Tê chân là dấu hiệu bệnh gì

Tê chân tay là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tê tay chân thông thường có thể chỉ là hiện tượng do nhiều thói quen sinh lý gây nên. Tuy nhiên, dựa vào hiện tượng, triệu chứng cũng như tần suất tê chân tay có thể chẩn đoán ra biến chứng nguy hiểm bên trong. Vậy tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách đẩy lùi bệnh.

Tê chân tay là bệnh gì? 

Chân tay hay các chi là các bộ phận chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương. Chân tay có các phản xạ tự nhiên ví dụ như chạm vật nóng thì co lại. Tuy nhiên, tê bì chân tay có thể làm giảm cảm giác phản xạ tự nhiên đi hoặc mất cảm giác.

Tình trạng này có thể khởi phát từ những triệu chứng như tê ở các đầu ngón tay, có cảm giác châm chích. Lâu dần khi bệnh phát triển, các biểu hiện nặng dần như đau lan ra bàn tay, cổ tay, cánh tay và bàn chân. Những đối tượng tê bì chân tay chủ yếu ở người già bị tê chân tay, bà bầu bị tê bì chân tay và các mẹ sau sinh đẻ. Đây có thể là hiện tượng tạm thời hoặc có thể là triệu chứng của các bệnh lý ẩn danh khác. 

Tê tay chân là biểu hiện của bệnh gì? 

Theo kết quả thống kê và nghiên cứu của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia, tê chân tay cùng một số biểu hiện đau nhức xương khớp đến từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có tới 75% hiện tượng tê chân tay là các các bệnh lý nguy hiểm: 

1. Thoái hóa cột sống 

Thoái hóa cột sống là hiện tượng cột sống lưng bị bào mòn, mô sụn bị tổn thương, ma sát giữa các khớp xương với nhau tăng lên, gây đau nhức, tê bì các vùng xung quanh lẫn các chi. Do đó có hiện tượng tê nhức chân tay khi bị thoái hóa cột sống. Đau nhức, tê chân tay sẽ tăng lên về đêm hoặc lúc thời tiết thay đổi. 

2. Thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa cột sống. Đĩa đệm của người thoái hóa dần bị bào mòn, có thể lệch khỏi vị trí ban đầu, gây thoái vị. Các hoạt động di chuyển, vận động trở nên khó khăn, dây thần kinh chèn ép khiến vùng đau nhức lan sang cánh tay, bàn tay và hai chân, dẫn tới tê nhức. 


Thoát vị đĩa đệm gây tê nhức chân tay

3. Thoái hóa khớp 

Các khớp xương như khớp tay, khớp chân hay đầu gối là các khớp ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tượng tê bì chân tay. Các khớp bị bào mòn, tổn thương, ảnh hưởng lớn vận động, di chuyển, tê nhức chân tay. 

4. Viêm khớp dạng thấp 

Tình trạng viêm khớp dạng thấp xảy ra ở nhiều khớp xương như khớp tay, chân. Các khớp bị viêm nhiễm, tổn thương, đau nhức cũng gây tê bì, khó cử động. Người bị viêm khớp dạng thấp khi ngồi lâu một chỗ hoặc nằm lâu, không cử động, cứng khớp. 

5. Hẹp ống sống 

Đây là một bệnh bẩm sinh khi cột sống biến dạng, hẹp hơn bình thường. Điều này khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra tê nhức kéo dài. Nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, đau nhức nghiêm trọng, dữ dội, tê nhức kéo dài. 

6. Đa xơ cứng 

Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi rối loạn tự miễn tác động tới dây thần kinh trung ương, làm tổn thương màng bọc Myelin, gây đau nhức, tê chân tay, cơ bắp mỏi, co thắt. 


Tê nhức chân tay - Biểu hiện nguy hiểm báo hiệu đa xơ cứng

7. Viêm đa rễ thần kinh 

Các chi chịu sự kiểm soát của rễ thần kinh. Do đó, khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương có thể khiến rối loạn cảm giác, rối loạn vận động của các chi. 

8. Chấn thương, tai nạn 

Các chấn thương, tai nạn nặng ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh, tạo cảm giác tê bì chân tay, vận động khó khăn. 

Ngoài các bệnh lý gây ra tê bì chân tay, người bệnh còn có thể bị tê nhức chân tay do các hoạt động, tác động bên ngoài như: 

  • Mạch máu bị chèn ép, máu khó lưu thông khi đứng, ngồi hoặc duy trì quá lâu một tư thế, lao động nặng nhọc, mang vác nặng 
  • Ngủ nghiêng người, nằm gối cao hoặc thường xuyên đi giày cao gót 
  • Tác nhân thời tiết, chuyển mùa, thời tiết lạnh có thể gây rối loạn tri giác, tê nhức chân tay 
  • Yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, lo lắng quá nhiều cũng khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, gây tê mỏi chân tay 
  • Một số yếu tố khác như tác dụng phụ của điều trị vật lý trị liệu hay sử dụng thuốc tay cũng có thể gây tê nhức chân tay. 

Người bị tê nhức chân tay nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể điều trị hoàn toàn bệnh, tránh những biến chứng khôn lường. 

>>Xem thêm: Tê chân tay khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng tê tay chân

Một số biểu hiện [triệu chứng] điển hình của người bị tê chân tay là: 

  • Vùng vai gáy bị đau mỏi, có thể lan xuống nửa người, có các triệu chứng tê nhức, cứng một bên chi 
  • Khi nằm lâu hay ngồi lâu một chỗ có thể tê cánh tay lan xuống các ngón tay, cảm giác râm ran như kiến bò 
  • Tê châm chích, nóng bỏng các chi do tổn thương các rễ thần kinh 
  • Chân tay bị mất cảm giác: Lâu dần người bị tê chân tay kéo dài có thể bị mất cảm giác ở tay chân 
  • Tê buốt ở phần cánh tay, cẳng chân, có thể lan sang vùng khác, ảnh hưởng lớn tới vận động 
  • Chuột rút tay chân, các cơn co thắt ập đến đột ngột gây đau nhức bắp tay, bắp chân 
  • Người bị tê chân kéo dài khoảng trên 6 tuần, có thể thay đổi về màu sắc và hình dáng. 
  • Người bị tê chân tay còn hay quên, chóng mặt, khó thở, đau đầu thậm chí tê giật 
  • Mất kiểm soát bộ phận bàng quang, ruột 
  • Tê liệt sau chấn thương. 

Phòng ngừa tê chân tay như thế nào? 

  • Tê nhức chân tay cũng thuộc các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, người bệnh cải thiện chức năng vận động là chủ yếu. Thường xuyên vận động, tập các bài tập thể dục để các chi thêm khỏe mạnh, dẻo dai. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Hạn chế làm việc quá sức gây lo lắng, stress có thể khiến mạch máu kém lưu thông. Bên cạnh đó, người bệnh không nên ngồi trước máy tính hay bàn làm việc quá lâu. 
  • Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể làm tăng triệu chứng đau nhức, tê bì chân tay 
  • Không thực hiện những công việc nặng nhọc, có thể tăng áp lực lên khớp xương, gây đau nhức khớp. 

>>Xem thêm: Bị tê chân tay thiếu chất gì? bổ sung đủ chất có cải thiện được không?

Chẩn đoán bệnh lý tê chân tay 

Để phát hiện ra bệnh tê chân tay cũng như biến chứng gặp phải, người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng các triệu chứng, bệnh sử. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau: 

  • Điện cơ đo lường mức độ cơ bắp 
  • Chụp X-quang 
  • Chụp CT 
  • Chụp MRI 

Các phương pháp chữa bệnh tê chân tay 

Để chữa bệnh tê chân tay, người bệnh có thể thực hiện một số cách như dùng thuốc, cải thiện các thói quen hằng ngày hoặc cải thiện theo bệnh lý. 

1. Dùng thuốc điều trị 

Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng tê chân tay bao gồm: 

  • Thuốc chống trầm cảm: Là loại thuốc cải thiện tê bì chân tay do đau cơ xơ hóa 
  • Thuốc Gabapentin và pregabalin: Giúp giảm viêm, giảm tê do đau xương hóa cột sống, bệnh thần kinh tiểu đường 
  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc giúp giảm viêm, giảm tê nhức do bệnh đa xơ cứng. 



Dùng thuốc tây điều trị tê nhức chân tay

2. Điều trị theo nguyên nhân 

Với hiện tượng tê chân tay do nguyên nhân sinh lý, người bệnh có thể khắc phục với những thói quen tại nhà như: 

  • Tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ, không mang vác vật nặng 
  • Nghỉ ngơi khi gặp mệt mỏi, đau nhức do bị dây thần kinh chèn ép 
  • Chườm lạnh, chườm nóng: Chườm tay chân bị đau nhức, sưng viêm tê bì 
  • Xoa bóp giúp giảm đau nhức và cải thiện tuần hoàn máu 
  • Tập thể dục, vận động với các bài tập yoga, aerobic để lưu thông máu đồng thời cải thiện sự linh hoạt của các khớp xương 
  • Ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, mệt mỏi 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin C, protein tăng sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi da, phòng xơ vữa động mạch. 

3. Điều trị theo bệnh lý 

Với các bệnh lý đau nhức, tê bì, cần kiểm soát tình trạng bệnh để tránh tê chân tay: 

  • Bệnh tiểu đường: Kiểm soát lượng đường huyết, duy trì chế độ ăn uống ít đường 
  • Thiếu vitamin: Bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể 
  • Nhiễm độc: Điều trị, đào thải độc tố 
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: Kiểm soát lipid ở ngưỡng đảm bảo an toàn 
  • Điều trị các chứng thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp. 

Đẩy lùi tê bì chân tay theo nguyên tắc Đông Y

Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc tây để điều trị tê bì chân tay chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng. Nghĩa là bệnh có thể tái phát liên tục nếu như dừng việc điều trị bằng thuốc. Để khắc phục tình trạng bệnh tái diễn gây khó chịu cho người bệnh thì Đông y chính là phương hướng điều trị chuyên sâu không thể bỏ qua. 

Trong Đông Y, tê bì chân tay thuộc chứng ma mộc trong đó tê [ma] là hiện tượng da bị tê rần, vẫn cảm nhận được kích thích và vẫn có thể vận động bình thường. Còn bì [mộc] là giai đoạn sau của tê chỉ hiện tượng tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn.

Tình trạng tê buốt kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ dàng mất đi cảm giác, đặc biệt bệnh thường gặp về đêm đôi khi kéo theo cả tình trạng chuột rút ở tay chân, co thắt đột ngột.

Những người mắc tê bì thường là do sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Từ đó dễ bị tác động của gió [phong], lạnh [hàn], ẩm thấp [thấp] khiến mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém gây nên tình trạng tê bì chân tay, co mỏi các cơ,  đau nhức xương khớp.

Từ nguyên nhân đó, Đông Y cũng chỉ ra rằng muốn trị tận gốc bệnh cần phát tán phong hàn, giải nhiệt, giải độc tại các khớp và cơ thể. Đồng thời, kết hợp sản sinh chất nhờn, điều hòa khí huyết, bồi bổ máu nuôi dưỡng khớp xương. Đây là tác động chuyển sâu vào tận gốc căn nguyên gây nên tê bì chân tay. 

Trong đó, thì bài thuốc “Cát căn thang” chính là bài thuốc cổ phương có từ lâu đời có khả năng giải cơ, trừ phong hàn, ôn thông kinh lạc đặc trị chứng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy. 

