The evil within 2 đánh giá năm 2024

Đơn giản là hãy bật chế độ góc nhìn thứ nhất đang được cài đặt ẩn, và cảm nhận sự chết chóc như đang ở ngay trước mắt mình.

Theo đánh giá chung của giới chuyên môn, The Evil Within 2 là một trong những game kinh dị sinh tồn hay nhất trong vài năm trở lại đây. Một sự kết hợp giữa phong cách kinh dị - tâm thần và một phần khám phá mở, phong cách chiến đấu kiểu Resident Evil 4 và kết hợp quản lý tài nguyên. ​

Nhưng một điều ít ai biết đến là trong The Evil Within 2 còn tồn tại chế độ chơi góc nhìn thứ nhất, được cài đặt ẩn trong phiên bản PC. Mặc dù đó không phải là chế độ chơi chính thức, nhưng chất lượng tuyệt vời và sự đầy đủ tính năng của nó cho thấy có thể chính sự chênh lệch về hiển thị đã khiến cho chế độ chơi này không thể xuất hiện trên console. ​

Thông thường, một chế độ chơi không chính thức thường khá lộn xộn và không được mượt mà cho lắm. Hãy tưởng tượng là việc gắn máy ảnh vào đầu nhân vật trong một không gian 3D có thể dễ dàng khiến người theo dõi chóng mặt như say tàu xe, hoặc khiến cho các động tác tay và chân của nhân vật trở nên lúng túng.

Thế nhưng trong trường hợp The Evil Within 2 vấn đề này đã không xảy ra. Game chuyển đổi từ góc nhìn thứ ba sang góc nhìn thứ nhất một cách thông minh, lấy bàn tay của nhân vật làm trung tâm chú ý khi dò la quanh các bức tường hoặc trốn trong từng góc nhà. ​

Để sử dụng chế độ chơi này, trước hết game thủ phải mở được chế độ điều khiển dành cho nhà phát triển. Nếu đang chơi trên Steam, có thể chuột phải vào The Evil Within 2 trong thư viện ngay sau khi nó được cài đặt, chọn Propoties, sau đó chọn Set Launch Options. Điền dòng +com_allowconsole 1 rồi sau đó khởi chạy game như bình thường. Khi game bắt đầu chạy, trên màn hình sẽ bật được bàn điều khiển dành cho nhà phát triển ở phím Insert. Bây giờ chỉ cần điền thêm pl_FPS 1 là xong.

Nếu làm đúng các thao tác, game thủ sẽ có cái nhìn gần hơn, căng thẳng hơn rất nhiều đối với thế giới ác mộng của The Evil Within 2. Hiện The Evil Within 2 đang được bán trên Steam với giá 60 đô/ 40 bảng.​

Nhắc đến tựa game kinh dị đáng chơi, thì cái tên được nhắc đến rất nhiều từ trước đến nay chính là The Evil Within. Là một tựa game kinh dị sinh tồn chơi ở góc nhìn thứ 3, The Evil Within luôn nằm trong top những game kinh dị đáng chơi kể từ khi nó ra mắt. Nhận được nhiều lời và đánh giá như vậy nhưng bên cạnh đó The Evil Within phần 1 vẫn khiến SAY GAME chúng mình không mấy hứng thú khi nói về tựa game này và cũng có nhiều cảm giác khó chịu khi trải nghiệm.

Xem thêm nhiều video đặc sắc hơn tại HALO Youtube Channel

*Lưu ý: Đây là video/bài viết đánh giá hoàn toàn chủ quan, được viết theo góc nhìn và cảm nhận của team SAY GAME.

The Evil Within là gì?

The Evil Within được phát triển bởi Tango Gameworks và chỉ đạo bởi Shinji Mikami-đồng đạo diễn cho loạt game Resident Evil từ phần 1 đến phần 4 nên không quá lạ khi chúng ta dễ dàng thấy được sự tương đồng giữa 2 tựa game này. Cùng là game kinh dị sinh tồn, cùng là cơ chế đi nhặt các vật phẩm hỗ trợ cho việc nâng cấp vũ khí và skill của nhân vật,... Cơ chế game được đánh giá cao và thú vì vì nó cho chúng ta cảm giác trải nghiệm không nhàm chán và tất nhiên sẽ luôn muốn lấy nhiều nhất các vật dụng cần thiết để upgrade skill, cũng vào lúc này chúng ta phải chọn thoát ra khỏi vùng an toàn để trở nên mạnh hơn.

Cốt truyện The Evil Within cũng được lòng đại đa số người chơi. Với thời lượng chơi rất dài hơi, nhưng chưa chắc là chơi xong thì sẽ hiểu ngay được nội dung của game nói về gì. Việc này khiến cho người chơi sau khi trải nghiệm nó cũng phải thắc mắc, bắt buộc họ phải chơi thêm DLC và cả phần 2 của game thì mới hiểu được hết 80% nội dung của nó. Thế nhưng mà đến hiện tại nếu bạn google từ khoá “cốt truyện The Evil Within” thì cũng đã có hơn chục bài viết về vấn đề này rồi nên có lẽ chúng mình sẽ không đào sâu về vấn đề này nữa.

Những lý do khiến game không hoàn hảo 100%

Cốt truyện tốt, cơ chế game được đánh giá cao vậy thì tại sao chúng mình quyết định chê The Evil Within phần 1?

Đồ họa

Thứ nhất là về yếu tố đồ hoạ, vì đây là yếu tố quyết định 50% trải nghiệm của người chơi. Bản thân chúng mình là những người không yêu cầu quá nhiều vấn đề đồ hoạ game, game 2D 3D đều chơi được, kể cả những game NES thời trước có răng cưa vẫn không cảm thấy phiền phức khi trải nghiệm. Vậy mà khi chơi The Evil Within chúng mình lại khó chịu vô cùng vì cái kiểu tạo hình nhân vật như đấm vào mắt người nhìn. Game dù cũng đã được ra mắt vào năm 2014 rồi tức là đã có tuổi đời khá lâu nên đem so với các tựa game đồ họa đỉnh cao thì có vẻ khập khiễng nhưng mà khi so với Outlast, một tựa game kinh dị được ra mắt năm 2013 thì phải nói là một trời một vực. Chúng mình không biết là do 2 khung phần mềm khác nhau nên cho ra đồ hoạ như vậy hay sao thế nhưng rõ ràng là The Evil Within phần 1 cần cải thiện về mặt này.

HÌNH ẢNH TRONG GAME

Nếu đồ hoạ không quá xuất sắc thì phần hình ảnh và cách dựng khéo léo thì có thể bù đắp lại, nhưng ở The Evil Within phần đầu tiên này rõ ràng là chả có bù đắp được gì cả. Màu game rất tối, tối mờ tối mịt đến mức khó nhìn thấy lối đi, game kinh dị thì chúng ta cũng không đòi hỏi game có quang cảnh sáng sủa nhưng nếu chơi 1 tựa game màn hình đen kịt chẳng thấy gì thì liệu bạn có hứng thú không? Màu game tối cũng rất ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi của mình. Cái đoạn đi vào ngôi làng đầy dẫy zombies, vì tối quá nên mình không biết lối ra chỗ nào hay là phải đi đâu mới qua được màn. Cả mình và bạn mình đã chết hơn chục lần nhưng vẫn không tìm được lối qua bên kia. Quá nản nên mình cũng quyết định ngừng chơi tại khúc đó. Sau một thời gian tĩnh tâm mình có mở game lên chơi lại, thì cũng chả hiểu luồn lách kiểu gì mà qua được màn, không phải chạm trán với bất kỳ con zombie nào. Các mảng sáng trong game cũng giả trân đến mức buồn cười, rõ ràng thời điểm đó cũng không phải là quá hạn chế để nhà phát triển chỉnh chu trên 1 con game đáng lẽ nên được hoàn thiện tốt nhất.

Tỷ lệ hình ảnh game cũng là điểm làm mình khó chịu, khác với những game bình thường, nhà phát triển quyết định cho The Evil Within phần 1 theo tỷ lệ khung hình là 21:9 để thử thách người chơi. Hãng cho biết mục đích là vì muốn đem đến trải nghiệm điện ảnh chân thật cho người chơi. Cho dù có là lí do nào đi nữa thì chính cái tỷ lệ này đã làm đại đa số người chơi khó chịu vì trải nghiệm game sẽ không được trọn vẹn chút nào. Biết đâu nếu nhà bạn có màn hình tương thích với cái tỉ lệ này thì có lẽ trải nghiệm sẽ ok hơn một chút, còn chúng mình thì không sở hữu màn hình đó nên chung quy lại cái tỷ lệ này vẫn không làm hài lòng bọn mình và đa số game thủ cho lắm.

CUTSCENE

Game có quá nhiều cutscene là điều game thủ phải thốt lên khi chơi The Evil Within phần 1. Cứ 5 phút chơi thì sẽ có 1 cutscene. Đã vậy lúc dầu sôi lửa bỏng chạy đến cái cửa để thoát rồi, chỉ cần nhấn nút mở cửa thôi vậy mà game vẫn ráng cutscene đoạn đó, hết cutscene thì bạn cũng thua do bị zombie ăn thịt vậy là bao nhiêu công sức đổ bể và phải bắt đầu lại màn chơi. Thật sự nếu bạn không có kiên nhẫn, hay là không kiểm soát được cơn giận thì mình khuyên bạn không nên chơi qua con game này đâu.

Nói về độ khó của The Evil Within thì chắc phải thuộc hàng top, nhưng mà không phải khó vì con boss quá khoẻ, mà khó vì cái kiểu điều khiển nó cứ chệch chệch như thế nào í. Bản thân mình đã chơi game bằng chuột và bàn phím rồi, vậy mà lúc đi nhân vật của mình cứ bị lệch lệch, mấy lúc cần chạy thiệt nhanh thì cũng không được vì nhân vật chính bị giới hạn sức lực, chạy tầm 30s thôi là hết sức nên là điều khiển lại càng khó hơn nữa

ĐIỀU KHIỂN

Lúc bắn súng thì càng bực hơn khi mà cơ chế bắn súng không có tâm, rõ ràng là đã nhắm đúng nhưng mà lại bắn chệch vì không có chấm tròn để mình biết mình đã nhắm đúng 100% chưa. Mấy đoạn này mình thấy đánh bằng tay có khi còn nhanh hơn là lấy súng bắn. Mãi đến sau này mình mới phát hiện là game có option cho người chơi bật tắt cái tâm ngắm súng này, nên là nếu bạn nào cũng gặp tình trạng như mình thì có thể vào Setting game để bật Crosshair lên nhé. Cá nhân mình thì vẫn không hiểu vì sao nhà phát triển họ lại để chế độ bật tắt cho yếu tố này, chắc là để tăng thêm độ thử thách trong game chăng.

Vì sao đây vẫn luôn là tựa game kinh dị

được nhắc đến nhiều nhất?

Nói đi cũng phải nói lại, The Evil Within vẫn là 1 tựa game đỉnh cao, đây cũng là một trong những tựa game kinh dị sinh tồn tiêu biểu cho thể loại này. Dù có kha khá điều khiến chúng mình khó chịu khi chơi nhưng rõ ràng chúng mình vẫn chẳng thể dứt được con game này. Game cũng có những điểm khác làm mình cực kì hài lòng như là yếu tố cốt truyện này, các con boss cực kì gây ám ảnh người chơi, thậm chí là những màn đánh nhau, giết chóc đổ máu rất là đã mắt đã tai. Vậy nên để lựa chọn một tựa game kinh dị để giới thiệu với những fan hâm mộ thể loại này thì mình vẫn sẽ dành vài lời khen cho The Evil Within. Chỉ có điều nếu hiện tại, nhà phát triển có thể cải thiện thêm những khuyết điểm mình đã nói phía trên thì quả thật sẽ không còn gì để chê trách nữa.

Sẽ có nhiều bạn bảo rằng “Ừ nếu không thích phần 1 vì những lí do đó thì có thể chơi hẳn sang phần 2 mà, những yếu điểm này sẽ được khắc phục”. Đúng là vậy, nhưng với nhiều bạn thích được trải nghiệm trọn vẹn, đầy đủ nhất có thể tức là nếu loạt game đó có 2 phần thì sẽ chơi cả từ phần 1 đến phần 2 để có thể hiểu rõ thêm nội dung game, hoặc thậm chí game đó có 7 phần thì mình cũng muốn trải nghiệm game của mình được đầy đủ nhất có thể. Vậy nên mình nghĩ cái cớ “ở phần 2 đã được cải thiện” nó không thuyết phục mình, hoặc bất kỳ game thủ khó tính nào cả.

Cá nhân mình vẫn hi vọng trong tương lai nhà phát triển sẽ có một bản remastered dành cho The Evil Within chứ cũng không hẳn cần phải remake lại làm gì vì như mình đã nói, nội dung game đã đủ gây ấn tượng rồi.

Như đã nói từ đầu đây cũng chỉ là cảm nhận cá nhân của mình sau khoảng thời gian mình chiến game mà thôi. Mình không hề có ý boycott tựa game này, thậm chí mình vẫn sẽ ủng hộ nếu nhà phát triển cho ra mắt bản làm lại của nó. Còn về việc đề xuất các bạn chơi phần game này thì mình vẫn còn khá lăn tăn, sẽ có người cảm thấy ổn và sẽ có người cảm thấy không ổn như mình đây. Vậy nên để quyết định có nên trải nghiệm The Evil Within phần 1 hay không thì các bạn cứ thoải mái tham khảo các kênh youtube về game nhé. Các bạn có thể ủng hộ nhà phát triển bằng cách mua game tại các nền tảng hữu dụng tùy thuộc vào thiết bị chơi game của bạn.

Chủ Đề