàu sân bay lớn nhất thế giới, có giá khoảng 13 tỷ USD. Con tàu này được hạ thủy năm 2013, đưa vào hoạt động năm 2017 và triển khai lần đầu tiên năm 2022. Kế hoạch triển khai tàu chiến trên đã bị trì hoãn nhiều lần và bị đội chi phí.

Theo trang Navy Times, trong thời gian triển khai ngắn hạn năm 2022, khoảng 80% lực lượng không quân đã lên tàu. Ngày 2/3 vừa qua, siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ đã tiến hành tập trận COMPTUEX với tất cả sức mạnh không quân sẵn có, bao gồm máy bay chiến đấu cánh cố định, máy bay cảnh báo sớm trên không và trực thăng.

Dự kiến, nhóm tác chiến tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ được triển khai dài hạn lần đầu tiên vào khoảng cuối năm nay.

Theo Hải quân Mỹ, tàu sân bay này từng tham gia các cuộc tập trận hàng hải đa quốc gia ở Đại Tây Dương cùng với các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] như Canada, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan và Đức.

VOV.VN - Tàu sân bay USS Kitty Hawk hiện đang trên đường di chuyển từ bang Washington tới Texas và sau đó sẽ bị cắt nhỏ để bán phế liệu.

Tàu sân bay USS Kitty Hawk từng là biểu tượng lớn nhất của sức mạnh quân sự Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tàu đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam và cuộc chiến ở vịnh Ba Tư đã được bán với giá chưa tới 1 USD và đang trên đường tới bãi phế thải ở bang Texas.

Tàu Kitty Hawk lên đường đi rã sắt vụn. [Ảnh: The Drive]

Tàu sân bay USS Kitty Hawk hiện đang trên đường di chuyển từ bang Washington tới Texas và sau đó sẽ bị cắt nhỏ để bán phế liệu. Công ty International Shipbreaking Limited of Brownsville ở Texas năm 2021 đã mua chiếc tàu khổng lồ này với giá chưa tới 1 USD từ Bộ chỉ huy hệ thống biển của Hải quân Mỹ, đơn vị giám sát việc hủy bỏ các tàu chiến hết biên chế của Mỹ.

Được đưa vào sử dụng năm 1960, tàu USS Kitty Hawk với chiều dài gần 320m và chiều rộng gần 77m, đã phục vụ hải quân Mỹ trong vòng gần 50 năm trước khi được đưa ra khỏi biên chế năm 2009. Kitty Hawk là tàu sân bay cuối cùng chạy bằng dầu của Mỹ trước khi xuất hiện các loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz./.

[PLO]- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hay phàn nàn về những con tàu “xấu xí” và tàu sân bay mới của hải quân Mỹ USS Gerald R Ford trị giá 13 tỉ USD cũng thường trở thành mục tiêu bị ông chỉ trích.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hay phàn nàn về những con tàu “xấu xí” và tàu sân bay mới của hải quân Mỹ USS Gerald R Ford cũng thường trở thành mục tiêu bị ông Trump chỉ trích, theo các cựu quan chức Mỹ.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler chuẩn bị đáp xuống sàn đáp trên tàu USS Gerald R Ford. Ảnh: US NAVY/Ruben Reed

Theo trang Business Insider, tàu sân bay USS Gerald R Ford trị giá 13 tỉ USD là tàu sân bay lớn nhất thế giới. USS Gerald R Ford sở hữu một bộ sưu tập công nghệ mới, chẳng hạn như thang vận chuyển vũ khí tiên tiến, thiết bị hãm đà hiện đại và hệ thống phóng máy bay điện từ cùng với nhiều cải tiến khác so với các tàu sân bay lớp Nimitz cũ.

USS Gerald R Ford dài 333 m, cao 77 m và có lượng giãn nước 100.000 tấn.

Tàu sân bay USS Gerald R Ford đi qua Đại Tây Dương hôm 26-3-2022. Ảnh: US NAVY/Jackson Adkins

Cựu Tổng thống Trump thường phàn nàn cả công khai lẫn riêng tư về khả năng tồn tại của những hệ thống mới này. Ông Trump cho rằng thang vận chuyển vũ khí sẽ ngừng hoạt động nếu lỡ bị một giọt nước bắn vào hay máy phóng mới quá phức tạp so với máy phóng đời cũ và phải cần tới trí thông minh đẳng cấp Einstein thì mới có thể vận hành.

Máy bay thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 8 [CSG-8] trên sàn tàu USS Gerald R Ford khi tàu đi qua Đại Tây Dương hôm 13-4. Ảnh: US NAVY/ Riley McDowell

Trong cuốn sách mới của mình có tựa A Sacred Oath: Memoirs of a Secretary of Defense During Extraordinary Times [tạm dịch: Lời thề linh thiêng liêng: Hồi ức của một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời điểm phi thường], cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper viết rằng ông Trump đã nghĩ rằng tàu sân bay USS Gerald R Ford sẽ không bao giờ hoạt động.

Nhưng trên hết, ông Esper viết, ông Trump cứ bị ám ảnh về hình dáng con tàu dẫu nó có thể được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau trong các bức ảnh của hải quân Mỹ.

Tàu sân bay USS Gerald R Ford trong cuộc thử nghiệm chống ở bờ biển Floria tháng 8-2021. Ảnh: U.S. NAVY/ JACKSON ADKI

Ông Esper cũng kể lại chuyến thăm Norfolk [bang Virginia] cùng với ông Trump vào cuối nhiệm kỳ tổng thống. Khi đó, ông Trump đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ đối với các tàu khu trục và tàu chiến khác tại bến tàu với nhận xét “trông chúng mới đẹp làm sao” nhưng lại không thôi phàn nàn về tàu USS Gerald R Ford.

Tàu sân bay USS Gerald R Ford rời rời khỏi Trạm hải quân Norfolk để tới nhà máy đóng tàu Newport News. Ảnh: US NAVY/William Spears

Vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đặc biệt chú ý tới vị trí của trung tâm chỉ huy các hoạt động bay trên tàu USS Gerald R Ford.

“Cái tháp trông thật sự tệ, quá ngu ngốc. Hãy tưởng tượng đã tốn bao nhiêu thời gian và chi phí để làm điều đó” – ông Trump nhận xét, theo lời ông Esper kể lại trong sách. Ông Esper nói thêm rằng ông Trump đã đề nghị chuyển trung tâm chỉ huy đến gần giữa con tàu.

Tàu USS Gerald R Ford thực hiện chuyển hướng tốc độ cao ở Đại Tây Dương. Ảnh: US NAVY/Connor Loessin

Các sĩ quan hải quân đã cố gắng giải thích rằng trung tâm chỉ huy được đặt ở đó là để phục vụ cho các hoạt động tác chiến, đặc biệt là giúp các hoạt động bay được tiến hành dễ dàng hơn. Tuy nhiên ông Trump vẫn khẳng định “nó có vẻ không ổn”, đồng thời nói thêm ông rất có “con mắt thẩm mỹ”.

Thiết kế của USS Gerald R Ford là kết quả của nhiều năm nỗ lực. Mặc dù gặp những thất bại trong quá trình phát triển, nhưng tàu sân bay USS Gerald R Ford đã trải qua các cuộc thử nghiệm chống sốc và khả năng bảo dưỡng cần thiết.

USS Gerald R Ford dự kiến sẽ sẵn sàng cho các hoạt động hải quân trong năm nay. Ba tàu sân bay lớp Ford khác gồm John F. Kennedy, Enterprise và Doris Miller đang được lên kế hoạch đóng.

Tàu sân bay lớn nhất của Mỹ giá bao nhiêu?

Ford đang nắm giữ kỷ lục là tàu sân bay lớn nhất thế giới và đồng thời là chiến hạm có chi phí đóng cao chưa từng có, vào khoảng 13 tỷ USD. USS Gerald R. Ford là tàu sân bay mới nhất và lớn nhất của Hải quân Mỹ. Nó cũng là tàu sân bay kích thước lớn nhất thế giới.

Tàu sân bay của Mỹ chưa được bao nhiêu máy bay?

Nimitz [lớp tàu sân bay].

Hải quân Mỹ có bao nhiêu tàu sân bay?

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang vận hành 11 siêu tàu sân bay, trong đó có 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Ford, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỗi chiếc trong số chúng là một soái hạm, đóng vai trò trung tâm của một nhóm tác chiến tàu sân bay [CSG] trong biên chế Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới nặng bao nhiêu kg?

Ngoài là tàu sân bay lớn nhất thế giới, USS Gerald R. Ford cũng có giá trị đắt nhất với kinh phí đóng đã vượt mốc 13 tỷ USD. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford dài 335m, có thể chứa 85 chiếc máy bay, chở hơn 4.500 người và có trọng lượng lên đến 90.000 tấn.

Chủ Đề