Thức an thô xanh thường dụng phương pháp chế biến nào để chế biến thức an cho vật nuôi

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Câu 2 trang 106 SGK Công Nghệ 7 . Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ?

Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ? 

Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

– Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

– Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

Quảng cáo

– Hấp, nấu [dùng nhiệt]: đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

– Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

– Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. 

Bạn đã biết hết các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi hay chưa? Nếu chưa cùng nhau tìm hiểu chi tiết các cách chế biến thức ăn chăn nuôi thông dụng nhất qua bài viết dưới đây.

Bật mí những phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi thông dụng nhất hiện nay

Làm nhỏ thức ăn

Một số loại thức ăn thô xanh như chuối, rau, bèo, khoai… thường được cho vào máy xắt chuối, máy băm nghiền để cắt thành những mẩu nhỏ hoặc băm thành vụn nhỏ và cho vật nuôi ăn trực tiếp hoặc phối trộn với các loại thức ăn khác. Phương pháp chế biến này sẽ giúp vật nuôi dễ nuốt, dễ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Đối với thức ăn dạng hạt, cách làm nhỏ thức ăn hữu hiệu nhất đó chính là nghiền thành cám hoặc thành dạng bột. Vật nuôi còn bé có thể cho ăn trực tiếp. Khi vật nuôi lớn hơn có thể phối trộn thêm các thành phần dinh dưỡng khác để cho ăn.

Hấp nấu [dùng nhiệt để chế biến thức ăn]

Phương pháp chế biên thức ăn cho vật nuôi này thường được sử dụng với mục đích chính là loại bỏ các chất độc hại và khó tiêu có trong nguyên liệu. Nhiệt độ sẽ làm đứt gãy những hợp chất mạch dài thành mạch ngắn để tăng cường khả năng hấp thu, hạn chế vật nuôi bị đầy bụng. Nhờ đó mà con vật ăn với lượng thức ăn ít hơn mà vẫn chuyển hóa được lượng dưỡng chất đủ để sinh trưởng và phát triển.

Lên men

Một số loại thức ăn thô xanh và thức ăn giàu tinh bột được chế biến bằng cách lên men [hay còn có tên gọi khác là ủ chua]. Trong quá trình lên men, các vi sinh vật có lợi sẽ chuyển hóa lượng đường có trong nguyên liệu, ngăn ngừa chúng phân hủy. Từ đó kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện khả năng hấp thu cho vật nuôi.

Phương pháp chế biến thức ăn này thường được áp dụng tại những khu vực có nguồn thức ăn khan hiếm theo mùa hoặc để bảo quản thức ăn kiếm được từ tự nhiên quá nhiều.

Thức ăn hỗn hợp

Đây là kiểu chế biến thức ăn phổ biến nhất hiện nay trong chăn nuôi. Phương pháp là sự phối trộn đa dạng các loại thức ăn khác nhau với mục đích cung cấp đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu theo nhu cầu phát triển của từng đối tượng vật nuôi.

Thức ăn hỗn hợp thường được chế biến bằng cách nghiền nhỏ nguyên liệu thô, nguyên liệu đã qua xử lý như: thức ăn giàu tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn giàu chất béo, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp… Sau đó trộn đều theo tỉ lệ và công thức riêng, cho vào máy ép cám viên để tạo hình. Cuối cùng là có thể cho vật nuôi ăn ngay sau khi chế biến hoặc phơi khô để kéo dài thời gian sử dụng.

Dù bà con sử dụng bất kì phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: đa dạng cách chế biến và nguyên liệu để tránh con vật chán ăn; cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và đặc tính của từng loài vật nuôi; đảm bảo an toàn và vệ sinh khi chế biến thức ăn; đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 104 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    [trang 106 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… [Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang]

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. [Ủ xanh rau].

         Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với đàn trâu bò và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình đã tự dành ra một phần đất nông nghiệp để trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Nhưng cỏ chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong vụ hè thu và vụ xuân. Do vậy, khi mùa đông đến vấn đề giải quyết thức ăn thô xanh cho trâu, bò vẫn còn hạn chế. Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ sung cho trâu, bò trong vụ đông, bà con có thể áp dụng một số phương pháp sau:

         I. Ủ Chua thức ăn xanh

          Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí [không có oxi]. Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra a xít lactic và một lượng nhất định các a xít hữu cơ khác, tạo môi trường có ph thấp từ 4-4,5 ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hỏng, thối NL nhờ vậy TA được bảo quản lâu dài.

              – Có thể áp dụng với nhiều loại thức ăn thô xanh.

              – Bảo quản thức ăn trong thời gian dài hơn thức ăn tươi.

             – Nguyên liệu sau khi ủ chua ít bị tổn thất dinh dưỡng và tăng tỷ lệ tiêu hóa so với nguyên liệu trước khi ủ mà lại có thêm vị thơm mùi chua nhẹ xen lẫn vị ngọt nên hấp dẫn vật ăn nhiều hơn.

    * Nguyên liệu ủ:

             Nguyên liệu làm thức ăn ủ chua rất đa dạng, đó là các phần còn lại sau thu hoạch như thân lá cây ngô, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, phụ phẩm dứa, các loại cỏ trồng như cỏ voi, VA06,.. Nhìn chung NL sau khi thu cắt cần được ủ ngay tránh để lâu, dễ bị thối ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua, Nếu nguyên liệu nhiều nước có thể phơi tái trước khi ủ đảm bảo độ ẩm trung bình khoảng 65-70%.

             Khi ủ cỏ bà con nên cắt cỏ vào giai đoạn trước khi ra hoa. Không nên cắt cỏ quá non, vì chứa nhiều nước, khó ủ. Cũng không chờ cỏ quá già. Đối với cỏ trồng, như cỏ voi chẳng hạn, nên cắt ở lứa tuổi 40 – 45 ngày. Bà con  có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách: Nắm đầy nắm cỏ đã được băm, cắt nhỏ trong lòng bàn tay khoảng 30 giây, rồi quan sát.

        – Nếu dịch cỏ chảy dễ dàng qua kẽ ngón tay: Độ ẩm 75-85% không thích hợp để ủ. 

        – Khi mở tay ra nắm cỏ giữ nguyên hình dạng, tay ướt, độ ẩm từ 70-75%, cần phơi thêm.

        – Khi mở tay ra, nắm cỏ từ từ nở ra, tay không bị ướt, độ ẩm khoảng 65-70%. Độ ẩm thích hợp để ủ.

        – Cỏ nắm vào sẽ bung ra ngay khi mở tay: ẩm độ thấp hơn 60%, cần trộn chung với cỏ ướt hay thêm nước hoà rỉ mật. 

           Nguyên liệu trước khi ủ phải sạch sẽ, rũ bỏ hay rửa sạch đất cát, sau đó chặt hay cắt nhỏ thành những đoạn kích thước khoảng 3 – 7 cm để có thể nén chặt trong quá trình ủ và thuận tiện cho gia súc ăn sau này.

    * Công thức ủ:    

         Tính theo 100kg cỏ xanh bổ sung thêm 6 – 7 kg bột ngô [cám gạo, bột sắn], 0,5kg muối ăn. Nếu nl già nhiều xơ ít đường cần cho thêm 2-5lit rỉ mật.

    * Cách ủ chua:

              – Lựa chọn dụng cụ chứa nguyên liệu ủ: tuỳ vào điều kiện, quy mô chăn nuôi, nguồn nguyên liệu ủ để chọn dụng cụ ủ thích hợp. Nếu chăn nuôi quy mô nhiều [trên 20 con] bà con có thể xây cố định bể ủ bằng gạch, bê tông hoặc tận dụng chuồng lợn không chăn nuôi, có thể đào hố đất có lót nilon. Nếu quy mô chăn nuôi nhỏ [dưới 20 con]  bà con có thể ủ trong túi bạt Nilon, vanh cống,…

              – Nguyên tắc ủ: Nguyên liệu càng nén chặt, càng kín khí càng tốt. Khi ủ nên rải thức ăn thô xanh thành từng lớp có độ dày 10 – 15cm, rồi cho nguyên liệu bổ sung là muối và cám theo tỷ lệ từng lượt một và cứ như thế một lượt cám một lượt cỏ cho đến khi đầy dụng cụ ủ. Khi ủ xong tiến hành đậy kín bể, hoặc buộc chặt túi ủ, chú ý đẩy không khi ra hết để tạo môi trường yếm khí.

              – Thời gian ủ. Để đảm bảo chất lượng ủ chua thì sau ủ trung bình khoảng 45- 60 ngày bà con có thể lấy ra cho gia súc ăn, thức ăn ủ chua có thể sử dụng được trong 3 – 4 tháng.

    Ảnh: Đ/c Đỗ Văn Miền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra thức ăn ủ chua

    – Kiểm tra chất lượng và cách cho trâu bò ăn ủ chua

       Cỏ ủ có chất lượng tốt khi mở ra có màu vàng nhạt, mùi thơm [mùi dưa muối].

       Trước khi cho ăn cần kiểm tra xem thức ăn có bị thối mốc hay có mùi lạ không nếu thấy có dấu hiệu đó thì không nên cho gia súc ăn.

        Khi lấy thức ăn từ bể hoặc túi ủ nên lấy gọn gàng, phần nào ủ trước thì lấy trước, lấy xong thì che đậy lại ngay nhằm hạn chế không khí lọt vào.

        Có thể cho gia súc ăn thức ăn ủ chua với định mức 5kg/100kg khối lượng cơ thể bò/ngày, kết hợp chăn thả, ăn thêm cỏ, rơm khô.

         II. Xử lý rơm với Ure

          – Tăng giá trị dinh dưỡng.

          – Bò ăn được nhiều rơm hơn.

          – Cung cấp thêm đạm cho bò.

          – Ủ rơm khô: 100 kg rơm, 4 kg urê và 80-100 lít nước [tốt nhất là nước vôi trong].

          – Dụng cụ: Bao nilon hoặc hố ủ tùy điều kiện nông hộ, bình ozoa.

    1. Tiến hành xủ lý rơm với ure:

         *Rơm khô:

    • Hoà urê vào nước [trong bình ozoa].

    –  Tưới đều lên rơm [rải từng mẻ trên tấm bạt nilon ở ngoài hay theo từng lớp trong túi rồi tưới nước urê cho ướt đều].

    • Dùng chân nén chặt từng lớp [chú ý không làm rách bao nilon].
    • Sau lớp cuối cùng phủ tấm nilon bịt kín không để thoát khí.
    • Nếu ủ trong túi nilon thì dùng dây cao su buộc chặt.
    1. Cách bảo quản và sử dụng:
    • Sau 2 tuần [mùa hè] hay 3 tuần [mùa đông] có thể lấy rơm ủ cho bò ăn.
    • Rơm ủ tốt có màu nâu vàng và mùi hắc [amôniac].
    • Lấy rơm ra nhanh và buộc kín túi [hố] lại ngay, không để bay mất amôniac.
    • Nếu bò ăn chưa quen phải tập:

         + Buổi sáng không cho bò ăn cỏ.

         + Bốc rơm ra, rải mỏng cho bay vợi mùi amoniac [30 – 60 phút].

         + Trộn thật đều rơm vào cỏ tươi và cho bò ăn.

         + Tiến hành như thế 3-4 ngày.

         + Khi bò đã ăn quen thì không phải rải rơm cho bay amoniac nữa.

    Trần Văn Luận – TTKN

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề