Theo giao trình bí quyết năng cao kỹ năng viết của đại học DUY TÂN chương 1 có mấy loại đoạn Văn

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ GIẢNG VIÊN

1.1. Họ tên: Bùi Thị Kim Phượng

Trình độ:  Cao học

Chức danh:  Giảng viên cơ hữu

Điện thoại:  0985841229 
Email:
 

Văn phòng Khoa [Bộ môn]: Khoa KHXH&NV, phòng 203 – K7/25 Quang Trung

              Điện thoại: 0511.3827111 - 203

2. CÁC MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

3. CÁC MÔN HỌC KẾ TIẾP

     Các môn chuyên ngành 
4. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

   4.1. Mục tiêu chung

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên sẽ:

   a. Về kiến thức

   - Nắm vững các kiến thức về chính tả, từ, câu, đoạn.

   - Biết cách tạo lập văn bản, viết được các bài luận ở đại học,

- Biết được một số văn bản thường sử dụng trong cuộc sống, học tập cũng như trong công việc: văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng, văn bản khoa học. 

   b. Về kỹ năng

   - Kỹ năng viết đúng chính tả tiếng Việt

   - Kỹ năng soạn thảo văn bản

   - Kỹ năng trình bày vấn đề theo tư duy khoa học

   - Giúp sinh viên phát triển kỹ năng viết các loại văn bản như văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng, văn bản khoa học, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập luận , kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Giúp SV có khả năng  truyền đạt thông tin chuyên môn đến những người ở khác ngành

-Giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc khoa học, biết áp dụng những kiến thức học được ở trường vào thực tế cuộc sống…

   c. Về thái độ

   - Trân trọng, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

   - Thấy tầm quan trong của vấn đề viết lách

   4.2. Các mục tiêu khác:

   - Không

5. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

I.A.1. Trình bày được khái niệm văn bản

I.B.1. Hiểu được khái niệm văn bản, phân biệt được văn bản với ngôn bản

I.A.2. Hiểu được các đặc trưng của văn bản

I.B.2. Phân biệt được các đặc trưng về chức năng, đặc trưng về nội dung và đặc trưng về hình thức của văn bản.

I.C.2. Phân tích được các đặc trưng của một văn bản xác định.

II. Các bước soạn thảo văn bản

II.A.1. Nắm được bước đầu tiên để soạn thảo một văn bản là xác định đích đến của văn bản trên các phương diện xác định các nhân tố giao tiếp, nắm được công thức 5W1H khi soạn thảo văn bản.

II.B.1. Hiểu được thế nào là giao tiếp và quá trình giao tiếp; các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp.

II.C.1. Phân tích được các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp trong một văn bản; vận dụng công thức 5W1H để định hướng văn bản

II.A.2. Nắm được cách phác thảo một dàn ý theo bố cục ba phần của văn bản trên cơ sở nắm được mục đích, yêu cầu của việc xây dựng đề cương; cách xác định và sắp xếp các ý trong đề cương…

II.B.2.Hiểu được tầm quan trọng của đề cương trong quy trình tạo lập văn bản

II.C.2. SV biết cách xây dựng đề cương của một văn bản bất kỳ.

II.A.3. Nắm được cách viết văn bản trên cơ sở triển khai ý theo các cách: có câu chủ đề [diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp] hoặc không có câu chủ đề [song hành, móc xích…]; nắm được cách viết phần mở, phần kết của văn bản; biết cách liên kết các ý với nhau để được văn bản hoàn chỉnh.

II.B.3. Hiểu được thế nào là câu chủ đề, cách viết câu chủ đề hay; hiểu được nhiệm vụ của phần mở, phần thân, phần kết trong văn bản.

II.C.3. SV có thể xây dựng một văn bản bất kỳ trên cơ sở nắm được quy trình soạn thảo một văn bản

III. Các lỗi khi tạo lập văn bản

III.A.1Trình bày được một số quy tắc chính tả tiếng Việt

III.B.1. Vận dụng các quy tắc chính tả tiếng Việt để viết đúng chính tả tiếng Việt

III.C.1. Phân tích các lỗi sai trong chính tả tiếng Việt

III.A.2. Trình bày được những yêu cầu chung trong việc dùng từ

III.B.2. Vận dụng những yêu cầu chung trong việc dùng từ để sử dụng đúng từ ngữ tiếng Việt

III.C.2. Phát hiện và sửa các lỗi sai khi sử dụng từ trong nói và viết

III.A.3. Trình bày được các thao tác lựa chọn và sử dụng từ

III.B.3. Vận dụng các bước trong thao tác sử dụng từ để viết từ đúng

III.C.3. Vận dụng các bước trong thao tác sử dụng từ để chọn từ hay

III.A.4. Trình bày được các yêu cầu chung của việc đặt câu

III.B.4 Vận dụng các yêu cầu chung trong việc đặt câu để viết câu đúng

III.C.4 Phân tích được các lỗi sai khi đặt câu

III.A.5 Trình bày được một số yêu cầu của viết đoạn đúng

III.B.5 Phân tích các lỗi sai cơ bản trong một số đoạn văn

III.C.5 Viết được đoạn văn đúng và hay

III.A. 6 Trình bày được khái niệm câu chủ đề

III.B.6 Phân tích các yêu cầu của một câu chủ đề

III.C.6 Nhận diện và viết được câu chủ đề hay khi viết đoạn

III.A.7 Trình bày được các bước để tiến hành rút gọn đoạn văn

III.B.7 Rút gọn được các đoạn văn theo yêu cầu

III.C.7 Rút gọn được đoạn văn tối giản và nén đoạn

III.A.8 Trình bày được các lỗi sai của đoạn về nội dung

III.B.8 Phân tích được các lỗi sai về nội dung trong đoạn văn

III.C.8 Tránh được các lỗi sai về nội dung khi viết đoạn

III.A.9 Trình bày được các lỗi sai của đoạn về hình thức

III.B.9 Phân tích được các lỗi sai về hình thức trong đoạn văn

III.C.9 Tránh được các lỗi sai về hình thức khi viết đoạn

IV.A.1. Nắm được thế nào là nguyên nhân, kết quả, cách viết dạng bài nguyên nhân-kết quả;

IV.B.1. Hiểu được nguyên nhân là tác nhân tạo ra kết quả nên khi viết dạng bài này cần trình bày và phân tích cho rõ luận điểm nêu nguyên nhân.

IV.C.1.Vận dụng để viết được dạng bài luận nguyên nhân-kết quả .

IV.A.2 .Nắm được thế nào là phân loại, mục đích của việc phân loại, cách viết dạng bài phân loại

IV.B.2. Hiểu được mục đích của việc phân loại từ đó có cách triển khai ý cho phù hợp

IV.C.2. Vận dụng để viết được dạng bài luận   phân loại

IV.A.3. Nắm được thế nào là so sánh, cách viết dạng bài so sánh.

IV.B.3. Hiểu được yêu cầu của việc so sánh từ đó có cách viết cho phù hợp.

IV.C.3. Vận dụng để viết được dạng bài so sánh

IV.A.4. Nắm được thế nào là tranh luận, cách viết dạng bài tranh luận

IV.B.4. HIểu được yêu cầu của việc tranh luận từ đó biết cách trình bày luận điểm đậm yếu tố thuyết phục để đạt hiệu quả giao tiếp

IV.C.4. Vận dụng để viết được dạng bài luận tranh luận.

V. Văn bản qui phạm pháp luật và văn bản hành chính

- Văn bản qui phạm pháp luật

V.A.1. Trình bày được khái niệm như thế nào là văn bản qui phạm pháp luật.

V.B.1. Nắm được trong các dạng văn bản được xếp vào loại văn bản qui phạm pháp luật

V.C.1.Nhận diện được mỗi loại văn bản:

- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.- Nghị định của Chính phủ.- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

V.A.2. Trình bày được khái niệm như thế nào là văn bản hành chính

V.B.2. Biết được hai dạng văn bản hành chính gồm có 2 dạng văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường

V.A.3. Trình bày được khái niệm như thế nào là văn bản hành chính cá biệt

VI.B.3. Biết được văn bản hành chính cá biệt gồm có những loại văn bản nào

V.A.4. Trình bày được khái niệm như thế nào là văn bản hành chính thông thường

VI.B.4. Biết được văn bản hành chính thông thường gồm có những loại văn bản nào

V.A.5. Trình bày khái niệm và cách phân biệt các dạng văn bản hành chính thông thường

VI.B.5. Nắm được khái niệm và cách thức soạn thảo được các dạng văn bản hành chính thông thường:

- Công văn [VB không tên]

- Báo cáo, thông báo, tờ trình, đề án, hợp đồng, chương trình, kế hoạch, các loại giấy như Giấy xin phép, giấp đi đường, các loại phiếu như phiếu xuất kho, phiếu gửi.... [VB có tên]

VI.C.5.Nhận diện và so sánh được các dạng văn bản trong các dạng văn bản hành chính thông thường

VI. Các loại văn bản nghiên cứu khoa học

VI.A.1. Nắm được khái niệm như thế nào là nghiên cứu khoa học? VB nghiên cứu khoa học?

VI.B.1. Trình bày được khái niệm một số loại văn bản nghiên cứu khoa học

VI.A.2. Liệt kê được các loại VB gồm những loại nào?

VI.B.2. Phân biệt được các loại: Tổng luận khoa học, Bản nhận xét đáng giá, Bài báo KH, Báo cáo, tham luận, Tác phẩm khoa học, Tiểu luận, niên luận, Đồ án, Khóa luận tốt nghiệp, Luân văn, Luận án

VI.A.3.Nắm được khái niệm các loại văn bản nghiên cứu khoa học

VI.B.3. Phân biệt được các loại văn bản trên

VI.C.3. Nhận diện, so sánh được các loại văn bản trên.

VI.A.4. Trình bàyđược các bước tiến hành & trình tự làm một LV khoa học

VI.B.4. Phân tích, mô tả được cách thức tiến hành mỗi bước

VI.A.5Nêu được kết cấu của một khóa luận tốt nghiệp

VI.B.5. Phân tích mô tả được cách thức tiến hành các mục trong khóa luận

VI.C.5. Có kỹ năng viết được các mục trong khóa luận tốt nghiệp

VII. Các văn bản nhật dụng

VII.A.1. Hiểu thế nào là nhật kí

VII.B.1. Hình thành thói quen viết nhật kí

VII.A.2. Nắm được một số cách viết nhật kí cơ bản

VII.B.2. Áp dụng một số cách viết vào việc viết lách của bản thân

VII.C.2. Thực hành viết nhật trình một cách khoa học

VII.A.3. Hiểu được vai trò của thư điện tử

VII.A.4. Sử dụng được thư điện tử để giao dịch

VII.B.4. Nắm được các thao tác trong sử dụng thư điện tử

VII.C.4. Giao dịch được bằng thư điện tử thành thạo

Khoa KHXH&NV                         Tổ Bộ môn                                          Nhóm biên soạn

       TS. Đinh Lựu                              TS. Đinh Lựu

Video liên quan

Chủ Đề