Thầy giảng vì sao bạn bị lừa tiền

Đại học Ngoại thương phản hồi về sự việc gây xôn xao trên mạng xã hội

Bài viết tố cáo một tiến sĩ của Đại học Ngoại thương đang gây xôn xao trên mạng xã hội, nhà trường đã lên tiếng.

Bài viết trên mạng xã hội nhắc đến một giảng viên ĐH Ngoại thương gây xôn xao mạng xã hội. [Ảnh: FTU].

Chiều 13/12, Đại học Ngoại thương đăng thông tin công khai trên fanpage chính thức:

"Về nội dung tố cáo nặc danh một viên chức của nhà trường được chia sẻ qua các trang mạng xã hội và diễn đàn từ đầu giờ sáng nay [Thứ hai, 13/12/2021], trường Đại học Ngoại thương khẳng định, luôn dành ưu tiên cao nhất cho 5 đảm bảo:

- Đảm bảo môi trường sư phạm,

- Đảm bảo kỷ cương học đường và nói không với tiêu cực,

- Đảm bảo chất lượng giảng dạy,

- Đảm bảo tính chính trực,

- Đảm bảo quyền lợi của người học.

Do người đưa thông tin sử dụng tài khoản không xác định được danh tính để đăng tải, nên tuy nhà trường đã nỗ lực liên hệ nhưng vẫn chưa tiếp cận được để trực tiếp tìm hiểu, xác minh các vấn đề liên quan và hướng dẫn các thủ tục theo quy định về khiếu nại, tố cáo; vì vậy, để có thông tin chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi của người học [nếu vụ việc có thật] cũng như tránh việc lợi dụng các diễn đàn và trang mạng xã hội để bôi nhọ uy tín của cá nhân và tổ chức [nếu vụ việc không có thật]; ngoài việc yêu cầu giảng viên có liên quan giải trình bằng văn bản, Nhà trường cũng đã quyết định mời cơ quan công an điều tra, xác minh, làm rõ. Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào về phía viên chức do Nhà trường quản lý, Nhà trường sẽ xử lý ngay và xử lý nghiêm.

Trong khi cơ quan công an chưa có kết luận, nhà trường đề nghị các cơ quan báo chí cũng như các tổ chức, cá nhân không đăng hay chia sẻ tin về vấn đề này để đảm bảo uy tín của tổ chức và cá nhân.

Chúng tôi sẽ kịp thời thông tin ngay khi nhận được kết quả xác minh từ cơ quan công an và xin chân thành cảm ơn các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân đã luôn thiện chí phối hợp, đồng hành với Nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, năng động, sáng tạo".

Bài viết không rõ danh tính tố cáo giảng viên quấy rối, lừa tiền

Bài viết đăng tải trên mạng xã hội đang thu hút hàng chục ngàn lượt tương tác, quan tâm của dư luận. Bài viết có nội dung "gây sốc", tố cáo một giảng viên Đại học Ngoại thương lừa tiền, "đụng chạm nhạy cảm" với nữ sinh.

Theo người đăng bài tự giới thiệu, cô là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. Cô cho biết: "Em thực sự vô cùng bế tắc và tuyệt vọng cả một thời gian dài nhưng vì bị đe dọa quá mức nên hôm nay có thế nào đi nữa em cũng quyết nói hết về bộ mặt thật của một thầy giáo không có đạo đức của ngôi trường em từng học đại học và thạc sĩ - Đại học Ngoại thương Hà Nội".

Bài viết tố cáo một Tiến sĩ Đại học Ngoại thương quấy rối và lừa tiền nữ sinh đang gây xôn xao trên mạng xã hội [Ảnh chụp màn hình].

Người mà cô gái trong bài viết lên tiếng tố cáo là Tiến sĩ N.N.Đ - giảng viên dạy Marketing của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, từng là Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế và hiện là Phó khoa Đào tạo Quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương chính.

Bài viết của cô gái khá dài, khẳng định có nhiều bằng chứng, tin nhắn điện thoại chứng minh lời nói của cô là thật. Cô nói rằng cách đây mấy năm, cô được thầy Đ. hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp. Sau đó, cô tiếp tục học thạc sĩ tại trường và gặp lại thầy Đ.

