Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress dass 42

Rối loạn lo âu là một trong số những bệnh tâm lý gây nguy hiểm nhất hiện nay. Chứng bệnh này sẽ chỉ được điều trị triệt để nếu người bệnh tìm ra đúng nguyên nhân chính gây ra; đồng thời, nếu không được phát hiện sớm sẽ có thể nhanh chóng biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vậy làm sao để biết bạn có đang mắc phải rối loạn lo âu? Bạn mắc rối loạn lo âu ở mức độ nào?…. Thì dưới đây là một số thang đánh giá rối loạn lo âu mà bạn nên biết.

Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress dass 42

1. Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS)

Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần (DASS) được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện và trung tâm trị liệu tâm lý. Thang là tổ hợp 3 thang tự đánh giá được thiết kế để đo mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu cốt lõi của u sầu, lo lắng và căng thẳng.

DASS được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rối loạn tâm lý. Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều dữ liệu nghiên cứu) là DASS được phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện trầm buồn, lo lắng và căng thẳng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn tâm lý. Do đó, DASS không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán lâm sàng dựa trên các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM và ICD.

Phiên bản gốc gồm 42 câu chia cho 3 thang, mỗi thang gồm 14 câu. Phiên bản rút gọn gồm 21 câu, mỗi thang gồm 7 câu.

Mục đích:

· Đo lường, sàng lọc mức độ ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.

· Có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng của thân chủ với trị liệu ở từng quá trình (Gomez, 2016).

Độ tuổi: từ 15 tuổi trở lên

Đối tượng: Thân chủ có biểu hiện ưu sầu, lo sợ, căng thẳng tinh thần.

Thành phần thang đo: Phiên bản DASS 21 gồm 21 câu, mỗi thang D, A, S có 7 câu. Mỗi câu được tính điểm từ 0 (Điều này hoàn toàn không xảy ra với tôi) đến 3 (Rất thường xảy ra, hay hầu hết lúc nào cũng có)

· D (Depress – U sầu): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chạp, thiếu hứng thú, mất năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động.

· A (Anxiety – Lo sợ): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run rẩy, khô miệng, khó thở, trống ngực, đổ mồ hôi, và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng.

· S (Stress – Căng thẳng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả lỏng, dễ buồn bã/kích động, cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn.

Test trầm cảm là điều rất nhiều người nghĩ đến khi có những nghi ngờ về tình trạng tâm lý của bản thân. Vậy test trầm cảm có thực sự đánh giá được mức độ rối loạn tâm lý không?

Ý nghĩa của test trầm cảm

Test trầm cảm là những bài kiểm tra về trạng thái cảm xúc, tâm trạng, khả năng và mức độ trầm cảm của bạn. Những bài test trầm cảm sẽ giúp xác định 1 phần xem bạn có đang rơi vào trạng thái trầm cảm hay không.

Test trầm cảm nhằm giúp các bác sĩ, chuyên gia có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng tâm lý, mức độ trầm cảm của thân chủ. Từ đó, họ sẽ có những phương án điều trị thích hợp cho từng cá nhân thân chủ.

Trong trường hợp, thân chủ đang gặp tình trạng bất thường nhưng có triệu chứng giống trầm cảm, những bài test trầm cảm sẽ giúp xác định xem nguyên nhân của tình trạng này có phải do trầm cảm hay không.

Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress dass 42

Ngoài ra, với những bài test trắc nghiệm về trầm cảm, bạn có thể tự thực hiện và đối chiếu kết quả với những thang điểm của từng bài test để đánh giá tình trạng tâm lý của bản thân.

Các bài test trầm cảm phổ biến

Có rất nhiều bài test trầm cảm đã được công nhận trên thế giới. Dưới đây là một số bài test phổ biến nhất, được rất nhiều bác sĩ tâm thần, chuyên gia trị liệu tâm lý lựa chọn để đánh giá tâm lý của người test.

Thang trầm cảm BECK

Đây là thang tự đánh giá về cảm xúc và mức độ trầm cảm của người thực hiện test. Bài test này gồm 21 câu hỏi khác nhau. Tất cả đều có sẵn câu trả lời để người test lựa chọn. Mỗi đáp án của một câu hỏi sẽ tương ứng với một mức điểm nhất định. Tổng điểm sau khi kết thúc bài test sẽ được chia theo từng mức độ để hỗ trợ xác định tình trạng tâm lý của người thực hiện.

Với bài test thang trầm cảm BECK, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà khi có những biểu hiện của trầm cảm.

Thang đánh giá trầm cảm Hamilton

Thang đánh giá trầm cảm Hamilton là hệ thống gồm 21 câu hỏi, trong đó chỉ tính điềm 17 câu hỏi đầu tiên, 4 câu hỏi còn lại để hỗ trợ các bác sĩ, chuyên gia đánh giá thêm về tình hình của người thực hiện.

Tương tự thang trầm cảm BECK, mỗi câu hỏi sẽ có sẵn đáp án để lựa chọn và số điểm cho từng đáp án đó. Tổng điểm của tất cả các đề mục sẽ là căn cứ đánh giá mức độ trầm cảm của người thực hiện bài test.

Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress dass 42

Thang trầm cảm PHQ

Thang trầm cảm PHQ gồm 9 câu hỏi khác nhau. Đây gần như là thang đánh giá ngắn gọn nhất và có độ chính xác tương đối cao. Vậy nên thang trầm cảm PHQ được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên.

Đây cũng là bộ câu hỏi đã có đáp án và mỗi đáp án sẽ tương ứng với một mức điểm nhất định để đánh giá mức độ trầm cảm của bạn. Bạn có thể tự thực hiện bài test này online hoặc cùng với các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Bảng đánh giá lo âu, trầm cảm, stress DASS

Lo âu, trầm cảm, stress là 3 vấn đề rất thường gặp ở tâm lý ở con người và thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Bảng đánh giá DASS là cách đơn giản và hiệu quả để đánh giá 3 tình trạng lo âu, stress, trầm cảm của mỗi người.

Có 2 tháng đánh giá là DASS 21 và DASS 42, tương ứng với số câu hỏi trong mỗi bài test. Khi bạn thực hiện xong bài test, bạn sẽ nhận được kết quả về tình trạng của từng trạng thái lo âu, stress, trầm cảm. Tùy theo mức độ rối loạn, bạn có thể đang gặp vấn đề với một hoặc một số rối loạn tâm lý với 3 trạng thái đó.

Một số thang đánh giá trầm cảm khác

Còn rất nhiều những thang đánh giá trầm cảm khác đã được công nhận và sử dụng trên toàn thế giới. Đặc biệt, với những nhóm đối tượng khác nhau sẽ có những thang trầm cảm riêng biệt như: thang đánh giá trầm cảm cho người cao tuổi, cho phụ nữ sau sinh, cho thanh thiếu niên…

Test trầm cảm có thực sự đánh giá được mức độ trầm cảm không?

Các bài test không có giá trị cho toàn bộ chẩn đoán của bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý. Những bài test sẽ có nhiệm vụ giúp họ có cái nhìn tổng quan và hỗ trợ trong chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng cá nhân.

Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, test trầm cảm cần được kết hợp thêm các phương pháp hỏi chuyện lâm sàng, quan sát hay thăm khám về hệ thần kinh, hệ nội tiết… trong quá trình đánh giá/khám khác.

Vậy nên, bạn có thể tự thực hiện các bài test trầm cảm tại nhà và tham khảo kết quả để đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu kết quả về tình hình trầm cảm từ mức độ nhẹ trở lên, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám, trung tâm tâm lý… để được bác sĩ, chuyên gia chẩn đoán chính xác hơn.

\>>> Xem thêm: Trị liệu tâm lý cho người trầm cảm tại Trung tâm tâm lý DR.PSY

Test trầm cảm tại ứng dụng DR.PSY

Ứng dụng DR.PSY được trung tâm tâm lý DR.PSY xây dựng nhằm tạo một không gian cho mọi người có thể tiếp cận gần hơn, thuận tiện hơn với những bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Thang đánh giá lo âu trầm cảm stress dass 42

Tại ứng dụng DR.PSY, chúng tôi đã cập nhật rất nhiều bài test tâm lý khác nhau để người dùng có thể thuận tiện sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số bài test tại app như:

  • Thang trầm cảm BECK
  • Thang trầm cảm PHQ
  • Bảng đánh giá lo âu, trầm cảm, stress DASS
  • Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi GDS
  • Thang đánh giá trầm cảm sau sinh EPDS
  • Cùng nhiều bài test tâm lý khác.

Bạn có thể download ứng dụng theo link dưới đây:

iOS: https://apps.apple.com/gh/app/dr-psy/id1558412671

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=dr.psy&hl=vi&gl=US

Những kết quả sau khi thực hiện bài test của bạn sẽ được DR.PSY lưu trữ và bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn nếu kết quả của bạn không quá tốt và sẽ hỗ trợ tư vấn nếu bạn có nhu cầu.

Để đăng ký gói khám sức khỏe tinh thần tại DR.PSY cho bản thân và gia đình, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây: