Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí

Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí [bài tập SGK] ?

Sau khi đọc xong bài thơ Đồng chí trong chương trình em có thắc mắc vì sao tác giả đặt tên bài thơ như vậy không ? để giúp các em hiểu tiêu đề và giải luôn cả bài tập trong sách, dafulbrightteachers.org sẽ giúp các bạn ngay sau đây.

Xem thêm >>> Soạn bài Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Đồng chí

“Đồng chí” tác giả đã đúc kết cô đọng từ ngữ gói gọn bao gồm tình cảm thiêng liêng, cao cảnhững người lính nông dân anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.“Đồng chí” những người chiến sĩ có cùng chí hướng, lí tưởng, đồng cam cộng khổ, nguyện sống chết có nhau.Hai từ ngữ dù chỉ giản đơn nhưng đã thể hiện được chí hướng của những con người cách mạnh, cùng lí tưởng được tác giả gọi tên một cách thiêng liêng và đầy trân trọng.

Hai từ thân thương “đồng chí” đã gói gọn toàn bộ nội dung và tư tưởng của bài thơ, những con người khác nhau, không thân thích từ mọi miền tập hợp lại với nhau và sẵn sàng chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp, vì đất nước ngày mai tươi sáng hơn. Những con người đó, những người lính anh dũng, cam trường vượt qua mọi khó khăn, thử thách của chiến tranh thậm chí cả cái chết cận kề trước mặt vẫn không lùi bước. Những con người đồng cam cộng khổ, đứng bên cạnh nhau chiến đấu vì nước nhà, họ xứng đáng với tên gọi “đồng chí”.

» Xem thêm:Cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí

Lớp 9 -
  • Phân tích khổ cuối bài Sang thu hay nhất

  • Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà bài văn 9

  • Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại bài thơ

  • Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

  • Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác

  • Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12

Câu 5: trang 130 sgk Ngữ Văn 9 tập một

Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?


Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

  • Nhan đề là kết tinh cho nội dung, chủ đề của tác phẩm. Cả bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đều gợi nhắc tới tình đồng chí, đồng đội của những người lính nông dân lần đầu ra trận trong những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ cơ sở hình thành, đến biểu hiện và cuối cùng là kết tinh của tình đồng chí qua hình ảnh đầu súng trăng treo thì tình cảm của những người lính ấy cũng được gọi tên bằng thứ tình cảm thiên liêng, bất diệt là Đồng chí.
  • Những người lính trong bài thơ Đồng chí không chỉ đơn thuần là những người cùng chung một đội mà họ đã trở thành những người bạn tri âm tri kỉ, những con người chỉ mới gặp mà tưởng chừng như đã có hẹn với nhau từ rất lâu rồi. Họ chiến đấu không chỉ để bảo vệ quê hương và những người thân yêu của mình mà cao hơn thế, là để bảo vệ dân tộc, mảnh đất mà cha ông đã phải đánh đổi bằng xương máu, mồ hôi của biết bao thế hệ. Đó là nhận thức sâu sắc và cảm động của những con người vốn dĩ chân lấm tay bùn nhưng ở họ sáng lên một tình yêu nước nồng nàn, tha thiết.
  • Cách đặt tên bài thơ là Đồng chí  cũng là một hình thức để Chính Hữu ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội cao cả và bất diệt. Đặc biệt trong hoàn cảnh quân ta đang ở thế yếu hơn, cả dân tộc đang hòa trong không khí cả đất nước ra trận thì sẽ rất cần những tình cảm có thể gắn kết con người để tạo nên sức mạnh của tập thể. Tình đồng chí, đồng đội chính là sợi dây có thể gắn kết những con người tưởng chừng như xa lạ xích lại gần nhau. Chính họ đã làm nên những kì tích, sức mạnh đáng khâm phục và cũng chính họ là những người hùng giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ và gót giày xâm lược bạo tàn của bọn đế quốc, thực dân.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đồng chí

 ** Em tham khảo bài làm dưới đây nhé **

B1.

a. Đặt tên là "Đồng chí"

- Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa tình.

- Đồng chí là những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan.

- Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng bảo vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa.

b. Dựa vào tên bài thơ ta thấy tình cảm của những người lính cách mạng thật đẹp và gắn bó với nhau. Thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.

B2. 

“ Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ làm nổi bật lên vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt trong khổ thơ cuối hiện lên bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội, là biểu tượng cao đẹp về cuộc đời người chiến sĩ:                 “Đêm nay rừng hoang sương muối                   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                   Đầu súng trăng treo”.

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả…. Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. “Trăng” là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng. Tôi thấy đoạn kết của bài thơ thật đẹp! Nó đã tạc vào thơ ca hiện đại chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ mà khỏe khoắn, hào hùng.

B3.

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.

30 điểm

congvinh

Từ “Đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là “Đồng chí”?

Tổng hợp câu trả lời [1]

Giải nghĩa tự “Đồng chí” và ý nghĩa nhan đề: - Giải nghĩa từ “Đồng chí”: người có cung chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thề chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, “đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. - Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vè đẹp tinh thần của người lính cách mạng - những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tinh đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác của nhà thơ với người, với mình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn trân trọng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Em hãy kể về một việc làm tốt em đã làm trong đó em sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
  • Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. [Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu]. Cho câu thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua”
  • Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi ” [Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1]
  • Tìm hai điển cố trong đoạn trích và nêu hiệu quà nghệ thuật của cách sử dụng điền cố đó. Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
  • Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
  • Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: "Cháu sống thật hạnh phúc". [Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long] Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ đã"Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng". [Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận] Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc. Dựa vào hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
  • Đoạn văn trên trích trong tác phảm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? Xác định câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết thành phần nào đã được rút gọn? Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng”. [SGK Ngữ văn 9, tập hai]
  • Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
  • Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng”. Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?
  • Triết lí sâu xa mà tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc qua bài thơ này là gì? Trong bài thơ “Mây và sóng”, tác giả Ta-go viết: Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” Họ đáp: “Hãy rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Con bảo – “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. [Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2014]

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề