Thieu tiền điện bao lâu thì bị cắt

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết khách hàng sống trong vùng cách ly, khó tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì EVN sẽ không ngừng cung cấp điện, EVN sẽ thu tiền điện ngay sau khi hết cách ly - Ảnh: NGỌC HIỂN

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài viết Người dân miền Nam đang giãn cách đóng tiền điện thế nào? trong mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được các thắc mắc của bạn đọc liên quan đến việc đóng tiền điện trong mùa dịch.

Cụ thể, nhiều bạn đọc cho rằng đã nhận được thông báo nhắc nợ của các công ty điện lực, có thời hạn thanh toán, nếu không đóng sẽ ngừng cấp điện. Trong khi đó, không ít người dân sống trong vùng phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập", không thể ra ngoài đóng tiền điện hay với những người già, người chưa có điều kiện tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì có bị cúp điện?

Trong bối cảnh TP.HCM và các tỉnh áp dụng nghiêm các biện pháp chống dịch, phạt tiền người ra đường các trường hợp không cần thiết thì đây là vấn đề được không ít bạn đọc quan tâm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cho biết trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, tổng công ty khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến với ngành điện, không đến trực tiếp các phòng giao dịch.

Tổng công ty gửi thông báo tiền điện, nhắc nợ qua các hình thức không tiếp xúc trực tiếp như nhắn tin, điện thoại, app EVNHCMC CSKH, đồng thời khuyến khích khách hàng thanh toán tiền điện đúng hạn qua các hình thức như chuyển khoản, trích nợ tự động, ví điện tử, website/ứng dụng EVNHCMC CSKH của tổng công ty, của các ngân hàng và đối tác thu hộ.

Ông Kiên cho hay nếu người dân sống trong vùng cách ly, phong tỏa hoặc những người chưa sử dụng các dịch vụ thanh toán online... đã nhận thông báo nhắc nợ thì tổng công ty vẫn rất chia sẻ với khó khăn của khách hàng và vẫn đảm bảo cung cấp điện ổn định.

Tương tự, đại diện Tổng công ty Điện lực Miền Nam cũng cho biết đơn vị này đã gửi văn bản đến các công ty thành viên tại 21 tỉnh, thành phía Nam về việc duy trì thu tiền điện, khuyến khích khách hàng thanh toán online.

Trong đó, tạm thời không ngừng cung cấp điện đối với khách hàng chậm trả, quá hạn và yêu cầu các đơn vị thống kê số lượng, khoanh vùng nợ, theo dõi và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ ngay sau đợt cách ly.

Sẽ thu tiền điện ngay sau đợt cách ly

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Quốc Hoan - phó ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] - cho biết những năm qua EVN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán tiền điện và đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ.

Trong thời gian giãn cách xã hội, EVN cũng khuyến khích khách hàng trả tiền điện qua các kênh giao dịch trực tuyến và đã được khác hàng tích cực sử dụng trong thời gian qua. Tuy vậy, vẫn còn một số khách hàng sống trong vùng phong tỏa, cách ly, người già, người khó khăn trong việc tiếp cận các hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến... khó có thể trả tiền điện đúng kỳ hạn do việc đi lại bị hạn chế.

Do đó, ông Hoan cho biết từ năm 2020, EVN đã ban hành văn bản hướng dẫn đến các tổng công ty điện lực, theo đó nếu khách hàng sống trong vùng cách ly, khó tiếp cận với các hình thức thanh toán trực tuyến thì EVN chia sẻ với khó khăn của khách hàng và không ngừng cung cấp điện.

Với những khách hàng này, ông Hoan cho hay các đơn vị sẽ thống kê số lượng, theo dõi và thực hiện các biện pháp thu tiền điện ngay sau đợt cách ly. Như vậy, với người dân hiện đang bị phong tỏa, cách ly tại TP.HCM mà khó thanh toán trực tuyến thì ngành điện vẫn tạo điều kiện, sẽ thu tiền điện ngay sau thời điểm hết cách ly.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

NGỌC HIỂN

Cập nhật lần cuối : 26/05/2021 by lioa

Không đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt? Hạn cuối nộp tiền điện hàng tháng là ngày nào? Có bị phạt chậm trả tiền điện không? Làm gì khi bị cắt điện?

>>> Mua ngay ổn áp LiOA 10KVA cho gia đình với giá tốt nhất!

Theo Cục điều tiết điện lực, hiện EVN ở các địa phương thường chốt số điện trong ngày 20 và 21 hàng tháng và chậm nhất là ngày 10-14/tháng sau sẽ gửi hóa đơn tiền điện đến khách hàng.

Thời điểm thông báo hóa đơn tiền điện chênh hơn 10 ngày nên rất nhiều khách hàng không thể theo dõi được số điện tiêu thụ của mình khi nhận được hóa đơn tại nhà.

Ngày đóng tiền điện hàng tháng ở các tỉnh thành vì thế có lệch nhau một vài ngày. Ví dụ cụ thể, điện lực quận Nam Từ Liêm chốt số và gửi thông báo từ ngày 17-18, trong khi điện lực Bắc Giang sẽ là ngày 20-21.

Khách hàng có trách nhiệm thanh toán tiền điện hàng tháng cho đơn vị bán điện theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.Quá thời hạn trên mà chưa thanh toán, khách hàng phải trả thêm cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.

Tiền lãi được tính bằng số tiền chậm trả nhân với mức lãi suất ghi trong hợp đồng mua bán điện tại thời điểm thanh toán và nhân với số ngày chậm trả, tính từ ngày phải thanh toán đến ngày khách hàng thanh toán.

                         Không đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt

Theo điều 23, Luật Điện lực 2012 quy định: “Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Hoặc cũng có thể thanh toán online, thanh toán tại các điểm thu hộ.

Trong trường hợp khách hàng không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo 02 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện.

Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho khách hàng trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

>>> Xem thêm giá ổn áp Standa tại kho đã chiết khấu!

Việc cấp điện trở lại chỉ tiến hành sau khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền điện, tiền lãi do chậm trả và chi phí ngừng và cấp điện trở lại.theo quyết định 08 của Bộ Công thương, khách hàng sẽ phải đóng phí cho việc cấp điện trở lại với mức phí 89.900 VNĐ. 

Sau khi thanh toán tiền điện và đóng phí mở điện thành công, tối đa 24 giờ ngành điện sẽ cấp điện lại cho khách hàng.

– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, thông báo biết trước ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp.

– Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng, đe dọa đến an toàn của hệ thống điện.

– Bên mua điện có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật: phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện;

Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; trộm cắp điện; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

– Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật điện lực, Luật xây dựng, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Để tra cứu tiền điện, các chỉ số điện rất đơn giản. Các bạn cần làm theo các bước dưới đây :

Bước 1: Truy cập website chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực. Có thể tra cứu Google để có địa chỉ chính xác! Có thể tra cứu tiền điện Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng…hay bất kỳ tỉnh thành nào!

Bước 2: Nhập mã khách hàng [ID] và mật khẩu

Trong đó, ID và mật khẩu mặc định là mã khách hàng có in trên hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Bước 3: Chọn chức năng tra cứu hóa đơn theo thời gian muốn tra cứu

Khi chọn chức năng này, một bảng thông tin về hóa đơn điện tử xuất hiện. Thể hiện đầy đủ thông tin khách hàng, mức tiêu thụ điện năng, giá thành và thời hạn thanh toán…

Khách hàng có thể thanh toán tại các quầy giao dịch của Điện lực, các điểm giao dịch của các ngân hàng liên kết với Điện lực. Hoặc đăng ký thanh toán tự động qua ngân hàng, sử dụng Internet Banking, SMS Banking để chuyển khoản.

//www.youtube.com/watch?v=RqEX6Ap7QMQ

Liên quan : chậm đóng tiền bao lâu sẽ bị cắt nước, làm gì khi bị cắt điện, bị cắt điện phải làm sao, hạn cuối nộp tiền điện, phạt chậm trả tiền điện, bị cắt điện gọi số nào, đóng phí cắt điện ở đâu, trễ tiền điện bao lâu thì bị cắt, đóng tiền điện trễ có bị phạt không, hạn chót nộp tiền điện, luật điện lực cắt điện, ngày thu tiền điện hàng tháng, thời hạn đóng tiền điện 2019, ngày chốt số điện hàng tháng, hạn chót nộp tiền điện, thời hạn đóng tiền điện 2018, lịch đóng tiền điện hàng tháng, đóng tiền điện vào ngày nào…

HÌNH ẢNH KHÁCH ĐẶT HÀNG LiOA

Video liên quan

Chủ Đề