Thóp thở của trẻ bao lâu thì liền

Những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý với những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy điều này quan trọng thế nào đối với sức khỏe của bé?

Bạn hãy cùng tìm hiểu thóp trẻ sơ sinh là gì, và thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay đầy đặn có đáng lo qua bài viết dưới đây nhé.

Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Ngay sau khi sinh, mẹ sẽ nhận thấy thóp trẻ sơ sinh có 2 thóp trước và sau. Thóp trước [hay còn gọi là mỏ ác trẻ sơ sinh] nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh. Khi bé thở hay khóc to, mẹ cũng có thể thấy thóp phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Thóp của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời [nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn] thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục.

Thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 – 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp trẻ sơ sinh có thể phản ánh nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe của bé

Chức năng của thóp đầu trẻ sơ sinh

Hẳn mẹ sẽ thắc mắc tại sao trên đầu bé lại có những phần thóp này, thay vì một hộp sọ khép kín như người trưởng thành.

Sở dĩ hộp sọ của bé được cấu tạo với các mô và thóp kết nối giữa các xương là để bảo vệ bộ não trước áp suất bên ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua ngả âm đạo.

Nếu thóp trước của bé chưa tới thời gian khép mà lại đầy hoặc phồng lên thì đây chính là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy áp suất trong não bé tăng lên cao.

Có thể bé bị huyết áp nhưng phần lớn đều nặng và mắc bệnh hiểm nghèo như viêm màng não, não úng thủy…

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đầy?

Thông thường, bạn khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.

Thóp trước trong điều kiện bình thường, kích thước thóp trước trẻ sơ sinh là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Một số bà mẹ thắc mắc sờ tay lên thóp thở của trẻ thấy phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe? Thóp thở bao nhiêu là phù hợp, thóp thở rộng có cần khám, chữa bệnh?

Phải gọi là thóp không thở

Theo TS Phạm Thị Xuân Tú, Khoa Sơ sinh -  Bệnh viện Nhi TW, con người ta thở bằng phổi, trao đổi oxy tại phổi. Còn từ thóp thở là không đúng, mà phải gọi là thóp không thở. Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ. Thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liền ngay sau đẻ, nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủ tháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 15 tháng. Thóp hẹp so với tuổi nhưng vòng đầu bình thường cũng phải chú ý vì khi thóp liền sớm thì não khó phát triển được. Nếu cho con uống nhiều canxi quá thì nên dừng, nhưng thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì chúng ta cần phải tìm nguyên nhân gây não bé. Lúc đó bạn cũng phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Thóp phập phồng - bệnh còi xương

TS Tú nhấn mạnh, hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. Thóp quá rộng, đầu quá to là bệnh lý, thường hay gặp sau xuất huyết màng não, viêm màng não mủ. Thóp còn có thể căng phồng liên tục gặp trong trường hợp áp lực trong sọ tăng, cần đi khám bác sĩ vì là triệu chứng của nhiều bệnh, cần khám để tìm các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán bệnh. Thóp có thể bị lõm thường gặp trong tình trạng mất nước, gặp trong trường hợp bé bị ỉa chảy nhiều nước, nôn nhiều... Cần bổ sung thêm nước cho bé như ORS và phải đi khám bác sĩ.

Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm các dấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 - 15 phút. Không tắm nắng sau 9 giờ sáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ, không để trẻ nhìn về phía mặt trời. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cho trẻ ăn đầy đủ các chất trong ô vuông thức ăn. Bảo vệ thóp không có gì đặc biệt. Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé. Thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liền ngay sau đẻ, nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủ tháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 15 tháng. Thóp hẹp so với tuổi nhưng vòng đầu bình thường cũng phải chú ý vì khi thóp liền sớm thì não khó phát triển được. Nếu cho con uống nhiều canxi quá thì nên dừng, nhưng thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì chúng ta cần phải tìm nguyên nhân gây não bé. Lúc đó bạn cũng phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Thóp phập phồng không đáng lo nhưng nên đi khám bác sĩ vì có thể thóp của bé nhà bạn bị rộng quá so với tuổi, cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi. Mùa hè để hở để cho da đầu thoáng, không ứ mồ hôi, gội đầu cho bé bằng xà phòng gội dành cho em bé, tránh hiện tuợng "cứt trâu". Mùa đông nên đội mũ khi trời lạnh tránh hiện tượng mất nhiệt qua da đầu.

Theo Bee/ SK&ĐS

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời, phần thóp trước vẫn còn mở, nó cần một thời gian nhất định mới đóng kín hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn có nhiều cha mẹ đang băn khoăn không biết thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đầy? Việc thóp đóng sớm hay đóng muộn có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé về sau không? Hiểu được những lo lắng đó của bậc làm cha, làm mẹ nên Bệnh viện Phương Đông có bài viết chia sẻ chi tiết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Để biết được bao lâu thì trẻ đóng thóp mẹ cần hiểu về thóp của trẻ. Không giống với người lớn, vùng đầu của trẻ sau sinh có 1 phần xương chưa được khép hoàn toàn, đó chính là thóp còn gọi là “cửa đình đầu”.

Thóp đóng vai trò bảo vệ trẻ ngay từ khi chào đời và trong suốt những tháng đầu đời

Thực tế thì trẻ có thóp trước và thóp sau nhưng thóp sau rất nhỏ và sẽ đóng lại sau 2- 3 tháng còn thóp trước thay đổi liên tục và cần nhiều thời gian để đầy nên thường được nhắc đến nhiều nhất. Thóp trước là khe hở giữa vùng xương trán và xương đỉnh đầu với hình dáng là hình thoi. 

Kích thước của thóp trước trẻ sơ sinh trung bình là khoảng 2,5x2,5cm, có thể dao động từ 0,6- 3,6cm tùy từng trường hợp. 

Thóp đối với trẻ sơ sinh mà nói nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là:

  • Giúp bé dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ: khi chui qua đường âm đạo, đầu bé bị ép chặt nhưng nhờ có khoảng hở của thóp nên đã tạo độ đàn hồi, giúp bé ra ngoài một cách an toàn mà không ảnh hưởng tới mắt, mũi hay màng não.
  • Bảo vệ bé khỏi va đập, ngăn chặn chấn thương sọ não: thóp được ví như 1 chiếc đệm giúp nâng đỡ bé trong những tháng đầu đời trong trường hợp có va đập hoặc ngã.
  • Tạo khoảng không gian trống cho não bộ phát triển: chức năng này của thóp cực kỳ quan trọng, giúp não phát triển hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời, thể tích não trẻ khi 6 tháng tăng gấp đôi so với khi vừa sinh và tăng gấp 3 lần khi được 30 tháng.

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đầy và đóng kín?

Cha mẹ nào cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì liền bởi việc thóp đóng sớm hay đóng muộn đều là các dấu hiệu bất thường. Thông thường, thóp trước của sẽ đóng trong khoảng thời gian từ 12- 18 tháng tuổi và muộn nhất là khoảng 24- 26 tháng. 

Thóp trẻ đầy và lấp kín khi não đã phát triển hoàn thiện

Năm 1949, Hoa Kỳ đã có một nghiên cứu ở 1677 trẻ cho thấy và cho thấy, thóp trước đóng trong khoảng thời gian 4- 26 tháng, trong đó: ở độ tuổi 7- 19 tháng chiếm 90%, trong năm đầu đời là 41,6%, 6 tháng tuổi là 2,7% và 13,5% đóng ở 9 tháng.

Trẻ sơ sinh thóp đầy chứng tỏ vùng não của bé đã được lấp kín bằng xương. Như vậy, thời gian trẻ đóng thóp là khi trẻ được 4- 26 tháng tuổi.

  • Trường hợp thóp trẻ sơ sinh đóng sớm hơn so với thời gian bình thường có thể do các nguyên nhân như: bẩm sinh, não, xương đầu cốt hóa sớm hoặc mẹ bị phơi nhiễm tia X-quang trong thời gian dài. Hậu quả của thóp đóng sớm là làm cản trở sự phát triển của não dẫn đến giảm trí tuệ của trẻ.
  • Trường hợp thóp trẻ sơ sinh đóng chậm hơn so thời gian bình thường có thể là do bé bị chậm cốt hóa xương. Mà nguyên nhân gây chậm cốt hóa xương là do chức năng tuyến giáp kém, bé bị còi xương, suy dinh dưỡng thậm chí là não bé to bất thường do 1 số bệnh lý nguy hiểm.

Những bất thường cần chú ý khi quan sát thóp của trẻ

Ngoài việc quan tâm đến thời gian đóng thóp thì bố mẹ cũng cần chú ý đến những bất thường ở thóp của con. Dưới đây là những bất thường gây nguy hiểm mà chúng tôi liệt kê để bố mẹ cũng nắm được.

Thóp trẻ sơ sinh phồng quá mức

Bình thường mẹ sẽ thấy thóp của trẻ đập phập phồng, đấy là do thóp đang theo nhịp nhập của mạch máu. Thế nhưng nếu mẹ thấy thóp của trẻ phồng to, căng cứng thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bởi có thể trẻ đang gặp phải bệnh viêm màng não, não úng thủy hoặc 1 số bệnh lý khác làm tăng áp lực nội sọ. Do đó, khi thấy dấu hiệu thóp bé phồng to kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, co giật, sốt… thì cần đưa bé đi khám ngay. 

Thóp trẻ phập phồng quá mức là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm

Trái với trường hợp bị phồng đó là thóp lõm, lúc này cha mẹ cũng không nên chủ quan vì nó có thể cảnh báo tình trạng mất nước ở trẻ do sốt cao, tiêu chảy kéo dài hoặc suy dinh dưỡng.

Thóp trẻ sơ sinh rộng bất thường

Thóp rộng bất thường có thể là do trẻ sơ sinh đang gặp phải tình trạng còi xương, thiếu vitamin D hoặc canxi. Nghe thì có vẻ không quá nghiêm trọng nhưng thực tế nó có thể gây các vấn đề nguy hiểm như tràn dịch não ảnh hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe và tính mạng trẻ. 

Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ

Thóp trẻ quá rộng hay quá nhỏ cũng đều là những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ. Thóp nhỏ khiến chỏm đầu bị thu hẹp làm cho sự phát triển của não bộ và trí tuệ bị ảnh hưởng.

Thóp trẻ quá nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của não

Theo nghiên cứu, việc trẻ có thóp nhỏ hoặc gần như khép kín là do quá trình mang thai mẹ dùng quá nhiều thuốc chứa canxi. Quá trình chào đời, não của bé chịu một áp lực rất lớn dẫn đến thóp bị thu nhỏ lại.

Bổ sung canxi trong thai kỳ là rất tốt, tuy nhiên mẹ cần dùng với liều lượng vừa phải, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như súp lơ, bắp cải, hạt hướng dương,... thay vì lạm dụng thuốc.

Dưới đây là một vài chia sẻ trong cách bảo vệ thóp cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết và áp dụng:

Một vài chia sẻ trong cách bảo vệ thóp trẻ

  • Giữ ấm cho bé, tránh việc đội mũ che thóp trong thời gian dài sẽ khiến trẻ nóng, đổ mồ hôi dẫn đến ốm, sốt.
  • Đưa trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra và bổ sung vitamin D, canxi khi cần thiết.
  • Cho trẻ tắm nắng vào trước 9h mỗi sáng để phòng chống còi xương. Tránh tắm nắng vào 10 - 14 giờ để bảo vệ da trẻ, không hướng mắt trẻ vào phía mặt trời.
  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi đến tuổi ăn dặm cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tuyệt đối không để vật sắc nhọn gần thóp trẻ.
  • Không cho trẻ nằm sớm để tránh biến dạng xương theo tư thế nằm, ảnh hưởng đến đầu và thóp.

Với những thông tin cung cấp trong bài viết chắc hẳn bố mẹ đã hiểu hơn về thóp trẻ sơ sinh cũng như thời gian đóng thóp, các dấu hiệu bất thường ở thóp. Do vậy, hãy chú ý nhận biết để đưa con đi khám nếu có bất kỳ khác thường nào liên quan đến sức khỏe con yêu. Nếu cần giải đáp các câu hỏi khác liên quan đến thóp của trẻ, hãy liên hệ Bệnh viện Phương Đông theo số Hotline 19001806 để được hỗ trợ và giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề