Tẩy chay học đường là gì

BÀI TUYÊN TRUYỀN

NGĂN NGỪA HÀNH VI BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THCS

THẾ NÀO LÀ BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG?

Bắt nạt là gì?

Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, thể hiện sức mạnh [sức mạnh về thể chất và tinh thần], được lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều học sinh để đe doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt.

Trẻ bị bắt nạt không chỉ là những trẻ nhỏ nhất ở trong lớp học. Những đứa trẻ bắt nạt những người khác thường nhắm đến những trẻ yếu ớt hơn hoặc không đủ sức chống lại. Trẻ bắt nạt những người khác cũng thường nhắm đến những người có vẻ khác biệt.

Các hình thức bắt nạt

Hai hình thức bắt nạt học đường phổ biến nhất thường là bắt nạt về thể chất và bắt nạt về tinh thần.

*Bắt nạt về thể chất:

Hình thức bắt nạt này được chia làm 2 nhóm hành vi chính:

Làm đau về thể chất: đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối

Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản: trấn lột tiền, đồ trang sức, đồ dùng học tập, bắt cống nạp thường xuyên, xì lốp xe

*Bắt nạt về tinh thần:

Hình thức bắt nạt này được chia làm 4 loại:

Nhóm hành vi sai khiến: bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra

Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui: tung tin đồn, làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình

Nhóm hành vi gây cô lập: khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng một bạn nào đó, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp

Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho trẻ bị bắt nạt tự ti, chán nản: khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu

Làm sao để biết trẻ bị bắt nạt?

Cha, mẹ có thể biết trẻ bị bắt nạt thông qua 3 mặt: về thể chất, về cảm xúc và về hành vi. Về mặt thể chất thì cơ thể trẻ thường xuất hiện những vết thâm tím, cào xước, bị cắn hoặc quần áo bị cắt và bị xé. Về cảm xúc: ở trẻ xuất hiện việc đau không đặc hiệu, nhức đầu, đau bụng, lo âu, tức giận Những tâm trạng này thường kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Về hành vi: trẻ xuất hiện những hành vi thu rút, nói lắp, bứt rứt, cáu gắt, bực tức, kém vui, khóc và không chịu ăn; từ chối giải thích điều sai, bám vào vật trẻ yêu thích; bắt chước hành vi bắt nạt anh chị em tại nhà; cắn móng tay, tiểu dầm, sợ hãi, khó ngủ

Với bạn bè và trường học, dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bắt nạt bao gồm không được mời đi tiệc, họp nhóm, sợ đi bộ đi học và về nhà, thay đổi đường đi, không muốn đi học, nhờ người đưa đi học, học không tốt, không thống nhất hành vi ở nhà và ở trường, bị cướp mất dụng cụ học tập, hỏi xin tiền vì bị trấn lột

NGUYÊN NHÂN CỦA BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Cảm thấy bất lực trong đời sống riêng

Việc bắt nạt hay hành hung người khác có thể xuất phát từ việc khao khát được thể hiện quyền lực. Những người bị nhắm đến thường do đi đôi giày quá cũ, quá lùn so với bạn bè, quá thông minh so với lứa tuổi, hành động ngớ ngẩn hoặc quá yểu điệu... Nhưng lý do không thật sự quan trọng.Đứa trẻ đi bắt nạt thích thú khi chinh phục được kẻ khác. Chúng thường bốc đồng, nóng nảy và càng mạnh bạo hơn khi nạn nhân co rúm vì sợ.Cảm giác chống lại sự bất lực thường xuất phát từ vấn đề nào đó ở nhà. Trẻ có thể gặp phải tình huống quá sức chịu đựng như bố mẹ ly hôn, một thành viên trong nhà nghiện rượu hoặc ma túy...

Bị người khác bắt nạt

Trong nhiều trường hợp, bắt nạt sinh ra bắt nạt. Một đứa trẻ cảm thấy ấm ức khi bị bắt nạt bởi bố mẹ, anh chị hay học sinh khóa trên có thể bị cám dỗ bởi cảm giác bắt nạt người khác. Nghiên cứu cho thấy những người từng trải qua chuyện bắt nạt có gấp đôi khả năng bắt đầu hành động xấu này.

Ghen tị hoặc thất vọng

Khi trẻ chọn bắt nạt người luôn giơ tay phát biểu đầu tiên hoặc đạt điểm cao nhất trong các bài kiểm tra, nguyên nhân sâu xa là ghen tị với người kia hoặc cảm thấy thất vọng về bản thân.

Sự thông minh, khả năng tập trung và tính sáng tạo thường đại diện cho các thuộc tính mà kẻ bắt nạt muốn có được. Bằng cách phá hoại các kỹ năng của người khác, kẻ bắt nạt nghĩ mình đang tạo ra sân chơi bình đẳng hơn.

Thiếu sự hiểu biết hoặc thấu cảm

Trong một số trường hợp, một đứa trẻ đi bắt nạt vì có một khía cạnh về nhân cách của người khác mà nó không hiểu hoặc không chấp nhận. Chúng có thể thành kiến với chủng tộc, tôn giáo, thậm chí nghĩ rằng bắt nạt người chúng nghĩ có hành vi sai trái là điều tốt.

Sự thấu cảm này có thể được học từ nhà. Ví dụ, nếu thấy bố có thái độ kỳ thị chủng tộc, trẻ sẽ thể hiện tương tự.

Tìm kiếm sự chú ý

Một số kẻ bắt nạt không bao giờ nghĩ mình là kẻ bắt nạt. Chúng chỉ nghĩ tất cả những gì mình làm chỉ là trêu chọc một chút, thậm chí là cố gắng đểkết bạn với người mà chúng đang bắt nạt. Những vấn đề xã hội này khiến trẻ gặp rắc rối trong giao tiếp lành mạnh, thay vào đó dùng cách lăng mạ hoặc bạo lực thể xác.

Thực tế, những kẻ bắt nạt kiểu này thường dễ "hoàn lương" nhất, bởi vì chúng cũng dễ cởi mở với khái niệm tử tế. Trẻ có thể bớt bắt nạt người khác, thậm chí đối xử tốt với người chúng từng bắt nạt tùy vào cách được đối xử. Trao cho kẻ bắt nạt sự chú ý tích cực trước khi chúng có cơ hội tìm kiếm sự chú ý tiêu cực, nạn nhân có thể khiến mọi thứ tốt hơn cho cả hai.

Ảnh hưởng của gia đình

Hoàn cảnh gia đình của những kẻ bắt nạt là một yếu tố quan trọng. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần, bố mẹ độc đoán, ly hôn, bạo lực gia đình và kết nối kém với bố mẹ là những nguyên nhân tiềm ẩn trong cuộc sống.

'Phần thưởng' từ hành vi xấu

Nhiều trẻ không cố ý bắt nạt kẻ khác để được phần thưởng. Tuy nhiên, vô tình trẻ phát hiện mình lấy được tiền ăn trưa hoặc đồ đạc của bạn bè sau khi bắt nạt, hoặc được nổi tiếng, chú ý, củng cố quyền lực ở trường. Những phần thưởng không chủ ý này khích lệ hành vi xấu, khiến trẻ ngày càng lún sâu.

Không có khả năng điều chỉnh cảm xúc

Khi nản chí hay tức giận, trẻ có thể phản ứng thái quá. Những phiền toái nhỏ đột nhiên thổi bùng lên cảm xúc tiêu cực. Chẳng hạn, một đứa trẻ vô tội đi xuống hội trường và vô tình va vào kẻ bắt nạt. Dù nhận được lời xin lỗi, kẻ bắt nạt vẫn không giữ được bình tĩnh mà đẩy nạn nhân vào tường để đánh. Đây được xem là cách giải tỏa cảm xúc của chúng.

Nguyên nhân gây ra nạn bắt nạt học đường rất phức tạp, có thể là kết hợp của nhiều yếu tố. Bị người khác bắt nạt hoặc muốn tìm kiếm sự chú ý có thể là nguyên nhân khiến trẻ thích gây sự với bạn bè.

CÁCGIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG.

Phương pháp1: Đối phó với kẻ bát nạt.

1. Nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt nạt và yêu cầu họ ngừng lại.

Nếu kẻ bắt nạt trêu chọc bạn theo cách khiến bạn khó chịu, lăng mạ bạn, hoặc đe dọa bạn về thể chất. Đôi khi giao tiếp bằng mắt và bình tĩnh nói "không" một cách rõ ràng sẽ là cách phù hợp nhất để xoa dịu tình hình. Hãy nói với kẻ bắt nạt rằng bạn KHÔNG THÍCH bị đối xử như vậy và hãy khiến cho kẻ bắt nạt hiểu rằng họ cần phải chấm dứt hành động này ngay lập tức.

Nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng tiếng cười để làm giảm căng thẳng. Kẻ bắt nạt thường muốn chọc tức nạn nhân của mình, vì vậy, nếu bạn chứng tỏ cho họ thấy rằng bạn thuộc dạng lì lợm, họ có thể sẽ từ bỏ việc bắt nạt bạn và để cho bạn được yên.

Không nên lên giọng khi yêu cầu kẻ bắt nạt chấm dứt hành động của họ. Cách này có thể chỉ khiến cho kẻ bắt nạt không ngừng trêu chọc bạn để bạn nổi điên hơn.

2. Tránh làm tình huống trở nên căng thẳng hơn.

Trêu chọc kẻ bắt nạt bằng cách chửi rủa họ hoặc đe dọa xô xát với họ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Không nên la hét hoặc chuyển sang xu hướng bạo lực thể chất. Bạn sẽ chỉ khiến họ tiếp tục bắt nạt bạn nhiều hơn, và bạn cũng có nguy cơ gặp rắc rối tương tự như họ nếu bạn bị bắt quả tang đang tham gia xô xát.

3. Cần biết khi nào nên quay mặt bước đi.

Nếu tình hình trở nên đe dọa hoặc nguy hiểm, cách tốt nhất là bạn nên bỏ đi. Hãy tránh xa khỏi kẻ bắt nạt. Tại một thời điểm nào đó, giải thích lý lẽ với họ sẽ không đem lại sự khác biệt.

Nếu bạn lo lắng cho sự an toàn của bản thân, hãy tìm gặp giáo viên hoặc tư vấn viên học đường mà bạn tin tưởng để họ có thể giúp bạn giải quyết tình huống.

Tránh tiếp xúc với kẻ bắt nạt cho đến khi bạn đã thực hiện các phương pháp khác để chấm dứt tình trạng này.

4. Không trả lời các hành động bắt nạt trực tuyến .

Nếu bạn bị người khác bắt nạt thông qua tin nhắn, mạng xã hội, trang web của bạn, email của bạn, hoặc thông qua các dịch vụ trực tuyến khác, không nên đáp trả. Hành động khiêu khích sẽ đặc biệt phản tác dụng khi kẻ bắt nạt là một người vô danh. Thay vì trả lời kẻ bắt nạt, hãy thực hiện các biện pháp sau:

Lưu lại bằng chứng. Không nên xoá bỏ email, tin nhắn trực tuyến hoặc tin nhắn điện thoại có nội dung đe doạ. Bạn có thể sẽ cần đến chúng nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Chặn [block] kẻ bắt nạt. Nếu bạn biết người đó, hãy chặn họ trên các trang mạng xã hội của bạn, xoá thông tin của họ khỏi danh bạ điện thoại của bạn, và chặn thư từ họ bằng mọi cách có thể. Phương pháp này có thể khiến kẻ bắt nạt không thể tiến xa hơn. Nếu kẻ bắt nạt bạn là người vô danh, hãy đánh dấu email của người đó dưới dạng thư rác [spam].

Thay đổi cài đặt trong tài khoản của bạn để gây khó khăn trong việc nhận biết khi bạn đang online. Hãy thay đổi tên người dùng hoặc siết chặt chế độ bảo mật của bạn trong các tài khoản mạng xã hội.

Phương pháp2: Tìm kiếm Sự trợ giúp từ Bên ngoài

1. Không nên chần chờ quá lâu.

Nếu tình trạng bắt nạt đã đạt đến mức độ khiến bạn cảm thấy lo lắng về việc đến trường, khiến bạn thức trắng đêm, hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ phía những người trưởng thành mà bạn tin tưởng.

2. Trình bày cho ban quản lý trường học biết về vấn đề của bạn.

Kể từ khi tình trạng bắt nạt trong học đường trở nên khá phổ biến, mỗi trường học đều đã đưa ra chính sách cụ thể để xử lý tình trạng này một cách triệt để và hiệu quả. Hãy nói cho hiệu trưởng hoặc tư vấn viên học đường biết về tình hình của bạn để tình trạng này có thể chấm dứt càng sớm càng tốt. Nhiều giải pháp sẽ được thực hiện để trừng phạt hoặc thiết lập một ban hoà giải để giải quyết vấn đề.

Hãy nhớ rằng những học sinh khác trong trường của bạn cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, và rằng những luật lệ và nguyên tắc được hình thành là vì những lý do tốt đẹp.

3. Báo cáo cho nhà cung cấp dịch vụ biết về tình trạng bắt nạt trực tuyến.

Hình thức bắt nạt này ngày càng trở nên phổ biến đến nỗi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và dịch vụ mạng đã chuẩn bị các kế hoạch cụ thể để đối phó với tình trạng này. Hãy gọi điện thoại cho nhà cung cấp dịch vụ để trình cáo về tình trạng bắt nạt trực tuyến để họ tiến hành các biện pháp giúp ngăn chặn người đó không thể tiếp tục liên lạc với bạn. Bạn có thể sẽ phải cung cấp số điện thoại hoặc nội dung của những email mà bạn lưu giữ cho nhà cung cấp dịch vụ.

4. Tiến hành tố tụng.

Tình trạng bắt nạt thường xuyên diễn ra và gây nên tổn thất về tinh thần hoặc thể chất có thể trở thành cơ sở để bạn tiến hành tố tụng. Nếu các biện pháp do trường học hoặc phụ huynh của kẻ bắt nạt đưa ra không thể giải quyết được tình hình, bạn có thể cân nhắc về việc thuê luật sư để tiến hành tố tụng.

5.Trình báo với cảnh sát địa phương.

Một số hình thức bắt nạt có thể khá nguy hiểm, và một vài hình thức thậm chí còn được xem như một dạng của hành vi phạm tội. Nếu tình trạng bắt nạt mà bạn đang phải đối mặt có một trong các yếu tố sau, hãy trình báo với cảnh sát:

Bạo lực thể chất. Tình trạng bắt nạt có thể dẫn đến thiệt hại về thể chất. Nếu bạn lo lắng cho sức khoẻ của bạn hoặc lo lắng rằng mạng sống của bạn đang gặp nguy hiểm, hãy trình báo với cảnh sát.

Rình rập và hăm dọa. Nếu một người nào đó xâm phạm không gian riêng của bạn và hăm dọa bạn, đây là một hành vi phạm tội.

Đe dọa sát hại hoặc đe dọa xảy ra bạo lực.

Phân tán các hình ảnh hoặc đoạn phim có khả năng bôi nhọ phẩm chất của bạn mà không được sự đồng ý của bạn, bao gồm cả các hình ảnh và đoạn phim nhạy cảm.

Hành động của sự thù ghét hoặc đe dọa.

Phương pháp3: Trở thành Một Tấm gương Tốt

1. Hãy chắc chắn rằng bạn không phải là kẻ bắt nạt trong trường học

Xem xét cách cư xử của bạn đối với bạn bè cùng lớp. Bạn có đang bắt nạt ai hay không, ngay cả khi sự bắt nạt chỉ là do vô ý? Con người đôi khi dành cho nhau một vài từ ngữ không hay, nhưng nếu bạn có xu hướng đối xử tệ với người khác, hãy ngừng lại, ngay cả khi hành động của bạn không thể hiện rõ thái độ bắt nạt. Hãy luôn ép bản thân phải tử tế với người khác, thậm chí nếu bạn không thích người đó.

Không trêu

ghẹo người khác trừ khi bạn hiểu rõ khiếu hài hước của người đó.

Không tung tin đồn hoặc nói xấu người khác đây cũng là một hình thức bắt nạt.

Không có thái độ tẩy chay hoặc phớt lờ một người nào đó.

Không bao giờ được tung hình ảnh hoặc thông tin về một người nào đó trên internet khi chưa được sự đồng ý của người đó

2. Bảo vệ người khác.

Nếu bạn nhận thấy ai đó đang bị bắt nạt trong trường học của bạn, hãy bảo vệ họ. Nếu bạn thực hiện các hành động bảo vệ người bị nạn thì bạn sẽ không giúp ích được nhiều cho họ; bạn nên tích cực thực hiện các hành động bảo vệ nạn nhân khỏi bị tổn hại nhiều hơn. Bạn có thể can thiệp bằng cách nói chuyện với kẻ bắt nạt nếu bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện điều này, hoặc trình báo cho ban quản lý của nhà trường biết về những điều mà bạn đã thấy.

Nếu bạn bè của bạn nói xấu một người nào đó, hãy cho họ biết rõ rằng bạn sẽ không tham gia vào hành động này."Điều sai trái vẫn sẽ là điều sai trái, ngay cả khi mọi người đều đang thực hiện điều này, và điều đúng đắn vẫn sẽ là điều đúng đắn, ngay cả khi không ai thực hiện nó". Nếu một người nào đó trêu chọc một người khác, nhưng lại xoá sạch mọi dấu vết trước khi người khác có thể tìm hiểu về nó, hãy là người lên tiếng. Nếu kẻ bắt nạt hoặc bạn bè của bạn chọc ghẹo bạn hoặc 'mắng' bạn về sự phô diễn của lòng dũng cảm, điều này có nghĩa là họ, ngược lại với bạn, vẫn đang cảm thấy bất an về việc người khác nghĩ thế nào về họ. Đừng nên sợ hãi trước đám đông đến nỗi không dám đứng lên chống lại hành vi sai trái.

Nếu bạn là thành viên trong nhóm người đang cố tình tẩy chay một người nào đó khỏi nhóm, hãy nói với mọi người rằng bạn muốn mọi người cùng được tham gia vào nhóm bởi vì đây là một hành động đúng đắn.

Nếu bạn trông thấy người khác đang bị bắt nạt và lo lắng cho sự an toàn của người đó, hãy trình báo với ban quản lý nhà trường ngay lập tức.

MỘT SỐ HÌNH NẢH TẠI BUỔI TUYÊN TRUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề