Thời gian cho tôm sú an

VÌ SAO CẦN ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN?

Xây dựng website

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân, website đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo dựng sự hiện diện và hoạt động quảng bá trên Internet. Sở hữu một tên miền gắn với thương hiệu là điều không thể thiếu trong việc xây dựng website.

Bảo vệ thương hiệu

Đăng ký tên miền sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tránh khỏi việc tên thương hiệu của mình bị sử dụng cho mục đích khác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền cũng giúp loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Gắn vào tài khoản mạng xã hội/gian hàng trực tuyến

Khi chưa có website, tên miền có thể được sử dụng để chuyển hướng tới các trang mạng xã hội hay gian hàng trực tuyến trên các nền tảng bán hàng có sẵn.

Tôm sú là loài tôm thương phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là bà con ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Được xếp vào những giống tôm không khó nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhưng trong quá trình nuôi tôm sú, để đảm bảo quá trình phát triển, tránh dư thừa lượng thức ăn cũng như không ảnh hưởng đến môi trường thì việc áp dụng các kỹ thuật cho tôm sú ăn hiệu quả là vô cùng quan trọng.

  • Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách
  • Thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm chuyên dùng hiện nay
  • Xử lý phèn trong ao nuôi tôm sao cho hiệu quả?
  • Thức ăn cho tôm kiểng, tôm hùm, tôm giống chất lượng nhất
  • Hướng dẫn cách đo độ kiềm ao tôm chính xác nhất

Tôm sú nuôi có kỹ thuật đạt năng xuất cao

Vậy thì tôm sú ăn gì?

Tôm sú là loài ăn tạp, nhưng tôm sú thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là những sinh vật đã chết hay các mảnh vụn hữu cơ. Đặc biệt, tôm sú ưa thích các loài giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng…

– Trong giai đoạn tôm ấu trùng: Tôm bắt đầu bắt mồi bằng các phụ bộ nên thức ăn nên phù hợp với cỡ miệng. Các loại thức ăn ưa thích của tôm sú trong giải đoạn này là tảo, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật.

– Giai đoạn tôm bột: Thức ăn chủ yếu của tôm sú giai đoạn này là các loại giáp xác nhỏ, ấu trùng, các loài nhuyễn thể… Ngoài ra người nuôi cũng có thể cho tôm sú ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn.

– Giai đoạn tôm trưởng thành: Tôm sú có thể ăn các loại thức ăn khác nhau như: Giáp xác sống dưới đáy, hậu ấu trùng của các loài động vật đáy. Trong môi trường tự nhiên có đến 85% thức ăn của tôm sú là các loài giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể và khoảng 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, cát bùn…

Thức ăn cho tôm sú đảm bảo quá trình sinh trưởng

Hiện nay có 3 loại thức ăn cho tôm sú nổi bật như:

– Thức ăn tự nhiên cho tôm sú như: Thực vật phù du tảo, động vật phù du, các loại bã bùn hữu cơ, mà tôm tự chọn trong ao nuôi.

– Thức ăn cho tôm sú tự chế được san xuất từ nguồn nguyên liệu của địa phương sẵn có, dễ kiếm, ít chi phí như thức ăn từ ốc, cá nhỏ, don, chế phẩm nông nghiệp…] Những loại thức ăn dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống, Thức ăn tự chế có độ đính kèm, hàm lượng các chất dinh dưỡng đặc biệt có độ đạm không đủ do vậy lượng thức ăn nhiều sẽ khó điều chỉnh, dễ dẫn đến dư thừa hoặc thiếu.

– Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn dùng trong nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh gần đây cũng đã được ngư dân sử dụng trong ao nuôi quảng canh cải tiến. Thức ăn cho tôm sú công nghiệm sẽ đảm bảo được dưỡng chất như protein, chất khoáng, các vi lượng cần thiết cho tôm sú. Không chỉ có thức ăn đảm bảo, thức ăn công nghiệp còn đảm bảo giữ cho ao nuôi được trong sạch, do thức ăn tôm được sử dụng tốt ít dư thừa, lãng phí. Hiện nay có khoảng 35 loại thức ăn sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng thức ăn bà con nuôi tôm khi mua thức ăn công nghiệp cần chú ý.

Tính lượng thức ăn cho tôm sú một cách hợp lý

Tỷ lệ thức ăn công nghiệp cho tôm sú ăn cân đối với trọng lượng theo đúng kỹ thuật trong khoảng thời vụ nuôi từ 110 -120 ngày.

Lượng thức ăn điều chỉnh tốt để có hệ chuyển đổi 1,2 đến 1,5kg thức ăn được 1kg tôm thương phẩm, nếu lượng thức ăn cao quá sẽ ảnh hưởng đến kết quả nuôi.

Đối với thức ăn tự chế cho tôm sú, trước khi cho ăn cần được nấu chín, theo dõi khả năng sử dụng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm ăn hàng ngày sao cho phù hợp nhất.

Kỹ thuật cho tôm sú ăn và kiểm tra bằng chài sau khi tôm ăn

Cần xác định tỉ lệ sống của tôm bằng cách dùng chài để kiểm tra sau khi tôm sú nuôi được khoảng hơn 1 tháng. Cứ tầm 7 – 10 ngày kiểm tra 1 lần, chài vào lúc mát trời vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên chài 1 cách ngẫu nhiên, căn cứ lượng tôm chài để ức lượng tôm sống trong ao.

Cách tính lượng thức ăn cho tôm sú cụ thể như sau: Số và trọng lượng đàn được căn cứ vào diện tích ao nuôi, trọng lượng tôm thu được qua các mẻ quăng chài có thể tích tương đương với trọng lượng đàn tôm nuôi ở thời điểm kiểm tra.

Kỹ thuật cho tôm sú ăn hiệu quả nhất

Để tôm sú phát triển đồng đều và đúng thời gian xác định thì việc chăm sóc có kỹ thuật là vô cùng quan trọng, cần có kỹ thuật rõ ràng và khoa học.

Áp dụng các kỹ thuật cho tôm sú ăn để đạt hiệu quả kinh thế cao

1. Tính toán về số lần cho ăn của tôm sú

– Tháng đầu tiên: Cho tôm sú ăn 5 – 6lần/ngày

– Tháng thứ 2 – 3:  Cho tôm sú ăn 4 lần/ngày

– Tháng thứ 4: Nên cho tôm ăn 6 lần/ngày

2. Lượng thức ăn cần điều chỉnh

Buổi sáng và buổi tối nên nhiều hơn buổi trưa. Khi cho tôm sú ăn phải rải đều các điểm trong ao để tôm tiếp xúc được với thức ăn. Khi cho ăn tháng đầu tôm sú còn nhỏ, thức ăn của tôm cũng có kích thước nhỏ nên cần trộn thức ăn với nước để thức ăn không bị trôi, bay mất chất dinh dưỡng mà có thể cho tôm ăn dễ dàng, ít thất thoát.

Muốn xem tôm ăn thừa hay thiếu hàng ngày nên dùng vó để kiểm tra. Số lượng vó kiểm tra tùy thuộc vào diện tích và được phân bố đều ở các vị trí để tôm tập trung sử dụng thức ăn. Với tôm nhỏ hơn 10g nên kiểm tra sau 2 giờ và 1 giờ với tôm cỡ lớn.

Sau khi kiểm tra, thức ăn trong vó hết thì tăng 10% lượng thức ăn cho lần sau, Thức ăn thừa lớn hơn 20% thì giảm đi 10% lượng thức ăn lần sau.

Ngoài kiểm tra lượng thức ăn trong vó hết, ta còn kết hợp kiểm tra độ no của tôm qua ruột theo các độ tôm đói, tôm no, no căng. Nên lưu ý những ngày mưa gió lớn, nước đục, nhiệt độ nước cao hơn 30 – 33 độ C, bề mặt đáy có dấu hiệu bẩn chưa xử lý kịp, biểu hiện qua màu nước, ta cần điều chỉnh lượng thức ăn tôm cho phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế dư thừa.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho tôm sú ăn, hy vọng thông qua bài viết này bà con có thể áp dụng trong quá trình nuôi tôm sú để thu được những hiệu quả kinh tế cao. Để biết thêm những kỹ thuật chăm sóc, nuôi tôm hiệu quả, chất lượng vui lòng liên hệ đến HOTLINE 19002620 hoặc truy cập website nuôi tôm an toàn để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

XEM THÊM

>> Một số chia sẻ về sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú đạt hiệu quả cao

>> Nuôi tôm bằng vi sinh có lợi ích như thế nào đối với ao nuôi

Tìm kiếm liên quan:

  • Bảng hướng dẫn cho tôm sú ăn
  • Giá thức ăn cho tôm sú
  • Tôm sú ăn gì
  • Bảng thức ăn cho tôm sú
  • Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú

Chủ Đề