Tên gọi đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Skip to content

Trang chủ / TƯ VẤN TUYỂN SINH / Tổng quan về Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Hơn 60 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày càng trở nên vững mạnh và chiếm được lòng tin của các bậc phụ huynh và sinh viên.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [website: hust.edu.vn], viết tắt là HUST là một trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương AOTULE [Asia-Oceania Top University League on Engineering].

Đại học Bách Khoa Hà Nội là ngôi trường có uy tín trong nhiều năm qua

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập ngày 06/03/1956 theo lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Đây là trường Đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp.

Năm 2014, trường đứng đầu Việt Nam về chỉ số đổi mới, sáng tạo trong bảng xếp hạng Scimago. Và vào năm 2015 Đại học Bách Khoa Hà Nội trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội AOTULE.

Giới thiệu về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Sứ mệnh của Đại học Bách Khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng những lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam.

Mục tiêu phát triển: Xây dựng Đại học Bách Khoa Hà Nội thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hoạt động của sinh viên

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, khuyến khích sinh viên tích cực học tập và tham gia các phong trào của trường tổ chức. Nhà trường hiện có gần 60 câu lạc bộ sinh viên trực thuộc Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các Khoa, Viện trực thuộc, trong đó có hơn 40 CLB học thuật hoạt động tích cực [như CLB tiếng Trung, CLB Hoá học, CLB thuyết trình, CLB Yêu sách Bách Khoa, CLB Thư pháp, CLB Sinh viên NCKH,…]. Các cuộc thi Olympic, Hội chợ việc làm được tổ chức thường xuyên có sự tham gia của đông đảo sinh viên.

Sinh viên trường có thể lựa chọn câu lạc bộ phù hợp để tham gia

Đội ngũ nhân sự

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện có đội ngũ giảng viên với trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ. Tính đến năm 2016, đội ngũ nhân sự của trường có 1952 cán bộ, trong đó 1207 cán bộ giảng dạy, 745 cán bộ phục vụ và hành chính. Cụ thể:

  • Giáo sư: 23 người
  • Phó Giáo sư: 225 người
  • Tiến sĩ Khoa học và Tiến sĩ: 703 người

Số tiến sĩ trên số giảng viên đã vượt quá 55%, đây là một con số đáng ghi nhận của trường vì tỉ trọng này của toàn ngành là 20%.

Cơ sở vật chất

Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 hecta. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo, gần 200 phòng thí nghiệm, và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thao của sinh viên đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng tiêu chuẩn quốc gia, 1 nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn Đông Nam Á, 1 bể bơi tiêu chuẩn quốc gia, sân tennis tiêu chuẩn quốc gia,…

Trường có một khu ký túc xá với 420 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 4200 sinh viên Tổng diện tích đất sử dụng của Trường: 252.857m², nơi làm việc 15.252m², nơi học 78.846m², nơi vui chơi giải trí: 29.321m², 1 nhà câu lạc bộ sinh viên với 350 chỗ được trang bị âm thanh hiện đại và 1 trung tâm y tế.

Địa điểm học: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phía trước cổng của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thành tựu

Trong 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2006, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba,…

Cựu sinh viên nổi bật

Á hậu Thùy Trang

Á hậu Thùy Trang tốt nghiệp loại giỏi ngành Quản trị kinh doanh của khoa quốc tế thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm trung bình chung 3.0 và điểm tiếng Anh IELTS đạt 5.5.

Chân dung Á hậu Thùy Trang

Nguồn: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Nguyễn Văn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam. Với 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1956-1965

Trong giai đoạn này các thế hệ cán bộ và sinh viên của Trường đã trải qua chặng đường đầu tiên với muôn vàn khó khăn, thách thức. Trường đã bắt đầu gần như từ không đến có để trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Ngày 15-10-1956 trường đã chính thức làm Lễ khai giảng khóa học chính quy đầu tiên cho gần 1000 sinh viên thuộc 14 chuyên ngành của 4 Liên khoa Cơ – Điện, Mỏ – Luyện kim, Hóa – Thực phẩm và Xây dựng. Trong giai đoạn này đã đào tạo khoảng 4000 kỹ sư công nghiệp hệ chính quy, thực hiện hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học và hợp đồng kinh tế – kỹ thuật.

Giai đoạn 1965-1975

Trong giai đoạn này Trường đã không ngừng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng toàn diện để tham gia xây dựng CNXH trước mắt và lâu dài. Gắn nội dung giảng dạy và nghiên cứu khoa học với cuộc cách mạng kỹ thuật, đào tạo cán bộ thích ứng với yêu cầu về kinh tế, quốc phòng của Việt Nam. Trường đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều đề tài vào sản xuất và phục vụ quốc phòng. Trường đã đào tạo được gần 7000 SV tốt nghiệp hệ chính quy và 2302 SV hệ tại chức thuộc 58 chuyên ngành. Hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, gần 200 cán bộ và trên 2700 SV lần lượt nhập ngũ bổ sung kịp thời một số đáng kể cán bộ kỹ thuật cho quân đội nhân dân Việt Nam.

Giai đoạn 1975-1985

Trường đã triển khai và thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật của Việt Nam về số lượng, chất lượng và đa dạng ngành nghề. Trường đã tiến hành cải tiến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kết hợp học với hành, kết hợp nghiên cứu tại Trường với phục vụ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ Khoa học- kỹ thuật trình độ cao, năm 1976 Trường đã mở hệ đào tạo sau đại học và năm 1979 bắt đầu tuyển nghiên cứu sinh thuộc 9 chuyên ngành. Trong giai đoạn này được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã được hiện đại hóa. Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn này đã tiến bộ vượt bậc, tính đến năm 1985 số cán bộ giáo dục và phục vụ giáo dục là 1467 người, trong đó có trên 33% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, đã đào tạo gần 9000 kỹ sư hệ chính quy, 2200 kỹ sư hệ tại chức và 26 tiến sĩ, phó tiến sĩ.

Giai đoạn 1986 đến nay

Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm Nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ tiên tiến của Việt Nam. Trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và sau ĐH, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ.

Hiện nay Trường có quan hệ hợp tác trong đào tạo, Nghiên cứu khoa học với trên 200 trường đại học, trung tâm Nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế. Thông qua hợp tác quốc tế, trường đã cử khoảng 500 cán bộ và sinh viên đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi,…Xây dựng hàng chục dự án quốc tế về đào tạo, trang bị, Nghiên cứu khoa học để góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Trường.

Bộ GD-ĐT Việt Nam đã giao cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện bốn chương trình đào tạo tiên tiến là chương trình Cơ – Điện tử, Công nghệ Vật liệu, Điện – Điện tử và Kỹ thuật Y Sinh. Từ năm 1986 đến nay cơ sở vật chất của Trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh viên không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, tháng 9/2006 Trường đã đưa vào sử dụng Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với mức đầu tư 199 tỷ VNĐ.

Năm 2006, Trường đã xây dựng Đề án: ‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030. Ngày 01 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGDĐT phê duyệt bản Đề án này.

Video liên quan

Chủ Đề