"Ít nhiều thầy trò biết nhau rồi nên thầy hay rủ uống cafe ở ngoài trường. Chuyện chẳng có gì nếu chỉ có vậy, nhưng không ít lần, không biết thầy vô tình hay cố ý nhưng thường xuyên đụng chạm vào tay, đùi em. Em đã phản ứng lại thì thầy nói thầy chỉ vô tình thôi. Thầy rất hay nhắn tin cợt nhả và những hình ảnh khá nhạy cảm. Em còn lưu những tin nhắn của thầy Đ. Việc quấy rối này còn diễn ra nhiều lần nữa cả bằng lời nói, hành động và tin nhắn", bài viết có đoạn.

Tiếp đó, bài viết nêu: "Thời gian làm luận văn có liên quan đến việc chạy khảo sát, thống kê, thầy có nói với em là không cần phải lo hay phải làm gì đâu vì thầy có của TTNCĐL ngay gần trường sẽ xử lý giúp em việc này. Em cũng rất ngại nhưng thầy cũng bảo mất chút tiền thôi. Thấy em do dự nên thầy kể tên một số thầy cô ở trong trường và trường khác mà thầy đã giúp "làm luận án" và "viết hộ bài báo" để em yên tâm. Em cũng sợ chuyện lộ ra ngoài thì ko hay nhưng thầy bảo việc này yên tâm vì thầy làm việc này nhiều rồi, em không phải lo. Thầy cũng cho em xem một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế mà thầy đứng tên chung với mọi người". 

Không dừng lại ở đó, người viết bài tố rằng thầy Đ. gợi ý giúp cô xin về làm việc tại Đại học Ngoại thương với một chi phí "khủng".

"Thầy bảo chỉ cần em muốn, việc ở trường thì đơn giản do thầy quen hết lãnh đạo trường. Cửa nào thầy cũng lo được. Tuy nhiên phải mất tiền. Em có hỏi mất tầm bao nhiêu thì thầy bảo mất mấy trăm triệu. Thầy bảo những người khác còn mất nhiều hơn, nhưng do em là học sinh cũ nên thầy giúp… Trong mấy hôm đó, thầy liên tục gọi điện và nhắn tin giục và bảo nếu không nhanh thì mất thời cơ. Sau một tuần, em đưa đủ số tiền theo lời thầy bảo. Thầy nhận tiền và hứa chắc sẽ xử lý nhanh", bài viết có đoạn.

Tuy nhiên người viết kể rằng sau khi đưa tiền, chờ đợi mãi nhưng thầy giáo không liên hệ lại.

"Em sốt ruột nên gọi điện để hỏi thì thầy bảo nhà trường thay đổi chính sách không tuyển thạc sỹ trong nước nữa, chỉ ưu tiên thạc sỹ nước ngoài, tiến sỹ hoặc ít là nghiên cứu sinh. Thầy bảo cứ yên tâm và phân tích cho em lợi ích của việc làm tiến sĩ và giảng viên của Trường ĐH Ngoại thương", trích bài viết.

Sau này, người viết liên tục nhắn tin đòi tiền nhưng nhiều lần nhưng thầy Đ. không trả lại, thậm chí bị chặn điện thoại, tin nhắn... Cuối cùng, người này đành đến trường gặp trực tiếp để đòi tiền. "Thầy bảo luôn là giờ thầy không có tiền, lúc nào thầy có thì thầy trả, còn không thì em muốn làm gì thì làm. Thầy cũng dọa là việc này em có làm um lên thì chỉ có em thiệt chứ vị trí và uy tín của thầy ở trường là vững lắm rồi, các lãnh đạo đều là chỗ thân tình".

Sau khi nắm được thông tin trên mạng xã hội, phóng viên Dân trí liên hệ với trường Đại học Ngoại thương. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông của nhà trường cho biết, nhà trường đã nắm được thông tin trên mạng xã hội.

Nhà trường đang nỗ lực liên hệ nhưng vẫn chưa tiếp cận được với người đăng bài [vì người đăng bài dùng tài khoản Facebook không phải tên thật] để tìm hiểu, xác minh các vấn đề liên quan và hướng dẫn các thủ tục theo quy định về khiếu nại, tố cáo.

Nhà trường cũng cho biết không nhận được bất cứ đơn thư, tố cáo nào theo hình thức trực tiếp.

Sự việc sẽ được Dân trí tiếp tục thông tin tới độc giả!

Mai Châm

Theo đơn thư, anh Nguyễn Quang Tú [Sinh năm 1985, trú tại xóm 2B, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An] cho biết, vợ anh là chị H.T.H hiện đang công tác tại trường THPT Tây Hiếu [Nghĩa Đàn, Nghệ An], do khoảng cách làm việc của hai vợ chồng quá xa không tiện chăm sóc con cái và công việc gia đình, nên anh Tú muốn xin cho chị H. về dạy tại một trường gần nhà.

Thời gian đó, anh Tú có quen ông Phan Cao Thắng, đang là giáo viên bộ môn thể dục trường THPT Lê Hồng Phong. Ông Thắng khoe có quan hệ rộng với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và UBND tỉnh Nghệ An nên có thể xin được một suất cho chị H về trường THPT Lê Hồng Phong giảng dạy. Đổi lại, anh Tú phải đưa 160 triệu đồng để làm phí chạy việc.

Vì tin lời ông Thắng, anh Tú về nhà chạy vạy khắp nơi, cắm bìa đỏ để mượn đủ số tiền trên. Vào ngày 11/11/2016, anh Tú gặp ông Thắng để chuyển số tiền 160 triệu đồng và được hẹn trong vòng 1 tháng, vợ anh sẽ được chuyển về trường THPT Lê Hồng Phong làm việc, có giấy ghi đầy đủ.

 

Đơn thư của anh Nguyễn Quang Tú tố thầy Phan Cao Thắng lừa chạy việc để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng 

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, qua bao nhiêu lần hứa hẹn, ông Thắng vẫn không xin được việc cho chị H. Đến tháng 12/2017, vợ chồng anh Tú quyết định xin rút số tiền trên nhưng ông Thắng cho biết, tiền dùng hết vào quan hệ và chi tiêu nên không thể trả lại được.

“Từ tháng 12/2017 đến nay, ông Thắng liên tục hứa trả tiền nhưng đã gần 1 năm vẫn chưa trả đồng nào. Vợ tôi vì chuyện này mà bất an, đau ốm suốt. Số tiền này đối với gia đình tôi là cả gia tài.

Gia đình ông Thắng là công chức. Bố là cán bộ về hưu. Vợ đang công tác tại Cục hậu cần Quân khu 4 nhưng không ngờ ông ấy lại có thể đi lừa đảo dân nghèo như vậy”, anh Tú bức xúc chia sẻ.

Không chỉ trường hợp của anh Tú, báo Tiền Phong còn nhận được đồng loạt các đơn thư tố ông Thắng lừa đảo số tiền hàng trăm triệu đồng để chạy việc. Như trường hợp của anh L.S.Q [Nghĩa Đàn, Nghệ An].

Anh Q. cho biết, anh có con gái muốn xin về dạy tại TP Vinh để thuận tiện đi lại. Sau đó, anh được ông Thắng hứa sẽ lo được việc khi chuyển xong số tiền 140 triệu đồng. Tuy nhiên, qua thời gian dài, ông Thắng vẫn không xin được việc, gia đình anh có đòi lại tiền thì còn bị ông Thắng quát tháo.

“Chúng tôi gọi hỏi, nhưng ông Thắng không những hẹn nhiều lần không trả mà còn nói với giọng thách thức. Một thầy giáo, một Đảng viên mà cư xử như vậy thì không thể chấp nhận được”, anh Q bức xúc cho biết.

Anh N.V.B, một cựu học sinh của ông Thắng cũng có đơn tố cáo khi bị lừa với số tiền 50 triệu đồng. Anh B cho biết, vì tin tưởng ông Thắng nên khi người này hỏi mượn tiền, anh rất sẵn sàng. “Ông Thắng hẹn trong 10 ngày sẽ trả. Không ngờ đã gần 2  năm, thầy không trả mà còn nói giọng đe dọa, khiến tôi mất hết niềm tin”.

Trước đó, bà L.T.L [ trú thôn 3, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh] cũng có đơn tố cáo ông Phan Cao Thắng lừa hơn 100 triệu đồng chạy việc cho con gái. Sau hơn 4 năm chật vật đi đòi nợ,  đến nay ông Thắng mới chỉ trả khoảng 60 triệu đồng.

Theo phản ánh của người dân, ở Nghệ An, không chỉ có họ bị lừa, nhiều trường hợp khác cũng bị ông Thắng lừa hàng trăm triệu đồng. Nhưng vì sợ ảnh hưởng đến công việc nên chưa dám đứng ra viết đơn tố cáo. 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT đã nắm bắt được vụ việc

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong cho biết, trường đã nhận được một số đơn tố cáo của người dân liên quan đến việc thầy Phan Cao Thắng nhận tiền để chạy việc.

“Việc này, nhà trường sẽ trực tiếp làm việc với thầy Thắng để nắm rõ sự việc. Thẩm quyền của trường chỉ giải quyết các vấn đề của cán bộ, giảng viên trong trường. Nên chờ khi có kết quả của cơ quan chức năng, nhà trường sẽ đề xuất hình thức xử lý  đối với thầy Thắng”.

 Ông Phan Cao Thắng, giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An cho biết, hiện Sở đã nắm được thông tin thầy Phan Cao Thắng, giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong bị tố lừa hàng trăm triệu đồng của người dân. Bà Chi khẳng định, không có chuyện lãnh đạo Sở quan hệ với giáo viên các trường để chạy việc. Từ trước tới nay, vấn đề bổ nhiệm công chức, viên chức đều thực hiện theo quy trình công khai, minh bạch. Còn trường hợp của thầy Phan Cao Thắng, Sở GDĐT đang giao cho Thanh tra sở kiểm tra, làm rõ. “Trường hợp vi phạm sẽ xử lý thật nghiêm khắc. Không để trường hợp như thế này xảy ra trong ngành giáo dục. Một thầy giáo lừa bạn, dối trò như vậy là không thể chấp nhận được”, vị này cho hay.

Một cán bộ điều tra Công an tỉnh Nghệ An xác nhận, hiện cơ quan công an đã nắm được thông tin phản ánh của một số người liên quan đến việc tố cáo hành vi lừa chạy việc và chiếm đoạt tiền của ông Phan Cao Thắng. [Vì trước đó, trường hợp của bà L.T.L [SN 1960, trú thôn 3, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh] bị ông Thắng lừa 100 triệu đồng để chạy việc cho con gái cũng được báo chí phản ánh]

Tuy nhiên, vị này cho biết, khi có đơn của người dân gửi đến, cơ quan công an mới tiến hành xác minh, điều tra làm rõ. “Nếu xác định có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự vụ án”, ông cho hay.

Cũng trong lúc này trao đổi với Tiền Phong, ông Phan Cao Thắng thừa nhận có việc ông đã nhận hàng trăm triệu đồng tiền chạy việc của vợ chồng anh Nguyễn Quang Tú và các trường hợp khác. Ông Thắng cũng cho biết đã chi tiêu cá nhân hết những khoản tiền này. Tuy hứa hẹn nhiều lần, nhưng đến nay ông Thắng vẫn chưa trả lại số tiền trên cho gia đình nạn nhân như cam kết ban đầu. Hiện, các gia đình vẫn đang rất bức xúc.

Theo Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội, đối với trường hợp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, sẽ căn cứ vào số tiền và mức độ nghiêm trọng để áp dụng khung hình phạt.

Đối với trường hợp ông Phan Cao Thắng, số tiền lừa đảo lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong hợp này có thể áp dụng Khoản 3, Điều 139, Bộ luật Hình sự, người nào chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng sẽ chịu mức phạt từ 7 đến 15 năm tù, Luật sư Tú cho hay.

Video liên quan

Chủ Đề