Thế nào là một quần xã sinh vật lấy ví dụ

Câu 2 trang 149 Sinh học 9 ngắn nhất: Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

   - Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.

   - Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

   - Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Đồng cỏ là một quần xã, gồm có các quần thể: cỏ, cây bụi, thỏ, chuột, rắn, mèo rừng, giun đất, động vật không xương sống, nấm, vi sinh vật…

   - Cỏ, cây bụi là thức ăn cho thỏ, chuột

   - Thỏ, chuột là thức ăn cho rắn và mèo rừng

   - Giun đất giúp cho đất tơi xốp

   - Các dạng động vật không xương sống cùng với nấm cộng sinh, làm gia tăng hệ thống rễ, phá vỡ các loại đất cứng, làm giàu nó với urê và các loại phân bón tự nhiên khác, giữ lại nước và khoáng chất và thúc đẩy sự phát triển

   - Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho thực vật.

Câu 4:
1.
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định va chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhauVD:quần xã rừng ngập mặn ven biển,quần xã rừng nhiệt đớiđặc trưng cơ bản của quần xã

1. Đặc trưng về tính đa dạng về loài của quần xã Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú. Đó là sự phong phú hay mức đa dạng về loài của quần xã. Tính đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, trong 1 sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên, chúng phải chia sẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.Tính đa dạng của quần xã phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các nhân tố môi trường vô sinh.

2. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài. Đặc trưng này biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao.

Các đặc điểm chủ yếu về thành phần loài bao gồm:

– Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. Quần xã rừng thông với các cây thông là loài chiếm ưu thế, các loài cây khác chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của cây thông.


– Loài thứ yếu: đóng vai trò thay thế cho nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó
Loài ngẫu nhiên: có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
Loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó [thường là vật ăn thịt đầu bảng] có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạngthái bị xáo trộn và dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng.
– Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.Cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh3. Đặc trưng về sự phân bố của các trong không gian của quần xã Sự phân bố các loài trong không gian làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. Có 2 kiểu phân bố:– Phân bố theo chiều thẳng đứng.VD: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới– Phân bố theo chiều ngang.VD: + Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi –> Sườn núi –> chân núi+ Phân bố của sinh vật từ đất ven bờ biển –> vùng ngập nước ven bờ –> vùng khơi xa4. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng trong quần xã Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các quan hệ dinh dưỡng khác nhau:+ Nhóm các sinh vật sản xuất bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất…

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

 Câu 1:

+Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đât, vi sinh vật...

+Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.

+Chuôi che mát và giữ ầm gốc cho dừa.

+Giun làm xốp đất cho dừa, chuôi, cỏ.

+Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với dừa, chuối.

Câu 2:

Giống nhau:

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

Khác nhau:
Quần thể sinh vật+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

Quần xã sinh vật

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

Câu 3:

+: khi số lượng sâu tăng => số lượng chim sâu tăng => số lượng sâu giảm 

+ Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên, khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.

 + Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng chuột lại tăng lên nhanh chóng.

Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã – Bài 1, 2 trang 180 SGK Sinh 12. Bài 1.Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.

Bài 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật  và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.

– Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

–  Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng…

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi…’.

Bài 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

Các đặc trưng cơ bàn của quần xã

– Đặc trưng về thành phần loài:

+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.

Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.

Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.

Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.

+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.

+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm [%] số cá thể [hoặc sinh khối] cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.

– Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian

Quảng cáo

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.

+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang.

Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.

Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.

– Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:

+ Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.

+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi…

+ Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất…

Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, sắp xếp các sinh vật trong quần xã đó thành từng nhóm theo chức năng dinh dưỡng của quần xã.

Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.

–  Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.

–  Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.

–   Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.

Video liên quan

Chủ Đề