PQA Dưỡng Cốt - đặc trị phong thấp, tê bì chân tay

Sản phẩm PQA Dưỡng Cốt kế thừa từ bài thuốc “Cát căn thang” thúc đẩy bồi bổ khí huyết, thông kinh lạc, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy. Với 100% thành phần thảo dược tự nhiên, sản phẩm phát huy rõ công dụng theo từng giai đoạn, cụ thể như sau: 

  • Tháng thứ 1: Đào thải độc tố qua đường nước tiểu và thoát mồ hôi nhiều. Thúc đẩy giảm tình trạng tê buồn chân tay so với trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Tháng thứ 2: Các dấu hiệu đau nhức xương khớp, tê buồn chân tay được cải thiện. Khi trái gió trở trời cũng không xuất hiện tình trạng đau nhức 
  • Tháng thứ 3: Phục hồi sức khỏe xương khớp, tình trạng tê buồn chân tay không tái phát.

Sử dụng đúng là đủ liệu trình sẽ khiến người bệnh cảm thấy thư thái hơn, tinh thần thoải mái và tình trạng tê bì chân tay không tái phát. Sản phẩm đã giúp rất nhiều người bệnh loại bỏ được tình trạng tê bì chân tay đang gặp:

  • Chị Liễu - Hà Nội sau sinh bị đau mỏi xương khớp, tê chân tay và thường xuyên mệt mỏi vì hạn chế hoạt động. Sau khi được biết và sử dụng PQA Dưỡng Cốt sức khỏe của chị tốt hơn, chị chia sẻ: 

Chị Liễu chia sẻ

  • Chị Hảo - Nam Định bị thoái hóa đốt sống lưng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay sau khi sinh. Qua tìm hiểu và được tư vấn sử dụng PQA Dưỡng Cốt, kiên trì sử dụng chị đã thấy tình trạng tê bì chân tay đã giảm đáng kể. 

Chị Hảo chia sẻ

Đối với những người mắc tê bì chân tay do bệnh lý xương khớp nặng, không có bệnh nền như huyết áp thấp thì nên sử dụng sản phẩm PQA Phòng Phong. Sản phẩm được bào chế từ bài thuốc “Hoạt lạc chỉ thống thang”hỗ trợ trừ phong thấp, mạnh gân cốt, thư giãn xương khớp, giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, thần kinh tọa. An toàn sử dụng cho người bị đau nhức xương khớp do thoái hóa, thần kinh tọa với biểu hiện: Đứng lên, ngồi xuống khó khăn, đau thần kinh vai gáy, tê buồn chân tay, cứng khớp, co duỗi khó khăn.

PQA Phòng Phong - hỗ trợ thư giãn xương khớp,  tê bì chân tay

Cơ chế tác động của PQA Phòng Phong được phân tích chi tiết trong chương trình “Chữa bệnh chữa tận gốc” của Đài truyền hình Nam Định dưới đây: 

Đài truyền hình Nam Định đưa tin về PQA Phòng Phong

Trên đây là một số thông tin về bệnh tê chân tay. Tê chân tay là biểu hiện của bệnh gì là câu hỏi nhiều người đặt ra. Có thể thấy tê chân tay là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp nhiều bệnh lý xương khớp lẫn bệnh lý nguy hiểm khác. Tê nhức chân tay lâu ngày gây suy giảm chức năng vận động, cử động, di chuyển, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, hãy luôn lưu ý các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tê chân tay một cách hiệu quả. 

Gọi ngay theo Hotline: 0818 288 717 hoặc để lại thông tin bệnh trong phần cửa sổ Chat ở góc phải màn hình, chuyên gia PQA sẽ giải đáp miễn phí giúp bạn!

>>Xem thêm: PQA Dưỡng Cốt - Hỗ trợ mạnh gân cốt cho người tê bì chân tay

Chủ Đề