Thay khớp gối có tốt không

Thay khớp gối là phương pháp trị liệu thường được áp dụng cho trường hợp thoái hóa, chấn thương khớp gối quá nghiêm trọng hoặc viêm khớp gối làm biến dạng,… Vậy chi phí thay khớp gối là bao nhiêu? Có mấy loại thay khớp gối và cách phòng ngừa thoái hóa khớp, khô khớp là gì?

Thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối là phương pháp ngoại khoa xương khớp đang được phổ biến nhất được thực hiện bằng cách: loại bỏ đi phần sụn và xương đã bị hư hại sau đó thay thế bằng các bộ phận nhân tạo.

Thay khớp gối giúp bạn giảm các cơn đau nhức đồng thời phục hồi chức năng của xương khớp giúp vận động tốt hơn và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Thế nhưng trước khi bạn được chỉ định phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành việc đánh giá mức độ tổn thương, ổn định và phạm vi chuyển động của xương khớp.

Khi nào bạn cần phải thay khớp gối?

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, thay khớp gối còn đi kèm với rủi ro và các  biến chứng xấu. Vì thế các chuyên gia chỉ yêu cầu bạn thực hiện thay khớp gối trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Các trường hợp được chỉ định thay khớp gối:

  • Khớp gối đã hư hại rất nghiêm trọng dẫn đến việc đi lại và di chuyển khó khăn 
  • Thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp,… không đáp ứng được trị liệu bảo tồn.
  • Các vấn đề sức khỏe xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hằng ngày.
  • Mô sụn tổn thương nặng nề và không còn khả năng tái tạo.
  • Khớp gối biến dạng và không thể phục hồi kể cả khi đã phẫu thuật chỉnh hình
  • Người cao tuổi có khả năng tái tạo mô sụn kém
  • Chấn thương ở khớp gối nặng dẫn đến biến dạng và hư hại nghiêm trọng các cơ quan trong ổ khớp

>> Xem thêm: Tràn dịch khớp cổ chân là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục

Các kỹ thuật trong việc thay khớp gối

Thay khớp gối bao gồm 2 loại: thay khớp gối toàn phần và bán phần.

1. Thay khớp gối toàn phần

Phương pháp này được áp dụng với những người đã viêm hoặc thoái hóa khớp rất nghiêm trọng. Với những trường hợp này, toàn bộ phần khớp gối sẽ được thay thế hoàn toàn bằng vật liệu nhân tạo.

Do mức độ các vật liệu nhân tạo xâm lấn lớn hơn so với thay khớp gối bán phần nên kỹ thuật này sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn và biến chứng sau cuộc phẫu thuật. Thế nhưng, hầu hết các trường hợp sau khi phẫu thuật đều cảm thấy cơn đau khớp thuyên giảm hoàn toàn và khả năng vận động cũng được hồi phục lên đến 80%.

2. Thay khớp gối bán phần

Thay khớp gối bán phần là phương pháp thay thế chỉ một phần khớp gối. phương pháp này sẽ thích hợp với người bị tổn thương một bộ phận nhỏ bên trong ổ khớp.

Thay khớp gối bán phần: cơ quan ở ổ khớp bị tổn thương sẽ được thay thế bằng bộ phận nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản và đồng thời ít gây ra các biến chứng hơn nhiều so với việc thay khớp gối toàn phần.

Chi phí thay khớp gối? Thay khớp gối tại đâu?

Thay khớp gối thông thường sẽ có mức chi phí khoảng từ 40 – 80 triệu đồng.

Thế nhưng trên thực tế, mức chi phí này có thể thay đổi do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bán phần hay toàn phần, mức độ sức khỏe, cơ sở thực hiện và các yếu tố khách quan khác. Vì vậy để có thể biết chính xác chi phí, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia hoặc nhân viên tư vấn.

Thay khớp gối là phương pháp ngoại khoa phổ biến và đã được nhiều cơ sở ý tế chuyên khoa Cơ xương khớp đưa vào thực hiện. Thế nhưng để giảm thiểu tối đa rủi ro hậu phẫu, bạn nên chọn thay khớp gối  tại các cơ sở y tế lớn và uy tín. 

>> Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho khớp gối bạn nên biết? Ăn gì để cải thiện viêm khớp, thoái hóa khớp gối?

Quy trình thay khớp gối

Thay khớp gối bao gồm 3 bước: chuẩn bị, thực hiện phẫu thuật và hồi phục sau phẫu thuật.

1. Chuẩn bị trước phẫu thuật 

Trước khi bắt đầu phẫu thuật, chuyên gia sẽ  đo điện tâm đồ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và thời gian máu đông để chắc chắn rằng bạn đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.

Đồng thời trước khi phẫu thuật, bạn phải thực hiện những điều sau:

  • Sử dụng kháng sinh để phòng việc nhiễm trùng cả trong và sau ca phẫu thuật.
  • Dừng hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích trước ca phẫu thuật ít nhất 2 tuần.
  • Không ăn uống trong ít nhất 6 – 12 giờ trước khi thay khớp gối.

2. Các bước thực hiện thay khớp gối

Các bước thực hiện thay khớp gối:

  • Tiêm kháng sinh qua nhằm ngăn ngừa việc nhiễm trùng
  • Gây mê 
  • Đầu gối được đặt ở tư thế để lộ các bộ phận bên trong
  • Tiến hành rạch vết mổ khoảng 15 – 25cm
  • Xác định tiến hành thay thế bộ phận tổn thương bằng cơ quan nhân tạo
  • Kiểm tra trước khi khâu vết mổ
  • Phẫu thuật thường diễn ra khoảng 1 – 3 giờ

>> Xem thêm: Những bài tập yoga cho người đau khớp gối giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức mạnh đầu gối

3. Phục hồi sau phẫu thuật

Hậu phẫu thuật sẽ được chuyển đến phòng hồi sức khoảng vài giờ và sau đó đưa qua phòng nghỉ khi bạn đã dần ổn định. Bạn có thể sẽ phải ở lại phòng nghỉ vài ngày để các chuyển gia theo dõi, đánh giá và kịp thời phát hiện nếu có biến chứng.

Phòng ngừa thoái hoa khớp gối bằng phương pháp tự nhiên

Bác sĩ CKI Y học cổ truyền đã nghiên cứu và thực hiện một khóa học riêng biệt giúp phòng ngừa vào thoái hóa khớp. Đặc biệt, những phươn pháp có trong khóa học đều là các phương pháp trị liệu tự nhiên, được đúc kết trong hơn 10 năm thực hành và giảng dạy trị liệu tự nhiên.

Xoa bóp giảm đau khớp gối do thoái hóa khớp, khô khớp

GIÁ TRỊ BẠN NHẬN ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC

  • Nắm rõ nguyên nhân gây thoái hoá khớp và nguyên lý chăm sóc hiệu quả
  • Giảm thoái hoá, khô khớp, nhức khớp chủ động bằng cách tự thực hành các thao tác xoa bóp
  • Cải thiện nhanh chóng hoạt động khớp gối nhờ tác động huyệt vị theo phương pháp Y học Cổ truyền
  • Biết cách chăm sóc cho người thân và bạn bè cần kh…

Tham gia khóa học, bạn sẽ:

  • Nắm rõ nguyên nhân gây thoái hoá khớp và nguyên lý chăm sóc hiệu quả
  • Giảm thoái hoá, khô khớp, nhức khớp chủ động bằng cách tự thực hành các thao tác xoa bóp
  • Cải thiện nhanh chóng hoạt động khớp gối nhờ tác động vào huyệt vị theo Y học Cổ truyền
  • Biết cách chăm sóc cho người thân và bạn bè cần khi bị đau khớp gối.

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí các khóa học về đau nhức xương khớp, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.

Thay khớp gối có ảnh hưởng gì không?

Hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Việc hít thở sâu thể sẽ khó khăn ở một số người sau khi làm phẫu thuật thay khớp gối, chủ yếu phát sinh do ảnh hưởng của thuốc gây mê toàn thân. Tình trạng phổi không lấy đủ oxy lâu ngày nguy cơ gây tích tụ bên trong, dần dần chuyển biến nghiêm trọng sang viêm phổi.

Thay khớp gối được bao nhiêu năm?

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo chỉ từ 10 đến 15 năm. Với điều kiện người bệnh thực hiện đúng các phương pháp tập luyện, chế độ vận động phù hợp sau phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân được áp dụng các phương pháp thay khớp gối phù hợp.

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp gối?

- Thay khớp gối đuợc chỉ định khi khớp gối đau nhiều mà các phương pháp điều trị bảo tồn [Uống thuốc, tiêm, vật lý trị liệu..] không hiệu quả, khớp gối biến dạng ảnh hưởng nhiều đến đi lại và chất lượng cuộc sống [Hình 1.2].

Thay khớp gối như thế nào?

Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành rạch da đường dọc giữ gối từ lồi củ xương chày tới trên xương bánh chè, chiều dài vết mổ khoảng 10cm, mở khớp gối, cắt bỏ các phần bị hư hỏng. Cắt các lát, cắt tạo hình và đặt khớp nhân tạo vào, sau đó kiểm tra độ chính xác và độ vững của khớp gối nhân tạo.

Chủ Đề