Thảm thực vật thảo nguyên phát triển tốt nhất trên nhóm đất

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm nội dung lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất

Câu 1: Nhóm đất nào sau đây không phân bố ở môi trường đới ôn hoà?

A. Pôtdôn. B. Nâu và xám. C. Đen. D. Đài nguyên.

Câu 2: Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu

A. Ôn đới khô.

B. Ôn đới ẩm.

C. Cận cực.

D. Cận cực lục địa.

Câu 3: Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu

A. Ôn đới lục địa lạnh.

B. Ôn đới hải dương.

C. Ôn đới lục địa nửa khô hạn.

D. Ôn đới lục địa khô.

Câu 4: Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới lạnh?

A. Pôtdôn. B. Nâu và xám. C. Đen. D. Đài nguyên.

Câu 5: Nhóm đất nào sau đây phân bố ở môi trường đới ôn hoà?

A. Pôtdôn. B. Đỏ, nâu đỏ. C. Feralit đỏ vàng. D. Đài nguyên.

Câu 6: Khí hậu nhiệt đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

A. Rừng lá kim và đất pôtdôn.

B. Thảo nguyên và đất đen.

C. Rừng cận nhiệt đới và đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

D. Xavan và đất đỏ, nâu đỏ

Câu 7: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

A. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất pôtdôn.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo .Đất đỏ vàng [feralit] hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 8: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc. Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc

C. Xavan, cây bụi. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng [feralit] hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 9: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào?

A. Từ chí tuyến Bắc [23o27’B ] lên vòng cực Bắc [66o33’B] .

B. Từ chí tuyến Nam [23o27’N] lên vòng cực Nam [66o33’N].

C. Từ vòng cực Bắc [66o33’B] lên cực Nam [90oN].

D. Từ vòng cực Nam [66o33’N] lên cực Nam [90oN].

Câu 10: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật.

A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm,r ừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt .

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 11: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao

A. Từ 0m đến 500m.

B. Từ 500m đến 1200m.

C. Từ 1200m đến 1600m.

D. Từ 1600m đến 2000m.

Câu 12: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật:

A. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

C. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

D. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi.

Câu 13: Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố

A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Độ cao. D. Sông ngòi.

Câu 14: Nguyên nhân thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình là

A. Chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao.

B. Lượng mưa thay đổi.

C. Lượng ánh sáng thay đổi.

D. Gió thay đổi.

Câu 15: Đất chịu tác động mạnh mẽ nhất của điều kiện

A. Khí hậu và sinh vật.

B. Khí hậu và sông ngòi.

C. Khí hậu và độ cao.

D. Địa hình.

Câu 16: Ở vùng núi, càng lên cao thì nhiệt độ và áp suất không khí càng

A. Càng giảm.

B. Càng tăng.

C. Không giảm, không tăng.

D. Giảm đều.

Câu 17: Trên cùng một diện tích có tính đồng nhật nhất định, các loài thực thường

A. Sống chung với nhau.

B. Đấu tranh với nhau.

C. Tách rời nhau.

D. Tận diệt lẫn nhau.

Câu 18: Kiểu rừng nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp

B. Rừng lá kim.

C. Rừng cận nhiệt ẩm

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 19: Nguyên nhân sự thay đổi thực vật và đất theo độ cao do

A. Lượng mưa.

B. Ánh sáng và ẩm.

C. Khác nhau về nhiệt và ẩm.

D. Khí áp.

Câu 20: Nhận xét nào không đúng về kiểu thảm thực vật xavan?

A. Nằm ở vùng có kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.

B. Phát triển trên đất đỏ, nâu đỏ.

C. Là những dạng cây bụi.

D. Nằm ở vùng có kiểu ôn đới lục địa.

Câu 21: Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

A. Hoang mạc và bán hoang mạc.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Câu 22: Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

c. Rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 23: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật chính nào dưới đây?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 24: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là

A. Rừng nhiệt đới ẩm – đất đỏ vàng.

B. Rừng lá rộng – đất đỏ nâu.

C. Xavam – đất đỏ vàng.

D. Rừng nhiệt đới ẩm – đất nâu.

Câu 25: Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Đất.

D. Sinh vật.

Câu 26: Ở độ cao trên 2800 m thuộc dãy Cap-ca là sự phân bố của kiểu thảm thực vật và loại đất nào sau đây?

A. Rừng lá kim và đất pôt-dôn.

B. Đồng cỏ núi và đất đồng cỏ.

C. Băng tuyết.

D. Địa y và đất sơ đẳng.

Câu 27: Nhóm đất nào dưới đây tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đất pốt dôn.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt.

C. Đất đỏ vàng [feralit], đen nhiệt đới.

D. Đất xám, đất nâu.

Câu 28: Đại bộ phận rừng lá kim phân bố ở khu vực nào dưới đây?

A. Hoa Kì và Liên Bang Nga.

B. Canada, Bắc Âu và Liên Bang Nga.

C. Nam Âu, Hoa Kì và Trung Quốc.

D. Canada, Nam Âu và Bắc Á.

Câu 29:Ở độ cao 2000 – 2800m trên dãy Cap-ca chỉ có loài thực vật nào sống được?

A. Các loại cây lá kim.

B. Các loại cây xương rồng.

C. Các loại cây địa y.

D. Các loại cây bụi, xavan.

Câu 30:Nơi nào dưới đây ở miền Bắc nước ta có thể phát triển các loại rau quả ôn đới [đào, mận, dâu tây, rau cao cấp] và các loại hoa xứ lạnh?

A. Lạng Sơn.

B. Sa Pa.

C. Sơn La.

D. Hà Giang.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã có thể nắm bắt được những nội dung chính cũng như trau dồi được kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm và có đáp án kèm theo về bài sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, bài viết cho chúng ta biết được sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất, các nhóm đất, các loại thảm thực vật... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lí lớp 10. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc cũng như những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Bài 19. sụ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐÂT TRÊN TRÁI ĐẤT MỨC Độ CẦN ĐẠT Hiểu được quy luật phân bố của một sô loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất. Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất. Sử dụng bản đồ để trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất. KIẾN THỨC Cơ BẢN Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ SựPHÂN BỐ SINH VẬT VÀ DAT THEO vĩ ĐỘ Môi trường địa lí Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính Đới lạnh - Cận cực lục địa - Đài nguyên - Đài nguyên Đới ôn hoà Ôn đới lục địa [lạnh] Ôn đới hải dương Rừng lá kim Rừng lá rộng và rừng hỗn họp Thảo nguyên Pôtdôn Nâu và xám Đen Ồn đới lục địa [nửa khó hạn] Cận nhiệt gió mùa Cận nhiệt địa trung hải Cận nhiệt lục địa Rừng cận nhiệt đới ẩm Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt -1 loang mạc và bán hoang mạc Đó vàng Đỏ nâu Xám Đới nóng Nhiệt đới lục địa Nhiệt đới gió mùa Xích đạo Xavan Rừng nhiệt đới ẩm Rừng xích dao Đỏ, đó nâu Đỏ vàng [feralit] Đỏ vàng [feralit] li. Sự phân bô đất và sinh vật theo độ cao Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Sự khác nhau về nhiệt và ẩm như vậy đã tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIŨA BÀI Dựa vào các hình 19.1, 19.2 [trang 70 - SGK] và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao? Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi các vĩ tuyến từ 60° về cực. Châu Phi và chàu Đại Dương khổng có thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên, vì không có bộ phận lãnh thổ nào nằm ở vùng vĩ độ trên. Châu Nam Cực cũng không có, do châu này là bãng. Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy? Phân bố ở các châu: Á, Âu, Mĩ, Đại Dương, Phi. Vì đới này có diện tích lục địa lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ở những châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao? Chiếm ưu thê' ở châu Phi, Mĩ và Á; ngoài ra có ở châu Đại Dương. Vì các châu lục này có một diện tích lãnh thổ rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng. Không có ở châu Âu, vì lãnh thố châu Âu nằm trong môi trường đới ôn hòa; không có ở Nam Cực, vì châu lục này nằm ở môi trường đới lạnh. Dựa vào hình 19.11 [trang 73 - SGK] và kiến thức đã học, em hãy cho biết ở sườn Tây dãy Cap-ca từ chân núi lên đinh có những vành đai thực vật và đất nào? Vành đai thực vật: Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên. Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pôtdôn, đất đồng cỏ núi, đất đài nguyên, băng tuyết. GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI 1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ? Nguyên nhân: khí hậu [chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm]. + Chê' độ nhiệt, ẩm quyết định đến sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất. Chê' độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình. + Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bô' đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ quy luật phân bô' này. Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì? - Sự khác nhau về nhiệt và ẩm theo độ cao là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao. Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm, kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao. Dựa vào hình 19.1 và 19.2 [trang 70 - SGK], hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80"Đ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở những phạm vi vĩ tuyến nào? Đới khí hậu Vĩ tuyến Thảm thực vật Nhóm đất - Đới lạnh 65" - 75" - Đài nguyên - Đài nguyên - Đới ôn hòa 50" - 65° 56" - 58" 30" - 56" 37" - 42" 34" - 35" Rừng lá kim Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới. Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đổng cỏ núi cao. Hoang mạc, bán hoang mạc Rừng lá kim Đất pôtdôn Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới. Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao. Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc. Đất đỏ vàng cận nhiệt đới. - Đới nóng 5" - 30" - Rừng nhiệt đới, xích đạo - Đất đỏ vàng [feralit], đen nhiệt đới. CÂU HỎI Tự HỌC Nguyên nhân gây ra sự phân bô' thảm thực vật và đất theo vĩ độ là: A. Độ cao. B. Lượng mưa. c. Quan hệ nhiệt và ẩm. D. Ánh sáng và ẩm. Rửng ì á kim ôn đới tương tự rừng lá rộng ÔI1 đới ỏ điểm: Đều có thành phần loài nghèo, nhưng số lượng cá thể của loài lớn. Đều phân bô' ở những vùng có khí hậu lạnh, ẩm. c. Đều phát triển trên đất pôtdôn. D. Đều có cây sồi, dẻ gai, bồ đề. Loại đất tốt nhất trẽn thê giới, có màu đen, được gọi là "ông hoàng của các loại đất" nằm ở: A. Cận nhiệt. B. Nhiệt đới. c. Rừng ôn đới. D. Thảo nguyên ôn đới. Đất feralit dỏ vàng thường không dược hình thành trong điều kiện: Khí hậu cận nhiệt gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. c. Vùng rất khô hạn của nhiệt đới và cận nhiệt. D. Khí hậu cận xích đạo. Đất ở miền núi cao khác với đất đồng bằng ở chỗ có: A. Đai đất đỏ cận nhiệt. B. Đai đất đồng cỏ. c. Đai đất pôtdôn. D. Đai đất rừng màu nâu.

Video liên quan

Chủ Đề