Thu dung bệnh nhân là gì

Trong tiếng Việt có 2 từ thu dung, đều xuất phát từ Hán ngữ, đó là 秋容 [qiū róng] và 收容 [shōu róng]. Do cách viết chữ Hán khác nhau nên 2 từ thu dung cũng có nghĩa khác nhau.

Chữ thu dung [秋容] thứ nhất là danh từ ghép, gồm 2 phần: thu [秋] là mùa thu; dung [容] là khuôn mặt. Theo Bách khoa thư Baidu và Hán ngữ tự điển, từ này có 3 nghĩa: a. Khung cảnh mùa thu hoặc vẫn còn cảnh sắc mùa thu; b. Khuôn mặt buồn [bi ai]; c. Tên nhân vật nữ trong bộ truyện Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh - xuất bản vào đầu đời nhà Thanh [cuối thế kỷ 17]. Thu Dung là nô tì trong một gia đình quyền quý. Cô và chàng trai của gia đình này yêu nhau song không được chấp nhận nên quyết định tự tử bằng thuốc độc. Thu Dung còn là nhân vật do Hoắc Tư Yến thủ diễn trong bộ phim truyền hình Tân Liêu trai chí dị [新聊斋志异] do Thượng Hải Đường nhân sản xuất năm 2005.

Chữ thu dung [收容] thứ hai là động từ, có nghĩa là thu nhận [thường dùng trong tổ chức, cơ quan]. Khi kết hợp với những danh từ khác thì thu dung thành từ bổ nghĩa, tạo nét nghĩa mới cho tổ hợp từ. Ví dụ, thu dung sở [收容所] nghĩa là trạm thu dung hoặc trạm thu nhận [thường được hiểu là nơi tạm trú, nhà tế bần, nơi ẩn náu cho động vật]; trại giam [thuật ngữ trong ngành công an]; thu dung nhân [收容人] là tù nhân; thu dung giáo dục [收容教育] là giam giữ và cải tạo [xử phạt hành chính đối với gái mại dâm].

Riêng trong tiếng Việt, cả hai chữ thu dung đều được ghi nhận. Thu dung [秋容] với nghĩa là cảnh sắc mùa thu thì xuất hiện trong Hán Việt tự điển giản yếu [1932] của Ðào Duy Anh và Từ điển Việt Nam [1958] của Thanh Nghị; còn thu dung [收容] với nghĩa thu nhận và dung nạp thì có trong từ điển nêu trên của Đào Duy Anh; còn nghĩa tiếp nhận và cho ở thì trong Từ điển tiếng Việt [1988] do Hoàng Phê chủ biên.

Thu dung [cảnh sắc mùa thu] là từ cổ, chỉ còn thấy trong thơ văn chữ Hán xưa. Ví dụ trong bài Vịnh hoa cúc mùa thu kỳ 1 của Phan Huy Ích, bài Liễu của Tùng Thiện Vương, Ngụ hứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Giả Bảo Ngọc đích thi của Tào Tuyết Cần…

Thu dung thứ hai cũng hiếm gặp, song trong lĩnh vực y khoa, thu dung là thuật ngữ phổ biến với nghĩa là tiếp nhận; thuật ngữ thu dung điều trị có nghĩa là tiếp nhận và điều trị [admit and treat]. Đây chính là từ mà cộng đồng mạng đã nhắc tới trong câu: “Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19”, nghĩa là “bệnh viện dã chiến tiếp nhận và điều trị người mắc phải Covid-19”.

Đôi khi thu dung còn được hiểu là số lượng bệnh nhân được khám và tiếp nhận. Ví dụ, trong cuộc họp giao ban, giám đốc bệnh viện hỏi: “Hôm nay tình hình thu dung thế nào?”, có nghĩa “hôm nay số lượng người bệnh được khám và tiếp nhận là bao nhiêu?”.

Tin liên quan

Với tình trạng các cơ sở y tế hiện nay đang quá tải người bệnh, nhiều người đang phải chiến đấu với sự căng thẳng, lo âu, và trầm cảm. Family Medical Practice, thông qua chương trình "FMP Beyond" đang triển khai dịch vụ chăm sóc cho gia đình hoặc bệnh nhân F0 đang tự cách ly tại nhà.

Dịch vụ bao gồm:

Giám sát từ xa [thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, đo nhiệt độ được cung cấp]

Khám bệnh và theo dõi từ xa hàng ngày bởi đội ngũ bác sĩ của chúng tôi

Lấy mẫu tại nhà để xét nghiệm PCR vào những ngày cần thiết

Giao thuốc tận nơi nếu cần

Dịch vụ vận chuyển cấp cứu 24/7 nếu tình trạng bệnh trở nặng

HỎI ĐÁP VỀ GÓI “COVID HOME MONITORING"

Gói “COVID HOME MONITORING” bao gồm những gì?

- Cung cấp các công cụ để tự theo dõi tại nhà [“Thiết bị Y tế”] [sẽ được hoàn trả cho FMP khi chấm dứt Dịch vụ COVID HOME MONITORING. Thiết bị bao gồm:

+Dụng cụ đo độ bão hòa oxy trong máu tại ngón tay

+Nhiệt kế

- NHẬT KÝ THEO DÕI TẠI NHÀ. Đây là lựa chọn thêm và được khuyến nghị cho bệnh nhân vì tiện lợi hơn. Đây là một “Báo cáo dữ liệu” cho mục đích theo dõi tình trạng Covid của bệnh nhân tại nhà [Phụ lục B *]

- Tư vấn trực tuyến hàng ngày với bác sĩ của FMP

- Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, đội ngũ y tế của FMP dự kiến ​​sẽ thực hiện 2 xét nghiệm PCR, thường là vào ngày 9 và 10 để đo mức kháng nguyên COVID-19.

FMP có đảm bảo được bệnh viện khi tình trạng của người F0 trở nặng và cần nhập viện không?

- Dịch vụ vận chuyển bằng xe cấp cứu đến cơ sở y tế thu dung điều trị COVID được chỉ định, trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và cần được chăm sóc với mức cao hơn. Dịch vụ này sẽ tùy vào tình trạng sẵn sàng của xe cấp cứu và giường bệnh tại cơ sở y tế [không nằm trong sự kiểm soát của FMP]. Việc vận chuyển bằng xe cấp cứu sẽ phải trả thêm phí.

Nếu người bệnh trở nặng và được chuyển đến bệnh viện sớm hơn thời điểm kết thúc 10 ngày theo dõi - FMP có hoàn trả số tiền còn lại không?

- Không

- Trường hợp bệnh nhân chuyển đến khu cách ly/bệnh viện, gói dịch vụ “COVID HOME MONITORING” sẽ tự động hết hiệu lực.

- Gói dịch vụ không thể hủy và không được hoàn tiền.

Người bệnh có thể sử dụng dịch vụ xe cấp cứu của FMP không?

- Đối với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào, người bệnh có thể gọi Dịch vụ Cấp cứu * 9999. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, xe cấp cứu có thể được điều động. Tuy nhiên, xe cấp cứu này chủ yếu dành cho TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU KHÁC NGOẠI TRỪ COVID-19 để ngăn ngừa ô nhiễm chéo có thể xảy ra.

- GÓI COVID HOME MONITORING không bao gồm việc đặt trước các dịch vụ xe cấp cứu và chuyển đến bệnh viện. Trong trường hợp cần đến các dịch vụ đó, tùy theo tình trạng của bệnh nhân đã mua gói này, dịch vụ xe cấp cứu có thể được cung tùy theo tình trạng của xe cấp cứu và Bệnh viện. Phí áp dụng thêm là 6.900.000 VND/lượt [trong nội thành TP.HCM]/người.

FMP có giá đặc biệt cho công ty hay nhóm không?

Giá của chúng tôi là cho mỗi người. Không có giá cho công ty.

Tôi có thể đặt dịch vụ trước không?

Chúng tôi cung cấp dịch vụ trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước. Do nhu cầu ngày càng tăng và nguồn lực có hạn, chúng tôi không thể chấp nhận đăng ký hoặc đặt chỗ trước.

Đội ngũ y tế có thể đến lấy mẫu PCR nếu khu vực bệnh nhân ở bị phong tỏa không?

- Có thể

Khi nào tôi cần đến dịch vụ COVID HOME MONITORING?

- Dịch vụ này dành cho người đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19 và đang ở nhà mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ

- COVID HOME MONITORING là dịch vụ hỗ trợ tại nhà, thông qua việc giám sát từ xa những bệnh nhân được xác nhận hoặc nghi nhiễm COVID-19 [F0 hoặc F1 ở cùng nhà với F0] với điều kiện những bệnh nhân này được cơ quan có thẩm quyền cho phép cách ly tại nhà và dịch vụ được thực hiện trong suốt thời gian đó.

Bệnh nhân có thể làm gì nếu CDC địa phương hướng dẫn F0 hoặc F1 đến khu cách ly/hoặc bệnh viện trong thời gian hiệu lực 10 ngày gói dịch vụ?

- Người bệnh phải tuân theo các hướng dẫn của CDC. Dịch vụ theo dõi tại nhà sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, rất tiếc là khoản phí dịch vụ sẽ không được hoàn lại. FMP sẽ thông báo cho đại sứ quán hoặc lãnh sự quán trong trường hợp F0 là người nước ngoài.

Sau khi tiếp xúc với F0 bao nhiêu ngày thì F1 cần phải xét nghiệm PCR?

- Xét nghiệm đầu tiên là sau 48 giờ và xét nghiệm thứ hai là 72 giờ sau xét nghiệm đầu tiên

Bảo hiểm có chi trả cho gói COVID HOME MONITORING không?

Có trong chính sách của một số công ty. Bạn vui lòng kiểm tra với công ty bảo hiểm để biết thêm thông tin về phạm vi bảo hiểm của mình.

Tôi có thể đăng ký và thanh toán bằng cách nào?

- Vui lòng gọi số [028] 3827 3480 để đăng ký. Nhân viên của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước tiếp theo.

Hình thức thanh toán?

- Chuyển khoản.

Để biết thêm thông tin hoặc đăng ký, vui lòng liên hệ: [028] 3827 3480

Hệ thống các cơ sở điều trị COVID-19 theo mô hình “tháp 3 tầng” tại TPHCM

Trong thời gian qua, Sở Y tế đã chủ động triển khai kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra trong tình huống Thành phố Hồ Chí Minh có 5.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 bằng cách chuyển đổi công năng của một số bệnh viện quận, huyện và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thành phố trở thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị COVID-19 với quy mô tổng cộng 5.000 giường và đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, trước tình hình số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố đã vượt qua con số 2.500 trường hợp và dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, việc bổ sung thêm các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc các trường hợp đang được cách ly [F1] không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ [chiếm khoảng 80% các trường hợp] là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế vừa giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng. Qua nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình hệ thống các cơ sở điều trị COVID-19 theo hình tháp 3 tầng tại tỉnh Bắc Giang đang được Bộ Y tế triển khai, Sở Y tế nhận thấy mô hình này là giải pháp phù hợp cho tình hình hiện nay trên địa bàn thành phố.

Theo mô hình này, hiện Thành phố đã có các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp COVID-19 nặng và nguy kịch [tầng 3 của hình tháp] và các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 [tầng 2 của hình tháp] với tổng công suất là 5.000 giường. Như vậy, để đáp ứng tình hình dịch bệnh hiện nay, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly [F1, F2] chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ [tầng 1 của hình tháp], dự kiến cần khoảng 5.000 – 10.000 giường.

Trong giai đoạn hiện nay, Sở Y tế xây dựng kế hoạch bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị COVID-19 không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ với quy mô 5.000 giường, hướng đến các mục đích chính sau: [1] Kịp thời thu dung điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại các khu nguy cơ cao trong cộng đồng và các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung [F1 chuyển sang F0]; [2] Chủ động phân loại độ nặng của bệnh để kịp thời chuyển tuyến phù hợp góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị COVID-19, tập trung điều trị cho các trường hợp bệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.

Để có thể triển khai các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 với tổng công suất lên đến 5.000 giường, Sở Y tế sẽ huy động nguồn lực sẵn có, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn các trường hợp dương tính, giữ lại điều trị các trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu diễn tiến nặng để chuyển lên tuyến trên điều trị [tương ứng các bệnh viện tầng 2 hoặc tầng 3]. Ngoài ra, một yêu cầu không thể thiếu đó là cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ngành Y tế, Bộ Tư lệnh và Ban Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Cụ thể như sau:

Về chọn cơ sở làm bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trên địa bàn Thành phố như: các ký túc xá các trường đại học, doanh trại quân đội, khu nhà ở xã hội, nhà thi đấu thể thao, khu triển lãm… để làm các cơ sở thu dung điều trị COVID-19.

- Cụ thể, chọn Ký túc xá của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An Ninh thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 1.000 giường trở thành “Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1” và Ký túc xá Khu A của Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 5.000 giường trở thành  “Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2”.

- Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 sẽ sớm đi vào hoạt động [dự kiến vào ngày 26/6/2021]. Tùy tình hình số ca mắc mới, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2 sẽ sẵng sàng đi vào hoạt động khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố.

Về chuẩn bị nguồn nhân lực cho các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Nhân sự chuyên môn: Sở Y tế sẽ luân phiên bác sĩ và điều dưỡng từ các bệnh viện công lập [tương tự như Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi]. Giai đoạn đầu, ưu tiên chọn các nhân viên đã từng tham gia tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi [do đã có kinh nghiệm công tác  trong môi trường bệnh viện dã chiến].

- Nhân sự hậu cần: tiếp tục sử dụng những nhân sự đang công tác tại 02 khu cách ly tập trung trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM – nơi sẽ chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến.

- Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng chức năng của bệnh viện dã chiến hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bao gồm các nhân sự của Ngành y tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, Bộ Tư lệnh Thành phố.

- Ngoài ra, cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương và Công an Thành phố để đảm bảo về an ninh trật tự.

Về chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị  vật tư y tế cho bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19:

- Mỗi bệnh viện phải có ít nhất 01 xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19.

- Trường hợp cần xét nghiệm RT-PCR, lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định.

- Đảm bảo các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu cho công tác sơ cấp cứu như: bình oxy và các thiết bị thở oxy, máy đo SpO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp, các trang thiết bị và thuốc cấp cứu cơ bản.

- Đảm bảo đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên công tác tại các bệnh viện dã chiến.

- Huy động các trang thiết bị sẵn có tại các bệnh viện thành phố [khi cần] đảm bảo đủ điều kiện hoạt động cho các cơ sở thu dung điều trị COVID-19trong đó tối thiểu cần có xe lưu động thực hiện được xét nghiệm máu cơ bản, X-quang phổi tại chỗ.

SỞ Y TẾ TP.HCM

nguồn : medinet

Video liên quan

Chủ Đề