Thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn trên 20tr năm 2024

Theo quy định hiện nay, hóa đơn trên 20tr sẽ phải được thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản. Vậy trường hợp hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt thì xử lý như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây

Quy định của pháp luật về hóa đơn trên 20 triệu

Hóa đơn trên 20tr bằng tiền mặt có được khấu trừ thuế GTGT không?

Theo khoản 10 điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC, điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là:

– Có hóa đơn GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với HHDV từ 20 triệu đồng trở lên (trừ nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài)

Như vậy:

Nếu hóa đơn đầu vào trên 20tr, bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt (thường là chuyển khoản) thì mới được khấu trừ thuế GTGT.

Nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT dù thanh toán theo hình thức nào.

Hóa đơn trên 20tr bằng tiền mặt có được tính vào chi phí được trừ không?

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, để khoản chi được tính vào chi phí được trừ, một trong các điều kiện là:

Hoá đơn mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, hóa đơn trên 20tr bằng tiền mặt sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Doanh nghiệp cần lựa chọn một hình thức thanh toán hợp lệ như chuyển khoản.

Cách xử lý hóa đơn trên 20tr thanh toán bằng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn trên 20tr năm 2024

Vậy, nếu DN đã chót thanh toán hóa đơn có giá trị trên 20tr bằng tiền mặt thì phải xử lý như thế nào?

Bước 1: DN cần liên hệ với phía nhà cung cấp đề nghị thanh toán lại bằng chuyển khoản.

Bước 2: Nếu nhà cung cấp đồng ý, DN tiến hành chuyển khoản thanh toán hóa đơn cho phía nhà cung cấp.

Bước 3: Sau đó nhà cung cấp chuyển sẽ chuyển khoản hoặc rút trả lại khoản tiền mặt trước đó đã nhận.

Bước 4: Hai bên làm thủ tục xử lý hóa đơn điện tử ghi sai hình thức thanh toán, từ “tiền mặt” thành “chuyển khoản”.

Bước 5: Lập các bút toán điều chỉnh

Nợ TK 111 Có TK 331 (bút toán điều chỉnh của bút toán thanh toán bằng tiền mặt đã ghi trước đó)

Nợ TK 331 Có TK 112 (khi thanh toán lại cho NCC bằng hình thức chuyển khoản)

Nợ TK 138 Có TK 111 (ghi nhận khoản phải thu khác do thanh toán thừa cho NCC)

Nợ TK 112 Có TK 138 (khi được NCC thanh toán lại bằng hình thức chuyển khoản)

Chia nhỏ hóa đơn để thanh toán bằng tiền mặt có được không?

Thực tế hiện nay, một số DN đã chia nhỏ thành nhiều hóa đơn để giá trị mỗi hóa đơn trên 20 triệu và thanh toán bằng tiền mặt.

Khoản 5, Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn vấn đề này như sau. Nếu mua hàng của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu, nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và tổng giá trị các hóa đơn vẫn đạt từ 20tr trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Trường hợp doanh nghiệp cố ý xuất hóa đơn nhiều ngày khác nhau để “lách luật”, DN có thể bị phạt về hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm.

Bởi lẽ ngày lập hóa đơn phải là ngày bàn giao xong quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phải khớp với ngày trên biên bản bàn giao, nghiệm thu…

Hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ xử lý nhanh chóng nếu gặp phải tình trạng lỡ thanh toán hóa đơn trên 20 triệu bằng tiền mặt.

Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản cần xử lý như thế nào? Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng bắt đầu từ năm 2009, điển hình là việc chuyển khoản ngân hàng áp dụng với các hóa đơn có giá trị tối thiểu là 20 triệu. Dưới đây là một số thông tin quan trọng kế toán cần lưu ý khi thanh toán hóa đơn đầu vào.

Thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn trên 20tr năm 2024

Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản là vấn đề nhiều kế toán gặp phải.

1. Quy định về thanh toán đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài Chính có quy định về trường hợp hóa đơn đầu vào trên 20 triệu. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi các hóa đơn có giá trị 20 triệu trở lên có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, tức là phải được chuyển khoản qua ngân hàng. Quy định này không áp dụng đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng; hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng với mức giá đã có thuế GTGT và trường hợp hóa đơn mua vào đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại mục hướng dẫn khấu trừ các khoản chi phí cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính có quy định về việc các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng (đã gồm thuế GTGT). Dựa vào các quy định trên, đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu, để được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí, bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. \>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xử lý sai sót với hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế.

2. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản có được chấp nhận không?

Đối với hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng, nếu bên mua thực hiện thanh toán tiền mặt sẽ xảy ra 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Bên mua thanh toán tiền mặt cho bên bán đồng thời bên bán xuất hóa đơn GTGT trên 20 triệu cho bên mua. Trường hợp này hóa đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản của bên mua sẽ không được khấu trừ, bên bán sẽ bị phạt. Trường hợp 2: Bên mua dùng tài khoản cá nhân chuyển khoản cho bên bán, bên bán xuất hóa đơn GTGT cho bên mua. Trường hợp này xét về phía bên bán thì hoàn toàn hợp lệ, nhưng hóa đơn GTGT trên 20 triệu của bên mua sẽ không được khấu trừ và bị loại ra.

Thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn trên 20tr năm 2024

Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu thanh toán tiền mặt sẽ bị loại khỏi chi phí.

Trường hợp 3: Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu, thanh toán một nửa tiền mặt. Bên mua sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã thực hiện chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT. \>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

3. Cách xử lý hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt

Một số trường hợp bên mua đã thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng thì phải xử lý như thế nào? Phương án 1: Liên hệ bên bán, hai bên cùng ra ngân hàng viết sẵn ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản của bên bán. Sau khi nhận được tiền trong tài khoản, bên bán rút tiền ra trả lại tiền mặt hoặc trả lại bằng séc. Phương án 2: Liên hệ bên bán và làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài làm giấy nộp tiền vào tài khoản của bên mua. Phương án này chỉ thực hiện khi hai bên là đối tác quen biết.

Thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn trên 20tr năm 2024

Một số phương án xử lý khi bên mua đã thanh toán tiền mặt đối với hóa đơn trên 20 triệu.

Phương án 3: Sang bên đối tác thương lượng để lấy tiền mặt sau đó mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi, chuyển khoản sang tài khoản của công ty bên bán. Phương án 4: Thực hiện theo Công văn 4785/TCT-KK ngày 12/11/2015 của Tổng cục Thuế Căn cứ theo Công văn số 4785/TCT-KK của Tổng cục Thuế trả lời Công văn số 5823 của của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai về việc khách hàng của Điện lực Long Khánh - Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đề nghị được thanh toán lần 2 qua ngân hàng để đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT, Tổng cục Thuế đã đưa ra hướng dẫn như sau: - Căn cứ theo Điểm a, b, Khoản 2, Điều 12, Luật thuế số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008; Khoản 6, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013, điều kiện để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: “a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

  1. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng". Mặt khác, tại Khoản 5, Điều 10, Chương II, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài Chính hướng dẫn: “Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh: - Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định. - Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.” - Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thanh toán hóa đơn trên 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT), nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn đầu vào với công ty xây dựng. Nếu trường hợp công ty có hóa đơn mua bán đầy đủ nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thực hiện thanh toán tiền mặt, Tổng cục Thuế giao cho Cục Thuế TP. Đồng Nai xem xét cho cong ty tự điều chỉnh và chịu trách nhiệm về điều chỉnh để có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT, nhưng phải chuẩn bị trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Trên đây là một số hướng dẫn xử lý trong trường hợp hóa đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản. Kế toán có thể tham khảo thông tin và lưu ý khi nhận hóa đơn đầu vào, tránh những rắc rối phát sinh dẫn tới không được khấu trừ thuế. Để nhận thêm tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Hóa đơn bao nhiêu tiền phải thanh toán chuyển khoản?

Như vậy, các khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng trở lên, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán.

Thanh toán tiền mặt tối đa bao nhiêu?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi bên bán xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng, bên mua sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải sử dụng thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Giao dịch bao nhiêu phải chuyển khoản?

Từ ngày 1-12, ngân hàng, công ty chứng khoán, bất động sản, xổ số... đều phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước những giao dịch có trị giá từ 400 triệu đồng trở lên. Quy định này được nêu ra trong quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiền lương bao nhiêu thì phải chuyển khoản?

\==> Như vậy theo quy định trên đây thì chỉ có trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từng lần từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì mới phải thực hiện chuyển khoản.