+ thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Hơn lúc nào hết, việc đôi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay mà Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết qủa giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học”...Định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo định hướng năng lực người học. Từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Vì vây, chúng tôi cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy ở các bậc học là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cần thiết trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bài viết sẽ tập trung vào các nội dung sau:

- Thực trạng vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian qua

Trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa “nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy với những phương pháp rất đỗi quen thuộc: chỉ thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại. Thực tế ấy có thể do giáo viên ngại đổi mới mà cũng có thể là do giáo viên lúng túng chưa biết nên đổi mới phương pháp ra sao. Vấn đề đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là thế nào? Vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại ra sao? Phương pháp dạy học truyền thống có nên sử dụng nữa hay không? Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn như thế nào cho hiệu quả, để mỗi giờ dạy lại đem đến cho học sinh niềm vui, sự hứng thú mới mẻ?

- Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Luật Giáo dục khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

          - Đề xuất một số giải pháp để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả

          Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học ở các trường phổ thông. Theo chúng tôi, để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả phải được đặt trong trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh: Đó là khuyến khích phát triển năng lực lập luận logíc, năng lực trừu tượng hoá và chiếm lĩnh vững chắc những nội dung giáo dục cần thiết cho việc học sinh tiếp tục học lên ở các bậc học khác hoặc rèn luyện được thái độ tích cực đối với lao động sản xuất, giúp học sinh hướng nghiệp và chọn nghề; chuẩn bị năng lực xử lý những tình huống của đời sống thực tế cá nhân và xã hội; phát triển thái độ tích cực và năng lực sáng tạo, hướng trí tuệ và sự sẵn sàng của tuổi trẻ vào thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay./.

Để xác định phương hướng và những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học [PPDH] thì trước hết cần nhận biết và đánh giá những vấn đề chung có liên quan cũng như những vấn đề về PPDH và những cản trở trong việc đổi mới PPDH.

1.2.1. Những vấn đề chung về văn hoá học tậpSửa đổi

Khái niệm văn hoá học tập chỉ hệ thống toàn thể các thể chế, hoạt động, đặc điểm tâm lý và truyền thống ở một cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục, chúng có chức năng định hướng cho những hành động của người học trong cộng đồng, truyền thụ những thái độ và nhận thức về việc học tập, được hình thành và được chia sẻ trong tập thể cộng đồng với những hệ thống và quy chế. Khái niệm văn hoá học tập bao gồm nhiều yếu tố như quan niệm về việc học, chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, động cơ học tập, đặc điểm tâm lý, truyền thống, quan hệ GV-HS trong dạy học...

Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 [2002, tr.14] đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học-công nghệ và triển khai ứng dụng”.

Từ đó có thể nêu ra hai vấn đề lớn thuộc về văn hoá học tập trong giáo dục ở Việt Nam nói chung và giáo dục trung học nói riêng là:

  • Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”: khái niệm tính “hàn lâm, kinh viện” chỉ một nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ một hệ thống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyên ngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri thức đó trong thực tiễn. Trong nền giáo dục mang tính ”hàn lâm, kinh viện” thì phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên quan điểm GV là trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức cho HS. PPDH chủ yếu là các phương pháp thông báo tri thức, HS tiếp thu tri thức một cách thụ động. Các PPDH phát huy tính tích cực nhận thức của HS cũng như việc rèn luyện phương pháp tự học ít được chú trọng.
  • Nền giáo dục “ứng thí”: việc học tập của HS mang nặng tính chất đối phó với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn. Đối với cấp THPT, vấn đề này càng nặng nề, vì tâm lý chung của HS là muốn học lên đại học, trong khi đó chỉ tiêu vào học hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số HS tốt nghiệp THPT. Từ đó dẫn tới xu hướng học lệch, học tủ nhằm mục đích đối phó với các kỳ thi. Trong khi đó các kỳ thi tuyển sinh hiện nay chỉ giới hạn ở một số môn học, cũng như không thể kiểm tra toàn diện tri thức và có nhiều hạn chế trong việc kiểm tra năng lực vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống gắn với thực tiễn.

1.2.2. Các vấn đề về phương pháp dạy họcSửa đổi

Các nghiên cứu thực tiễn dạy học ở trường THPT cũng chỉ ra một số vấn đề cụ thể sau đây về mặt PPDH:

  • Phương pháp thuyết trình, thông báo tri thức của GV vẫn là phương pháp dạy học được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của HS;
  • Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế;
  • Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng;
  • Dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện;
  • Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số trường;
  • Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức;

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thông mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo...” [Luật giáo dục, điều 27].

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diện giáo dục THPT và đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy ở một số trường THPT trong một số năm gần đây đã đạt được những tiến bộ trong việc đổi mới PPDH. Ở những trường đã bồi dưỡng cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH và trang bị PTDH mới thì tình hình sử dụng các PPDH đã được cải thiện. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cường thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực.

Từ đó cho thấy nếu được bồi dưỡng về PPDH mới, cũng như được trang bị về các thiết bị dạy học mới thì việc đổi mới PPDH ở THPT có chuyển biến khá tốt. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH ở những trường này vần còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đặc biệt là việc gắn nội dung dạy học với thực tiễn cũng như dạy học qua hoạt động thực tiễn của HS. Việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đã được cải thiện, nhưng mới thể hiện rõ ở mặt ”bên ngoài” thông qua việc tăng cường làm việc nhóm, nhưng việc tích cực hoá ”bên trong” thông qua việc giải quyết các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn còn chưa được chú trọng.

Trong việc đổi mới PPDH có những yếu tố cản trở cần được khắc phục và cải thiện, đó là những yếu tố: mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời gian dạy học, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tâm lý học đối phó với thi cử, việc đánh giá và thi cử chưa khuyến khích đổi mới PPDH. Những khó khăn về đời sống, những vấn đề về quản lý cũng là những cản trở quan trọng đối với việc đổi mới PPDH của GV.

Thực trạng dạy học ở THPT có những vấn đề thuộc văn hoá học tập nói chung, và những vấn đề về PPDH: Nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, chú trọng việc truyền thụ những tri thức khoa học chuyên môn, ít gắn với những ứng dụng thực tiễn, tâm lý học tập đối phó với thi cử còn nặng nề. Phương pháp dạy học chiếm ưu thế là các PP thông báo-tiếp nhận, GV là trung tâm của quá trình dạy học, là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt động học tập của HS mang tính thụ động. Việc dạy học ít gắn với cuộc sống và hoạt động thực tiễn, vì thế hạn chế việc phát triển toàn diện, tích tích cực, sáng tạo và năng động của HS. Các vấn đề nêu trên đây là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế. Cần xây dựng một văn hoá học tập mới, khắc phục nền văn hoá học tập nặng tính hàn lâm kinh viện, xa rời thực tiễn.

Video liên quan

Chủ Đề