Thư phi là ai

Siêu phẩm cung đấu Như Ý Truyện từng khiến khán giả mãn nhãn bởi bối cảnh cầu kỳ, phục trang bắt mắt và dàn mỹ nhân đông đảo. Trong số đó, tác giả Như Ý Truyện - Lưu Liễm Tử cũng có tứ đại mỹ nhân trong lòng mình, đã được thể hiện rõ nét qua từng con chữ. Không phải Như Ý [Châu Tấn], đây chính là 4 mỹ nhân đẹp nhất trong trong hậu cung của Càn Long [Hoắc Kiến Hoa].

1. Tuệ quý phi - Cao Hy Nguyệt [Đồng Dao]

Gia tộc của Cao Hy Nguyệt có xuất thân bao y, vì lập công lớn nên nàng vào tiềm để của vương gia Hoằng Lịch với địa vị cách cách, sau là trắc phúc tấn. So với các chị em khác trong nhà, Cao Hy Nguyệt có trong tay gần như tất cả mọi thứ: tiền tài, địa vị, được Càn Long dung túng và nhất là nhan sắc không thua kém ai. Nét trong trẻo, vô tư của cô được Đồng Dao thể hiện tinh tế trong Như ý Truyện, tạo thiện cảm với khán giả và là vỏ bọc cho tâm địa độc ác, hại người để "đã cái nư" của cô trong hậu cung.

2. Thư phi - Diệp Hách Na Lạp Ý Hoan [Trần Hạo Vũ]

Là một trong những "gà chiến" của thái hậu, Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị sở hữu nhan sắc thuộc top đầu của hậu cung Như Ý Truyện. Nét đẹp của cô có phần lạnh lùng, khó đoán nhưng đằng sau ánh mắt đó là trái tim nồng ấm, rực lửa tình yêu dành cho Càn Long. Trong lần đầu xuất hiện, Ý Hoan đã khiến ai nấy chìm đắm với điệu múa quạt điệu nghệ. Ngay cả nhiều phi tần khác cũng công nhận nhan sắc nhất nhì Tử Cấm Thành lúc bấy giờ của cô cơ mà!

3. Gia quý phi - Kim Ngọc Nghiên [Tân Chỉ Lôi]

Tứ đại mỹ nhân của hậu cung Càn Long không thể không có "chiến thần Cao Ly" Kim Ngọc Nghiên. Là một trong số những phi tần "ngoại nhập" của Như Ý Truyện, nhan sắc của Gia quý phi đương nhiên có phần khác lạ, gây chú ý. Ngay từ đầu, Tôn Chỉ Lôi đã thu về lượng fan cực lớn cho Kim Ngọc Nghiên nhờ visual sắc sảo, ánh mắt "bén" cực độ và chất chứa nhiều âm mưu thâm hiểm. Nhiều người còn đùa rằng nhìn Gia quý phi khá giống Jennie của BLACKPINK nữa đấy!

4. Dung phi - Hàn Hương Kiến [Lý Thấm]

Tuy nhiên dù trên trang sách của Lưu Liễm Tử, trong phim Như Ý Truyện hay chiếu theo lịch sử, nhân vật Hàn Hương Kiến vẫn luôn là mỹ nhân có nhan sắc số 1 dưới thời Càn Long. Trong phim, khi cô cởi mạn che mặt ra thì Càn Long đã bị hút sâu vào ánh mắt ngấn nước, làn da trắng muốt và dung nhan kinh diễm kia. Chính nhan sắc của Dung phi chính là mối nguy hại lớn nhất trong cung giai đoạn đó, thậm chí còn gián tiếp khiến tình cảm của Càn Long và Như Ý rạn nứt. Đúng là hồng nhan bạc phận mà!

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị xuất thân từ Mãn Châu Chính Hoàng Kỳ, thuộc dòng dõi cao quý, cữu ruột là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, tằng tổ phụ là đại thân Nạp Lan Minh Châu dưới thời Hoàng đế Khang Hi.

Tháng 2 năm Càn Long thứ 6 [tức năm 1741], Diệp Hách Na Lạp thị 13 tuổi tham gia Bát kỳ tuyển tú. Với xuất thân cao quý, dung mạo hơn người nên Diệp Hách Na Lạp thị trở thành nữ nhân duy nhất được chọn trong kỳ tuyển tú năm đó. Sau khi vào cung, nàng nhận sơ phong Thư tần.

Không lâu sau đó, Ngụy thị trở thành phi tần của Hoàng đế Càn Long, sơ phong Lệnh tần và dần dần làm lu mờ hình bóng của Thư tần Diệp Hách Na Lạp thị trong tim Hoàng đế. Năm Càn Long thứ 13 [năm 1748], Hoàng đế Càn Long đại phong hậu cung, lúc đó Thư tần và Lệnh tần đều được tấn phong làm phi, tức Thư phi và Lệnh phi.

Tuy nhiên, lúc này Hoàng đế vẫn còn sủng ái Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị rất nhiều, thường xuyên lật thẻ bài thị tẩm của nàng. Chính vì vậy mà nàng nhanh chóng hạ sinh một Hoàng tử, tức Hoàng thập tử. Nhưng Hoàng thập tử yểu mệnh, đã qua đời khi mới 3 tuổi.

Nhân vật Thư phi trong phim Hậu cung Như Ý truyện.

Để an ủi Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị, Hoàng đế đã giao Thập nhất a ca Vĩnh Tinh [con trai của Gia Quý phi] cho Thư phi nuôi dưỡng. Vài năm sau, Hoàng đế tiếp tục giao cho Thư phi chăm sóc Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa [con gái của Lệnh phi]. Có thể thấy được, trong lòng Hoàng đế Càn Long, Thư phi vẫn có một vị trí nhất định.

Từ đó, ngoại trừ những lúc chăm sóc Thập nhất a ca Vĩnh Tinh và Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa, Thư phi thường xuyên cùng Hoàng đế Càn Long xuất cung du tuần.

Năm Càn Long thứ 40, Lệnh Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời, hậu cung lúc đó không còn Hoàng hậu hay Quý phi nào nữa nên Thư phi đã trở thành người đứng đầu các phi tần.

Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, Thư phi đã hoăng thệ [chết] ở tuổi 48. Lúc đó, Hoàng đế Càn Long đã đích thân đến trước quan tài của nàng tế rượu, đồng thời phái Lục a ca Vĩnh Dung, Thập nhất a ca Vĩnh Tinh, Miên Ức [con trai thứ 5 của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ], Miên Thông [con trai trưởng của Lục a ca Vĩnh Dung] và nhiều người khác đến chịu tang Thư phi.

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề