Học viện Ngoại giao tiếng Trung là gì

Hôm nay tiếng Trung THANHMAIHSK sẽ chia sẻ đến bạn từ vựng về tên các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam bằng tiếng Trung nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích đến bạn trong quá trình học tập!

Tên trường Đại học, cao đẳng bằng tiếng Trung

Các trường đại học, học viện ở Việt Nam bằng tiếng Trung

STT Tiếng Việt Tiếng Trung Phiên Âm
1 Đại học Quốc Gia Hà Nội 河内国家大学 Hénèi guójiā dàxué
2 Đại học Y Hà Nội 河内医科大学 Hénèi yīkē dàxué
3 Học viện Ngoại Giao 国际外交学院 guójì wàijiāo xuéyuàn
4 Đại học Công nghiệp Hà Nội 河内工业大学 Hénèi gōngyè dàxué
5 Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội 河内自然科学大学 Hénèi zìrán kēxué dàxué
6 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 河内社会人文科大学 Hénèi shèhuì rénwén kēxué dàxué
7 Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh 西贡国家大学 Xīgòng guójiā dàxué
8 Đại học Bách Khoa Hà Nội 河内百科大学 Hénèi bǎikē dàxué
9 Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 胡志明市经济大学 Hú Zhìmíng shì jīngjì dàxué
10 Đại học Kinh tế Hà Nội 河内经济大学 Hénèi jīngjì dàxué
11 Đại học Hà Nội 河内大学 Hénèi dàxué
12 Đại học Thái Nguyên 太原大学 Tàiyuán dàxué
13 Đại học Hải Phòng 海防大学 Hǎifáng dàxué
14 Đại học Nông Lâm Nghiệp 农林大学 Nónglín dàxué
15 Đại học Ngoại Ngữ Quốc Gia Hà Nội 河内国家大学下属外国语大学 Hénèi guójiā dàxué xiàshǔ wàiguóyǔ dàxué
16 Đại học Giao Thông Vận Tải 交通运输大学 Jiāotōng yùnshū dàxué
17 Đại học Kiến Trúc Hà Nội 河内建筑大学 Hénèi Jiànzhú dàxué
18 Đại học Lao Động Xã Hội 劳动伤兵社会大学 Láodòng shāng bīng shèhuì dàxué
19 Đại học Sư Phạm Hà Nội 河内师范大学 Hénèi Shīfàn dàxué
20 Đại học Thương Mại 商贸大学 Shāngmào dàxué
21 Học viện Ngoại Thương 外贸学院 Wàimào xuéyuàn
22 Đại học Bình Dương           平阳大学 Píngyáng dàxué
23 Học viện Tài Chính 财政学院 Cáizhèng xuéyuàn
24 Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 第二师范大学 dì èr Shīfàn dàxué
25 Đại học Điện Lực 电力大学 Diànlì dàxué
26 Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội 地质矿产大学 Dìzhí kuàngchǎn dàxué
27 Đại học Xây dựng Hà Nội 河内建设大学 Hénèi Jiànshè dàxué
28 Đại học Thủy Lợi Hà Nội 河内水利大学 Hénèi Shuǐlì dàxué
29 Học viện Báo Chí Tuyên Truyền 宣传报纸分院 Xuānchuán bàozhǐ fēnyuàn
30 Đại học Kinh Tế Quốc dân 国民经济大学 Guómín jīngjì dàxué
31 Học viện Ngân Hàng 银行学院 Yínháng xuéyuàn
32 Đại học dân lập Đông Phương 房东民立大学 Fāngdōngmín lì dàxué
33 Đại học Hàng Hải 航海大学 Hánghǎi dàxué
34 Đại học Văn Hóa Hà Nội 河内文化大学 Hénèi Wénhuà dà xué
35 Đại học Y Tế cộng đồng 公共护士大学 Gōnggòng Hùshì dàxué
36 Học viện Kỹ thuật Quân sự Hà Nội 越南军事技术学院 Yuènán Jūnshì Jìshù xuéyuàn
37 Học viện Quản lý Giáo dục 教育管理学院 Jiàoyù Quǎnlǐ xuéyuàn
38 Đại học Công Đoàn 工会大学 Gōnghuì dàxué
39 Đại học Tài nguyên và Môi trường 河内自然资源与环境大学 Hénèi Zìrán zīyuán yǔ Huánjìng dàxué
40 Đại học Vinh 荣市大学 Róng shì dàxué
41 Đại học Huế 顺化大学 Shùnhuà dàxué
42 Đại học Mở Hà Nội 河内开放大学 Hénèi Kāifàng dàxué
43 Đại học Thể dục thể thao 体育大学 Tǐyù dàxué
44 Đại học Văn Lang 文朗大学 Wénlǎng dàxué
45 Đại học Hồng Đức 鸿德大学 Hóngdé dàxué

Các trường cao đẳng ở Việt Nam bằng tiếng Trung

STT Tiếng Việt Tiếng Trung Phiên Âm
1 Cao đẳng Sư Phạm Hà Tây 河西师范大专 Hénèi Shīfàn dàzhuān
2 Cao đẳng Đại Việt 大越大专 Dàyuè dàzhuān
3 Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội 河内经济工业大专 Hénèi Jīngjì Gōngyè dàzhuān
4 Cao đẳng Công Nghệ Hà Nội 河内工艺大专 Hénèi Gōngyì dàzhuān
5 Cao đẳng Công Nghiệp Hà Nội 河内工业大专 Hénèi Gōngyè dàzhuān

Mẫu câu giao tiếp thông dụng về chủ đề học tập

你在哪个学校学习?/nǐ zài nǎge xuéxiào xuéxí?/
Bạn học ở trường nào ?

我在河内大学学习。/wǒ zài Hénèi dàxué xuéxí./
Mình học tại Đại học Hà Nội.

你平时几点上课,几点下课?/nǐ píngshí jǐ diǎn shàngkè, jǐ diǎn xiàkè./
Bạn bình thường mấy giờ lên lớp, mấy giờ tan học ?

每天你有几门课?/měitiān nǐ yǒu jǐ ménkè?/
Mỗi ngày bạn có mấy tiết học thế ?

你的学习成绩怎么样?/nǐ de xuéxí chéngjì zěnme yàng?/
Thành tích học tập của bạn như thế nào ?

Hội thoại mẫu

A: 小明,好久不见。/Xiǎo Míng, hǎo jiǔ bú jiàn./
Tiểu Minh không gặp cậu rồi.

B:好久不见。你最近过得怎么样?你的学习生活还好吧?/hǎo jiǔ bú jiàn. Nǐ zuìjīn guò de zěnme yàng? Nǐ de xuéxí shēnghuó hái hǎo ba?/
Lâu lắm không gặp. Dạo này cuộc sống của cậu như thế nào? Cuộc sống, học tập vẫn ổn chứ?

A: 一切都好呀。你呢?/yīqiè dōu hǎo yā. Nǐ ne?/
Mọi thứ đều tốt hết. Cậu thì sao?

B:挺好的,我每天都忙着学习和工作。虽然生活有点儿忙,但是我觉得非常有意思。/tǐng hǎo de, wǒ měitiān dōu mángzhe xuéxí hé gōngzuò. Suīrán shēnghuó yǒudiǎn’ěr máng, dānshì wǒ juéde fēicháng yǒuyìsi./
Mình cũng khá ổn. Mỗi ngày mình đều bận học và làm việc. Tuy cuộc sống thường ngày có chút bận rộn nhưng mình thấy nó rất thú vị.

A:对了,你知道王玉在哪个学校学习吗?学习成绩怎么样?/duì le, nǐ zhīdào Wáng Yù zài nǎge xuéxiào xuéxí ma? Xuéxí chéngjì zěnme yàng?/

Đúng rồi, Cậu biết Vương Ngọc đang học trường Đại học nào không? Thành tích học tập của cô ấy như thế nào?

Học viện Ngoại giao [tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam, tên tiếng Pháp: Academie Diplomatique du Vietnam] là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại Việt Nam. Học viện Ngoại giao là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, và cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Học viện Ngoại giao Việt Nam

Học viện Ngoại giao là cơ quan tham mưu chiến lược của Bộ Ngoại giao, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại, xây dựng lịch sử và lý luận quan hệ quốc tế.

Học viện Ngoại giao nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương[1], có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Cơ sở của Học viện tọa lạc tại số 69 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Cơ cấu tổ chức
    • 2.1 Đơn vị đào tạo và nghiên cứu
    • 2.2 Các cơ quan chức năng
  • 3 Ban Giám đốc
  • 4 Các hoạt động
  • 5 Thành tích
  • 6 Giám đốc Học viện qua các thời kỳ
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Học viện Ngoại giao có tiền thân là Khoa Quan hệ quốc tế đặt tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Khoa Quan hệ quốc tế lúc đó có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương, Chủ nhiệm Khoa là cán bộ do Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.

Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định tách Khoa Quan hệ quốc tế ra khỏi trường Đại học Kinh tế Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chia Trường Cán bộ Ngoại giao–Ngoại thương thành hai trường: Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương.

Ngày 19 tháng 5 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 78/HĐBT về việc sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao với Viện Quan hệ quốc tế để thành lập Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.

Ngày 1 tháng 8 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 279/CT về việc đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế.[2]

Ngày 23 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao, với cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan cấp Tổng cục.[3]

Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Viện Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao.[4]

Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 75/2014/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Ban Đào tạo trực thuộc Học viện Ngoại giao.

Theo Quyết định số 07/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế quyết định cũ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao: “Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại“.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Theo Quyết định số 07/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao bao gồm 15 Đơn vị trực thuộc, bao gồm:[1]

Đơn vị đào tạo và nghiên cứuSửa đổi

  • Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao;
  • Viện Biển Đông;
  • Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại [FOSET];[5]
  • Khoa Lý luận Chính trị;
  • Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao;
  • Khoa Kinh tế Quốc tế;
  • Khoa Luật Quốc tế;
  • Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại;
  • Khoa Tiếng Anh;
  • Khoa tiếng Pháp;
  • Khoa Tiếng Trung Quốc.

Các cơ quan chức năngSửa đổi

  • Ban Đào tạo;
  • Phòng Quản lý Khoa học;
  • Trung tâm Thông tin, Tư liệu;
  • Văn phòng;

Ban Giám đốcSửa đổi

  • Quyền Giám đốc: TS. Phạm Lan Dung [6]
  • Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Hùng Sơn [7]
  • Phó Giám đốc: TS. Hoàng Anh Tuấn [8]

Các hoạt độngSửa đổi

Học viện chính thức đổi tên từ Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao Việt Nam từ cuối tháng 6 năm 2008.[2]

Hiện nay Học viện Ngoại giao là thành viên tích cực trong Ban nội dung của các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132,...

Về hợp tác quốc tế, Học viện là thành viên tổ chức các viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN-ISIS, thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-TBD [CSCAP], điều phối viên của Việt Nam trong Mạng lưới nghiên cứu xung đột ở Đông Nam Á; có quan hệ hợp tác với hơn 80 Viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài; có quan hệ với nhiều đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội; hằng năm tiếp đón và làm việc với trên 40 đoàn khách quốc tế và cử trên 60 đoàn đi dự các hội nghị, hội thảo quốc tế.[9]

Về Đào tạo, ngày 15 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 821/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Tiến sĩ cho Học viện Ngoại giao.

Học viện được phép đào tạo Tiến sĩ [Quan hệ quốc tế, Luật Quốc tế], Thạc sĩ [Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, liên kết đào tạo Pháp ngữ và Quan hệ quốc tế], Cử nhân [Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh].

Cho đến năm 2018, Học viện đã tuyển sinh 09 khoá Nghiên cứu sinh Quan hệ quốc tế, 02 khóa Nghiên cứu sinh Luật quốc tế; 19 khoá Cao học Quan hệ quốc tế, 07 khóa Cao học Luật quốc tế, 05 khóa Cao học Kinh tế quốc tế; 45 khoá Đại học chính quy, 05 Khoá Cao đẳng và 23 khoá Trung cấp. Năm 2018, số lượng học viên theo học là: 1.851 sinh viên theo học chương trình đào tạo Cử nhân, 364 đào tạo Thạc sĩ và 54 theo học Tiến sĩ.

Học viện đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ và cử nhân Quan hệ Quốc tế với Trường Đại học Lyon III của Pháp và Trường Đại học Victoria Wellington của New Zealand.

Đội ngũ giảng viên của Học viện phần lớn được đào tạo đại học và sau đại học tại các trường đại học hàng đầu thế giới, khu vực và có thể giảng dạy trực tiếp các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc. Nhiều giảng viên, nghiên cứu viên uy tín của Học viện đồng thời là cán bộ ngoại giao với nhiều kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, nhiều giảng viên đã từng là Trưởng các Cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc là các nhà ngoại giao cao cấp tại nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, khu vực… Ngoài ra, Học viện còn có một mạng lưới các chuyên gia cao cấp trong nước và quốc tế thường xuyên cộng tác giảng dạy và nói chuyện chuyên đề với sinh viên.

Sinh viên học tại trường có nhiều cơ hội được tham gia trong các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế như hội nghị ASEAN, ASEM, APEC, ADB.

Về Bồi dưỡng, Trung tâm FOSET trực thuộc Học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ, kỹ năng biên phiên dịch cho đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thành tíchSửa đổi

  • Từ 1994 đến nay: liên tục được Bộ ngoại giao công nhận là đơn vị xuất sắc trong ngành.
  • Được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương:[10]
    • 1994: Huân chương Lao động hạng nhất;
    • 1999: Huân chương Độc lập hạng ba;
    • 2004: Huân chương Độc lập hạng nhì;
    • 2009: Huân chương Hồ Chí Minh,[10] Huân chương Lao động hạng nhất của CHDCND Lào.[9]
    • 2019: Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Ngoài ra, Học viện còn được vinh dự nhận nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, các Bộ, ngành, các nước bạn…

Giám đốc Học viện qua các thời kỳSửa đổi

  • Ông Nguyễn Quang Tạo
  • Ông Trịnh Quang Thanh
  • GS.TS. Đại sứ Vũ Dương Huân
  • PGS.TS. Đại sứ Dương Văn Quảng, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc [UNESCO]
  • PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc
  • GS. TS. Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng. Đại sứ ĐMTQ nước CHXHCN Việt Nam tại Hàn Quốc

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “2019 Best Government Affiliated Think Tanks” [PDF]. Bruegel.org. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ “Quyết định số 279/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Quyết định về đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ “Quyết định số 82/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “Trung tâm FOSET”.
  6. ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao”.
  7. ^ “Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ”. 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ Báo Thế giới và Việt Nam [27 tháng 4 năm 2021]. “Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ a b “22 cán bộ ngoại giao được phong hàm Đại sứ”. 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ a b “Tóm tắt thành tích của Học viện Ngoại giao; Đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Học viện Ngoại giao Lưu trữ 2016-07-21 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề