Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024

Để biết được thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào và công dụng của từng loại ra sao. Cùng Tân Long tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Show

Thẻ từ là gì?

Đầu tiên, để biết được thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào, hãy tìm hiểu khái niệm thẻ từ là gì.

Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024
Trên thẻ từ có dãi băng từ màu nâu hoặc màu đen chứa các thông tin đã được mã hoá.

Thẻ từ là tấm thẻ nhựa, trên thẻ có chứa một dải bằng từ màu nâu hoặc màu đen. Dãy băng này chứa thông tin liên quan của chủ thẻ đã được mã hoá thành những hạt từ có kích thước li ti. Nó có thể chứa tối đa lên đến 60 ký tự từ tính.

Thiết kế từ tính này lưu trữ được một số thông tin nhất định và không thể dễ dàng xoá đi. Đây được xem là điểm phân biệt rõ nhất cho câu hỏi thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào.

Đọc thêm: Ưu điểm công nghệ in 3D

Thẻ chip là gì?

Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024
Tìm hiểu khái niệm thẻ chip để phân biệt thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào

Thẻ chip cũng là tấm thẻ nhựa, trên bề mặt có gắn chip điện tử. Chip điện từ này có nhiệm vụ chính là mã hoá thông tin cá nhân của chủ thẻ để có thể giao dịch ở các máy ATM hay POS. Trong quá trình giao dịch, con chip sẽ phải trải qua thêm nhiều bước xác thực từ thiết bị nhận thẻ hoặc ngân hàng thanh toán…để đảm bảo an toàn.

Thông tin chủ thẻ của thẻ chip sẽ được mã hoá dưới dạng dãy kí hiệu hệ nhị phân máy tính giúo tăng cường độ bảo mât. Có 3 loại thẻ chịp:

Thẻ chip có tính tiếp xúc

Đây là một trong những loại thẻ có gắn chíp mà khi người sử dụng muốn truy xuất dữ liệu, ghi, xóa trên thẻ thì thẻ phải có sự tiếp xúc vật lý giữa thẻ và thiết bị đọc thẻ. Nghĩa là thẻ chip phải được đặt vào đúng vị trí khe thẻ trên đầu đọc thẻ. Ưu điểm của loại thẻ dạng này là tính bảo mật tốt nhưng thao tác xử lý chậm.

Thẻ chip dạng không tiếp xúc

Thẻ chip không tiếp xúc là loại thẻ chip có gắn thêm một ăngten dạng ẩn chạy vòng quanh thân thẻ. Nó cho phép con chip có thể giao tiếp được với đầu đọc thẻ. Loại thẻ này cũng là một trong những mẫu thiết kế hiện đại giúp tạo nên sự khác biệt lớn để giúp nhiều người phân biệt được thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào.

Thẻ chip dạng không tiếp xúc có ưu điểm thực hiện thao tác khá nhanh và thuận tiện nên thường được ứng dụng phổ biến cho các hoạt động cần xử lý dữ liệu nhanh chóng như chấm công, thu phí giao thông, thẻ giữ xe,…

Thẻ chip có giao diện kép

Đây là một dạng khác của thẻ chip giao diện kép vừa có thể tiếp xúc contactless hiện đại nhưng cũng vừa có thể thích ứng tốt khi tiếp xúc với đầu đọc thẻ. Loại thẻ này có tính linh hoạt, dễ dùng hơn thẻ từ khi ta so sánh phân biệt giữa thẻ từ và chip khác nhau như thế nào

Dưới đây là một số đặc điểm có thể giúp bạn phân biệt được thẻ từ và thẻ chip khác nhau như nào

Tiêu chí Thẻ từ Thẻ chip Thiết kế Được thiết kế với dải băng từ màu đen hoặc màu nâu chứa thông tin cần thiết của chủ thẻ Thiết kế hiện đại khi gắn chip điện tử mang thông tin chủ thẻ đã được mã hoá Bảo mật Bảo mật ở mức thấp, dễ bị giải mã nhanh Bảo mật cao Tính kinh tế Chỉ có thể lưu trữ được một số thông tin nhất định và không thể xoá đi hoặc để ghi lại thông tin mới. Nếu có sự thay sẽ tốn thêm chi phí mua phôi thẻ. Thông tin có thể thay đổi nhanh chóng và nhiều lần nên tiết kiệm chi phí mua thẻ trắng. Loại thẻ Chỉ có 1 loại thẻ, ít đa dạng Có 3 loại thẻ phổ biến: tiếp xúc, phi tiếp xúc và giao diện kép thông minh. Khả năng tích hợp thêm ứng dụng Chưa có khả năng tích hợp Có khả năng tích hợp nhiều ứng dụng Độ bền Dễ xước gây hư hỏng làm mất thông tin trên thẻ Có thể nhập hoặc xoá đi thông tin nhiều lần nên độ bên cao hơn.

Tóm lại

Một vài thông tin vừa chia sẻ hy vọng đã có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi, thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào. Nếu có nhu cầu in các loại thẻ nhựa, thẻ từ chất lượng cao vui lòng liên hệ Hotline 0902 811 912 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Quy trình xử lý của thẻ chip phức tạp hơn thẻ từ vì có thêm tổ chức cấp Visa/ MasterCard tham gia quá trình xác thực thẻ, quy trình này khép kín và xoay vòng tròn nhưng cũng chỉ mất vài giây để yêu cầu truy cập vào tài khoản bằng thẻ được chấp nhận.

Thẻ ATM gắn chip hay còn được gọi là "thẻ thông minh". Thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ (đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ).

Thẻ ATM gắn chip có kích thước giống như thẻ ATM thông thường. Tuy nhiên, có một điểm khác là thẻ chip sẽ chứa con chip nằm ở mặt trước thẻ. Chip này có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với mật độ cao khi thực hiện giao dịch tại máy quẹt thẻ ở các cửa hàng hoặc các cây ATM.

Thẻ ATM gắn chip còn được gọi là Smart Cards, Chip-and-Pin Cards, Chip-and-Signature Cards hoặc Europay - MasterCard - Visa (EMV) Card.

Các loại thẻ ngân hàng gắn chip

Thẻ ATM gắn chip có 2 loại phổ biến gồm:

Thẻ chip có tiếp xúc: Loại thẻ này phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc mới được ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu.

Thẻ chip không tiếp xúc: Đối với loại này, khách hàng không cần cho thẻ tiếp xúc với đầu đọc, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin khi khoảng cách là từ 2 đến 10 cm.

Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024

Thẻ ATM gắn chip có kích thước giống như thẻ ATM từ, tuy nhiên thẻ chip sẽ chứa con chip nằm ở mặt trước thẻ.

Vì sao nên dùng thẻ ATM gắn chip?

Thứ nhất, thẻ ATM gắn chíp có tác dụng bảo mật cao hơn so với thẻ từ thông thường. Khi thanh toán, chip vi mạch gắn trên thẻ sẽ tự động tạo ra một mã giao dịch riêng biệt, không bị trùng lặp. Vì mã giao dịch này là độc nhất, không thể dùng lại được nên thẻ sẽ bị từ chối giao dịch khi có ai đó cố tình đánh cắp thông tin thẻ.

Thứ hai, các giao dịch của thẻ ngân hàng gắn chip còn được thực hiện theo quy trình an toàn, chặt chẽ với nhiều bước xác thực. Nhờ đó cũng giúp hạn chế tình trạng xảy ra các giao dịch kém an toàn, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. So với thẻ từ ATM, quy trình thực hiện giao dịch của thẻ chip phức tạp hơn nhưng tốc độ xử lý vẫn đảm bảo nhanh chóng như nhau.

Thứ ba, thẻ ATM gắn chip có thể tích hợp nhiều tính năng điện tử khác ví dụ như vé xe, thẻ bảo hiểm, y tế…

Thứ tư, thẻ chip ATM có loại không tiếp xúc (contactless). Khi thanh toán thẻ, chỉ cần tự chạm thẻ lên máy POS, mà không cần phải đưa thẻ cho nhân viên quẹt thanh toán. Do đó, càng giúp tăng cường sự bảo mật, đảm bảo an toàn.

Thứ năm, thẻ ATM có chip là thẻ thanh toán quốc tế. Do đó, khách hàng có thể dùng thẻ để mua hàng online, thực hiện giao dịch trên toàn cầu.

Cách hoạt động của thẻ ATM gắn chip

Giao dịch sẽ được trải qua những bước xác nhận phức tạp 2 chiều từ thiết bị nhận thẻ đến ngân hàng thanh toán, tổ chức Mastercard/Visa và ngân hàng phát hành.

Chip sẽ tạo dữ liệu mới mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch. Sao chép mã hóa này không dùng được cho bất kì giao dịch nào khác.

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip

Thẻ ATM gắn chip được sử dụng tương tự như thẻ ATM từ thông thường với các chức năng:

Rút tiền ở cây ATM.

Nạp tiền.

Chuyển tiền.

Thanh toán hóa đơn tại cửa hàng, siêu thị… nhanh chóng với máy POS.

Cách rút tiền bằng thẻ ATM gắn chip tại cây ATM

Khách hàng có thể tìm đến các cây rút tiền có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc hoặc cây ATM để thực hiện rút tiền từ thẻ ATM gắn chip theo các bước:

Bước 1: Cho thẻ vào khe máy theo hướng dẫn.

Bước 2: Chọn ngôn ngữ, điền mật khẩu.

Bước 3: Chọn "Rút tiền mặt", sau đó nhập số tiền cần rút.

Bước 4: Bấm xác nhận, sau đó nhận lại thẻ và tiền.

Bước 5: Kiểm tra thẻ và số tiền nhận được.

Có bắt buộc đổi từ thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip không?

Theo Khoản 2, Điều 27a (được bổ sung theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT (tổ chức thanh toán thẻ) tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa".

Như vậy từ ngày 31/12/2021 tất cả thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam phải là thẻ ATM gắn chip, thẻ từ ATM thông thường được sử dụng trước đây sẽ không còn được chấp nhận sử dụng tại các cây ATM rút tiền nữa.

Bổ sung khoản 4 vào Điều 27b (được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) như sau:

"Từ ngày 31/3/2021, các TCPHT (tổ chức phát hành thẻ) thực hiện phát hành thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa".

Từ ngày 31/3/2021 Ngân hàng Nhà nước quy định các ngân hàng dừng việc phát hành thẻ từ, thay vào đó là chỉ phát hành thẻ ATM gắn chip. Những người đi làm thẻ ATM kể từ ngày 31/03/2021 trở đi sẽ được cấp thẻ gắn chip, còn đối với những người đang sử dụng thẻ từ đã được cấp trước đó đến nay cần phải đến ngân hàng và đổi sang thẻ chip trước ngày 31/12/2021.

Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024

Chip trên thẻ ATM gắn chip sẽ tạo dữ liệu mới mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch.

Phí chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip bao nhiêu?

Việc chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip có mất tiền hay không và mất bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Để thúc đẩy khách hàng chuyển sang thẻ ATM gắn chip, nhiều ngân hàng đã triển khai chính sách miễn phí chuyển đổi thẻ trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn sẽ thu phí chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip. Mức phí chuyển đổi thẻ sẽ khác nhau tùy vào chính sách của từng ngân hàng, phổ biến là 50.000 đồng.

Cách chuyển đổi thẻ ATM gắn chip của một số ngân hàng phổ biến

Chuyển đổi thẻ ATM gắn chip ngân hàng Agribank

Khách hàng có thể đến đổi thẻ ATM trực tiếp tại quầy giao dịch bằng cách mang căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực đến điểm giao dịch mà bạn đã mở thẻ của Agribank và đề nghị thực hiện chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip.

Chuyển đổi thẻ ATM gắn chip ngân hàng Vietcombank

Có 2 cách để chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip của Vietcombank là:

Cách 1: Mang căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực đến văn phòng giao dịch/ chi nhánh của ngân hàng.

Cách 2: Thực hiện chuyển đổi trên app Vietcombank:

Bước 1: Đăng nhập vào app rồi chọn "Quản lý dịch vụ thẻ".

Bước 2: Chọn "Phát hành/chuyển đổi thẻ".

Bước 3: Đăng ký chuyển đổi thẻ. Sau đó, bạn điển thông tin thẻ, chọn "Điểm giao dịch", "Điểm nhận thẻ" rồi chọn tiếp tục để hoàn tất quy trình.

Chuyển đổi thẻ ATM gắn chip Ngân hàng BIDV

Có 2 cách để chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip của BIDV là:

Cách 1: Bạn mang theo hộ chiếu/căn cước công dân còn hiệu lực đến chi nhánh/văn phòng giao dịch của BIDV.

Cách 2: Đăng ký chuyển đổi thông qua app BIDV SmartBanking:

Bước 1: Đăng nhập vào app rồi chọn "Dịch vụ thẻ".

Bước 2: Ở màn hình Dịch vụ thẻ, chọn thẻ từ Ghi nợ nội địa cần thực hiện chuyển đổi. Sau đó, chọn "Xem thêm" rồi chọn tiếp "Chuyển đổi thẻ từ sang chip".

Bước 3: Thực hiện xem chi tiết sản phẩm thẻ chip và điền đầy đủ thông tin để đăng ký chuyển thẻ. Sau đó, chọn "Tiếp tục".

Bước 4: Kiểm tra thông tin nhằm xác nhận chuyển đổi và địa chỉ chi nhánh/văn phòng giao dịch để nhận thẻ. Nếu thông tin chính xác, khách hàng sẽ nhận được mã OTP hoặc xác thực thông qua Smart OTP để tiếp tục.

Bước 5: Sau khi thực hiện thành công, màn hình sẽ hiển thị kết quả đăng ký chuyển đổi thành công. Khi này, khách hàng nhớ lưu lại màn hình để tra cứu khi cần.

Chuyển đổi thẻ ATM gắn chip ngân hàng Techcombank

Có 2 cách để chuyển đổi thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip là:

Cách 1: Mang hộ chiếu/căn cước công dân còn hiệu lực đến chi nhánh/văn phòng giao dịch của Techcombank. Sau đó, bạn điền thông tin trên giấy đăng ký đổi thẻ để thực hiện chuyển đổi.

Cách 2: Đăng ký chuyển đổi thông qua app Techcombank Mobile:

Bước 1: Đăng nhập vào app rồi truy cập menu thẻ và chọn "Tiếp tục".

Bước 2: Bạn chọn "Đăng ký". Sau đó, bạn chọn loại thẻ rồi chọn "Phát hành lại".

Bước 3: Bạn nhập địa chỉ nhận thẻ rồi chọn "Tiếp tục".

Bước 4: Kiểm tra thông tin rồi chọn "Tiếp tục" nếu thông tin đã đúng.

Bước 5: Sau khi thực hiện thành công, màn hình sẽ hiển thị thông báo thẻ hiện tại sẽ bị khóa. Khi này, bạn chọn "Tiếp tục".

Bước 6: Nhập mã Smart OTP rồi chọn lấy mã OTP và xác nhận.

Thẻ chip và thẻ từ khác nhau thế nào năm 2024

Thẻ ATM gắn chip là thẻ quốc tế nên có thể sử dụng trên toàn cầu.

Thẻ ATM gắn chip có tính năng định vị không?

Thẻ ATM gắn chip không có tính năng định vị hoặc theo dõi vị trí của chủ thẻ. Chỉ có thiết bị định vị, như điện thoại di động hoặc GPS, mới có thể định vị vị trí.

Thẻ ATM gắn chip khác thẻ từ ATM thế nào?

Ngoài sự khác nhau giữa việc gắn chip và dải từ màu đen thì thẻ ATM gắn chip và thẻ từ ATM còn có nhiều sự khác nhau như sau:

Thẻ ATM từ:

Thông tin cá nhân lưu sau vạch đen của thẻ dưới dạng văn bản.

Mức độ bảo mật thông tin thấp.

Thông tin dễ bị mã hóa, đánh cắp.

Dễ bị kẻ gian gắn thiết bị lén ghi thao tác nhập mã PIN từ chính chủ.

Độ bền thấp, dễ xảy ra việc bị trầy xước ở trước bề mặt.

Chi phí thấp.

Không tích hợp thêm ứng dụng nào khác.

Thẻ ATM gắn chip

Chip nằm mặt trước thẻ.

Thông tin cá nhân được mã hóa dưới dạng dãy ký số theo kiểu hệ nhị phân của máy tính. Mã hóa này liên tục được thay đổi.

Chip mã hóa thông tin tăng cường bảo mật.

Thẻ ATM gắn chip là thẻ quốc tế nên có thể sử dụng trên toàn cầu.

Độ bền cao, có thể xóa hoặc ghi lại thông tin trên thẻ ATM gắn chip.

Chi phí cao.

Có thể tích hợp nhiều ứng dụng.

Mất thẻ ATM gắn chip cần làm gì?

Thẻ ATM gắn chip nổi bật với nhiều ưu điểm về bảo mật và hỗ trợ khả năng thanh toán không tiếp xúc (Contactless). Do đó khi bị mất thẻ ATM gắn chip cần thực hiện các bước:

Bước 1. Khi bị mất thẻ ATM gắn chip, khách hàng cần liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản. Việc này sẽ giúp kịp thời ngăn chặn kẻ gian thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản… từ thẻ ATM.

Để khóa thẻ ATM gắn chip thực hiện theo 4 cách sau:

Gọi tổng đài của ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản thẻ ATM gắn chip.

Đến quầy giao dịch ngân hàng cấp thẻ gần nhất để yêu cầu nhân viên đóng tài khoản thẻ ATM gắn chip.

Sử dụng máy ATM để đóng tài khoản cũng là một phương pháp dễ thực hiện và nhanh chóng.

Khóa tài khoản thẻ chip bằng cách đăng nhập vào Internet Banking là cách hiện đại và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tiết kiệm được thời gian đi lại, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể hoàn thành.

Bước 2. Sau khi thông báo mất thẻ, cần mang theo CMND/CCCD gắn chip hoặc hộ chiếu đến phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ gần nhất để được hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ mới.

Thủ tục làm lại thẻ ATM khá đơn giản, chỉ cần hoàn thiện mẫu giấy xin cấp lại thẻ và nộp phí làm lại thẻ khoảng 50.000 đồng (tùy từng ngân hàng). Sau khi hoàn thành phần thủ tục, nhân viên ngân hàng sẽ gửi cho khách hàng một giấy hẹn và thường thì sau một tuần sẽ nhận được thẻ mới.

Mất thẻ ATM gắn chip có rút được tiền không?

Trong thời gian chờ cấp thẻ ATM gắn chip mới, khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền mà không cần thẻ ATM gắn chip. Chỉ cần mang theo CMND/CCCD gắn chip tới các phòng giao dịch hay chi nhánh ngân hàng để làm thủ tục rút tiền mặt. Chỉ cần chữ ký của khách hàng đúng với chữ ký khi đăng ký làm thẻ là có thể rút được tiền.

Ngoài ra, các ngân hàng như Vietcombank, TechcomBank, TPBank, VPBank, VietinBank, BIDV… có hỗ trợ rút tiền qua điện thoại mà không cần sử dụng thẻ ATM. Để thực hiện được giao dịch rút tiền không cần thẻ, tải ứng dụng ngân hàng về máy. Thông qua hình thức quét mã QR Code, tới các cây ATM. Sau đó, thực hiện quét mã QR và rút tiền như bình thường.

Thẻ ATM gắn chip rút tiền ở đâu?

Khách hàng có thể tìm đến các cây ATM gần nhất có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc, chạm thẻ lên máy POS hoặc là cây ATM để rút tiền từ thẻ ATM gắn chip.

Đối với cây ATM, người dùng cho thẻ vào khe máy, bấm chọn ngôn ngữ, điền mật khẩu và chọn rút tiền. Sau đó nhập số tiền cần rút và bấm xác nhận, chú ý nhận lại thẻ và hoàn tất bằng việc nhận số tiền cần rút từ cây ATM.

Những lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip để đảm bảo sự an toàn:

Bảo vệ mã PIN: Không chia sẻ mã PIN với bất kỳ ai và đảm bảo rằng không ai nhìn thấy khi nhập mã PIN của mình.

Kiểm tra giao dịch: Kiểm tra các giao dịch trên tài khoản của mình thường xuyên để đảm bảo rằng không xảy ra các giao dịch bất thường.

Đảm bảo an toàn máy ATM: Chỉ sử dụng máy ATM tại các địa điểm an toàn và đảm bảo không có ai ở bên cạnh khi đang thực hiện giao dịch.

Bảo vệ thông tin cá nhân: Không cho phép bất kỳ ai xem hoặc sử dụng thẻ của mình. Không cung cấp thông tin tài khoản cho bất kỳ cuộc gọi hoặc email từ người lạ nào.

Thẻ từ và thẻ chip khác nhau như thế nào?

Thẻ từ ATM là loại thẻ ngân hàng quen thuộc với mọi người trong nhiều năm qua. ATM từ có dải băng từ màu đen phía trên thẻ. Dải băng này sẽ chứa các thông tin của chủ thẻ. Thẻ ATM gắn chip là loại thẻ có một con chip điện tử được gắn trước thẻ.

thẻ ATM từ và chip khác nhau như thế nào?

Thẻ ngân hàng gắn chip là thẻ có kích thước theo tiêu chuẩn như thẻ ATM thông thường, tuy nhiên ở mặt trước thẻ có con chip. Nhiệm vụ của con chip này là lưu trữ, mã hóa thông tin cá nhân để tăng bảo mật dữ liệu khi thực hiện các giao dịch tại máy quạt thẻ, các cửa hàng, các cây ATM.

Tại sao thẻ chip an toàn hơn thế từ?

Với thẻ chip, thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa dưới dạng dãy ký hiệu kiểu hệ nhị phân của máy tính. Thẻ chip mã hóa sẽ tăng cường thông tin; mã hóa của chip sẽ liên tục. Độ bền của thẻ từ thấp, băng từ dễ trầy xước. Trong khi đó, thẻ ATM gắn chip có độ bền cao, thông tin trên chip có thể ghi lại nhiều lần.

Thế công nghệ từ là gì?

Thẻ từ là thẻ có chứa dải băng từ với nhiệm vụ lưu trữ thông tin đã được mã hóa của khách hàng. Dữ liệu trên thẻ từ được lưu trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ) và chỉ được mã hóa một lần, vì vậy dễ dẫn đến rủi ro đánh cắp thông tin thẻ và gian lận giao dịch. Thẻ chip còn được gọi là "thẻ thông minh".