Thông tư hướng dẫn giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Ngày 30/6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BKHĐT Quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Nội dung chi tiết:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thông tư quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật. Không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; Giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài; Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 01/3 của năm sau năm báo cáo; Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Điều 70, điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 74, khoản 2 Điều 96 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam./.

Căn cứ Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (trừ các dự án đầu tư ra nước ngoài).

Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, thực hiện các mẫu báo cáo theo thông tư này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

Điều 2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

1. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm:

Mẫu số 01: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm.

2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm:

  1. Mẫu số 02: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
  1. Mẫu số 03: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm;
  1. Mẫu số 04: Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư;
  1. Mẫu số 05: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư;

đ) Mẫu số 06: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.

3. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bao gồm:

  1. Mẫu số 07: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;
  1. Mẫu số 08: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm;
  1. Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư (Thực hiện theo Mẫu số 04: Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước);
  1. Mẫu số 09: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác vận hành đối với dự án nhóm C);

đ) Mẫu số 10: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.

4. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, bao gồm:

  1. Mẫu số 11: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
  1. Mẫu số 12: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư 6 tháng, cả năm;
  1. Mẫu số 13: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
  1. Mẫu số 14: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.

5. Mẫu báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm:

  1. Mẫu số 15: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  1. Mẫu số 16: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước Trung ương.

6. Mẫu báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:

Mẫu số 17: Báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng, cả năm của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

7. Đối với các dự án có sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn nhà nước các mẫu biểu và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước. Riêng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thực hiện các mẫu biểu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

8. Trong các mẫu trên đây, những chữ in nghiêng là các nội dung mang tính hướng dẫn và sẽ được người sử dụng cụ thể hóa căn cứ vào tình hình thực tế.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2010/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên, quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.