Thị trường chung châu Âu được thiết lập năm nào

Thị trường chung có tên tiếng Anh là Common Market.

Thị trường chung là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước, trong đó:

- Xoá bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thành viên

- Thiết lập và thống nhất một mức thuế quan chung giữa các nước thành viên với các nước khác ngoài liên minh.

- Cho phép dòng vốn và lao động di chuyển tự do giữa các nước thành viên mà không phải chịu những rào cản như thuế thu nhập quy định cho người nước ngoài hay tỷ lệ vốn được nắm bởi nhà đầu tư ngoại quốc, tạo nên một thị trường thống nhất giống như trong một nước.

Ví dụ: thị trường chung châu Âu (ECM); thị trường chung Đông Phi, .v.v.

Lưu ý: Chỉ cần một trong những điều kiện trên không được thỏa mãn, đó không phải thị trường chung. Thị trường chung là hình thức liên minh kinh tế cấp độ 3 theo phân loại của nhà kinh tế học Béla Balassa người Hungary, là hình thức liên minh chặt chẽ hơn cấp độ 1 (khu vực mậu dịch tự do - FTA) và cấp độ 2 (liên minh thuế quan - Custom Union)

Ưu điểm và hạn chế của thị trường chung

Ưu điểm

- Sự di chuyển tự do của lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn

Ngoài việc sở hữu ưu điểm không rào cản thuế quan giữa các nước thành viên của mô hình FTA, lợi ích cạnh tranh bình đẳng giữa các nước thành viên với các nước bên ngoài liên minh nhờ biểu thuế quan chung của mô hình Custom Union, lợi ích chính của một thị trường chung còn bao gồm việc lao động và dòng vốn (tức nguồn lực sản xuất) có thể tự do luân chuyển giữa các quốc gia để dễ dàng hỗ trợ nhau trong các hoạt động kinh tế. Do đó, một thị trường chung thường được coi giống như một quốc gia duy nhất và những cản trở về mặt biên giới giữa các quốc gia được xóa đi.

- Hiệu quả trong hợp tác sản xuất

Các nguồn lực sản xuất được cho phép di chuyển tự do dẫn đến sự phân bổ hiệu quả hơn (ví dụ: những lao động giỏi về công nghiệp ở những nước nông nghiệp có thể đến những nước thành viên khác có lợi thế về công nghiệp và ngược lại). Từ đó, kinh tế trong khu vực thị trường chung sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Các công ty thường được hưởng lợi từ sản xuất với chi phí thấp hơn (nhiều lao động hơn), quy mô sản xuất lớn hơn (có thể xây nhà máy ở nhiều nước) và từ đó tăng lợi nhuận. Các nước ở các quốc gia cũng có thể hợp tác hoặc cạnh tranh để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển.

Hạn chế

- Các quốc gia có sức cạnh tranh kém hơn sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Ví dụ như những nước không có lợi thế nhất định thì khi mở cửa thị trường lao động tự do sẽ mất nhiều lao động giỏi sang các nước thành viên khác và sa sút dần. Điều này có thể cản trở sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đó và quốc gia đó dần trở thành gánh nặng trong liên minh.

- Các công ty trước đó từng được chính phủ bảo vệ và trợ cấp khó có thể trục được trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Các công ty từng độc quyền ở một quốc gia nào đó giờ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn và có thể mất thị phần trên chính sân nhà.

- Ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại (trade diversion)

Việc thành lập một thị trường chung còn tác động mạnh tới dòng chảy thương mại giữa những nước trong liên minh với những nước ngoài liên minh.

Ví dụ như trước đó, một nước B bên ngoài liên minh nhập khẩu thường xuyên mặt hàng động cơ xe hơi từ nước A bên trong liên minh và đã có những hiệp ước thương mại giảm thuế giữa A và B. Tuy nhiên, sau khi A tham gia thị trường chung, hiệp ước thương mại này bị phá vỡ vì A lúc này phải tuân theo biểu thuế quan chung của khu vực, khiến cho nhập khẩu động cơ xe hơi của B bị gián đoạn hoặc phải nhập khẩu với mức chi phí đắt đỏ hơn. Nhiều hiệp định thương mại mà nước A đã ký với các nước khác ngoài liên minh cũng có thể bị phá vỡ.  Đây cũng là một hệ quả của thị trường chung.

Mô hình thị trường chung

Những ví dụ điển hình là Thị trường chung của các nước phía Nam (Southern Common Market - MERCOSUR), gồm nhiều nước Mỹ La Tinh như Argentina, Brazil, Uruguay, và Paraguay. Mục tiêu của thị trường chung này là để củng cố hợp tác kinh tế trong khu vực và tạo cơ hội đầu tư giữa các thành viên trong cùng khu vực địa lý.

Một ví dụ khác là cộng đồng Đông Phi (East African Community - EAC) gồm 6 nước: Burundi, Kenya, Rwanda, South Sudan, Tanzania và Uganda. Thị trường chung này giúp tăng tốc tăng trưởng kinh tế trong khu vực nhờ hợp tác trong nhiều mảng mà các nước thành viên còn yếu như nông nghiệp, năng lượng, giáo dục và công nghệ.

Đáp án B

Từ 1-1-1993, EU đã thiết lập một thị trường chung. Trong thị trường này, việc tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên được đảm bảo. Các nước thành viên thuộc thị trường chung châu Âu có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán giữa các nước ngoài khối.

I. Thị trường chung châu Âu

1. Tự do lưu thông

Từ 1-1-1993, EU đã thiết lập một thị trường chung. Trong thị trường này, việc tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên được đảm bảo. Các nước thành viên thuộc thị trường chung châu Âu có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán giữa các nước ngoài khối.

a) Tự do di chuyển

Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. Ví dụ : Người Đan Mạch có thể làm việc mọi nơi trên đất Pháp như người Pháp.

b) Tự do lưu thông dịch vụ.

Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch v.v… Ví dụ: Một công ty vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bên trong nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức .

c) Tự do lưu thông hàng hóa.

Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.

Ví dụ : Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.

Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU.

2. Euro – đồng tiền chung của EU

Ơ-rô, với tư cách là đồng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh  toán từ năm 1999. Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, I-ta-li-a, Hà Lan, Áo, Bồ  Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúc-xăm-bua, Hi Lạp, Ai-len và Xlô-ve-ni-a) sử dụng ơ-rô là đồng tiền chung. VIệc đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Vì sao có thể nói việc ra đời của đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU ?

TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

- Năm 1957: sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.

2. Mục đích và thể chế

- Mục đích:

+ Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.

- Các cơ quan đầu não của EU:

+ Hội đồng châu Âu

+ Nghị viện châu Âu

+ Hội đồng bộ trưởng EU

+ Ủy ban Liên minh châu Âu

→ Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị.

II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung (Euro) → EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước thành viên.

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.

- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế.

- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.

- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.

TIẾT 2: EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU

1. Tự do lưu thông

- EU thiết lập thị trường chung Châu Âu từ 01/01/1993.

- Bốn mặt tự do lưu thông là:

+ Tự do di chuyển

+ Tự do lưu thông dịch vụ

+ Tự do lưu thông hàng hóa

+ Tự do lưu thông tiền vốn

- Ý nghĩa của tự do lưu thông:

+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.

+ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.

+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Euro (ơ-rô) - đồng tiền chung của EU

- Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.

- Lợi ích:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.

+ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

II. HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ

1. Sản xuất máy bay Airbus (E-bớt)

- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập.

- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

- Được hoàn thành vào năm 1994, nối liền nước Anh với lục địa châu Âu.

- Lợi ích:

+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại.

+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không..

III. LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU (EUROREGION)

1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu

- Khái niệm: Liên kết vùng châu Âu là khu vực biên biới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

- Ý nghĩa:

+ Tăng cường liên kết và nhất thể hóa thể chế ở châu Âu.

+ Chính quyền và nhân dân vùng biên giới cùng thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.

+ Tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ

- Vị trí: Khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức, Bỉ.

- Lợi ích:

+ Có khoảng 30.000 người/ngày đi sang nước láng giềng làm việc.

+ Các trường Đại học tổ chức khóa đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

TIẾT 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT

- Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế - xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

+ Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

- Khó khăn: Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xảy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

II. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

- EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1% dân số của thế giới nhưng chiếm tới:

+ 30,9% GDP của thế giới (2004).

+ 26% sản lượng ôtô của thế giới.

+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.

+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.

- Nếu so sánh với Hoa Kì và Nhật Bản, thì EU đã vượt lên đứng đầu (năm 2004) thế giới về tổng giá trị GDP trong tổng giá trị kinh tế và cả tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.

- Xét về nhiều chỉ số kinh tế, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Nước Đức có vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu:

+ Nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 nước và giáp biển Bắc, biển Ban-tích.

+ Thuận lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông – Tây, Bắc - Nam của châu Âu.

+ Có vai trò chủ chốt trong EU (là một trong những nước sáng lập ra EU).

- Khí hậu: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng thu hút du khách.

- Tuy nhiên, Đức lại nghèo khoáng sản, đáng kể là than nâu, than đá và muối mỏ.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

- Mức sống cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt.

- Dân số già, tỉ suất sinh thấp → chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.

- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.

- Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư.

III. KINH TẾ

1. Khái quát

- Đức là đầu tàu của EU, là một cường quốc kinh tế, đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm chủ yếu 70%, nông nghiệp và công nghiệp là 30%.

2. Công gnhiệp

- Là nước công nghiệp phát triển với trình độ cao trên thế giới.

- Các ngành công nghiệp có vị trí cao nổi tiếng trên thế giới: chế tạo ôtô, máy móc, hóa chất, kĩ thuật điện và điện tử, công nghệ môi trường.

- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại → sản phẩm chất lượng cao.

- Người lao động sáng tạo.

3. Nông nghiệp

- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.

- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, bò, lợn, sữa...


Page 2

Thị trường chung châu Âu được thiết lập năm nào

SureLRN

Thị trường chung châu Âu được thiết lập năm nào