Thời gian làm việc văn phòng công chứng năm 2024

Văn phòng công chứng có bắt buộc phải thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước hay không?

Văn phòng công chứng có bắt buộc phải thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước hay không?[Hình từ Internet]

Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể như sau:

Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Theo đó, Văn phòng công chứng phải có nghĩa vụ thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân thì văn phòng công chứng có quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng 2014.

Văn phòng công chứng không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể như sau:

Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
i] Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k] Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
l] Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;
m] Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;
n] Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a] Không đăng báo nội dung đăng ký hoạt động theo quy định;
b] Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
c] Không có biển hiệu theo quy định;
d] Không lập sổ trong hoạt động công chứng theo quy định;
đ] Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;
e] Thu phí công chứng không đúng theo quy định;
g] Không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;
h] Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản không đúng thời hạn hoặc địa điểm hoặc nội dung theo quy định;
i] Không chia sẻ thông tin lên phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình công chứng;
k] Không thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;
l] Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không bảo đảm mức phí tối thiểu hoặc không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ cho tất cả công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;
m] Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.

Như vậy, Văn phòng công chứng không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước thì bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng cụ thể như sau:

- Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

- Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.

Phòng công chứng làm việc lúc mấy giờ?

Giờ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ vào thứ Bảy và Chủ nhật. Thời gian làm việc từ 08 giờ - 12 giờ; buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ. Tuy nhiên, các văn phòng công chứng thực tế thường làm việc từ thứ Hai đến hết sáng thứ Bảy.

Công chứng mất bao nhiêu thời gian?

Theo Khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng năm 2014: Đối với những hợp đồng, giấy tờ đơn giản, thời hạn công chứng là không quá 02 ngày làm việc. Đối với những tài liệu có nội dung phức tạp, công chứng viên cần phải xác minh, làm rõ thêm. Do đó, thời hạn công chứng kéo dài tối đa đến 10 ngày làm việc.

Công chứng vào những ngày nào?

Như vậy, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tức làm việc từ thứ 2 đến hết thứ 6. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, Văn phòng công chứng được quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Văn phòng công chứng để làm gì?

Phòng Công chứng thực hiện chức năng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, nhà ở, hôn nhân - gia đình, phân chia di sản thừa kế… theo quy định của Luật Công chứng.

Chủ Đề