Thực trạng ngành ô tô việt nam 2023

>> Thị trường ô tô cuối năm: Khách hàng “găm” xe chờ hưởng lợi kép

Ước tính nhu cầu ô tô sẽ tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2022.

Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn. Hiện tại, triển vọng ngắn hạn của các công ty ô tô vẫn còn chưa ổn định do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm vaccine mũi 2 tính đến cuối năm 2021, và các biến thể COVID mới có khả năng sẽ ít gây rủi ro tới sức khỏe hơn, ước tính tác động từ việc giãn cách xã hội sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2021.

Ước tính nhu cầu ô tô sẽ tăng 16% so với cùng kỳ trong 2022. Nhóm phân tích cho rằng, với mức nền so sánh thấp trong 2021, cùng với tỷ lệ sở hữu ô tô còn rất thấp tại Việt Nam và việc Chính phủ giảm 50% phí trước bạ theo Thông tư 103/2021/ND-CP có thể là nền tảng vững chắc cho mức tăng trưởng cao trong năm 2022. Ngoài ra, xu hướng sử dụng xe điện mới tại Việt Nam dẫn đầu bởi những mẫu xe điện của Vinfast sẽ thúc đẩy nhu cầu ô tô tăng cao hơn nữa trong 2022.

Tình trạng thiếu cung chip tiếp tục làm giảm nguồn cung ô tô, lợi nhuận các công ty ô tô có thể đạt tăng trưởng mạnh. Theo dự báo của IHS Markit và Fitch Ratings, số lượng xe sản xuất trên toàn cầu sẽ ước tính giảm trung bình -4% so với cùng kỳ trong 2022, do tình trạng thiếu cung chip dự kiến tiếp diễn đến cho đến nửa cuối năm 2022.

Nhiều công ty ô tô đã tăng giá bán mẫu xe mới trong 2021 và ước tính việc này sẽ có tác động rõ ràng tới thị trường ô tô trong 2022. Cả nhà sản xuất ô tô và đại lý phân phối sẽ hưởng lợi từ chênh lệch cung cầu trong ngắn hạn này.

>> Doanh số chạm đáy, thị trường ô tô cần “phao cứu trợ”

Vinfast gần đây đã công bố sẽ dừng dần hoạt động sản xuất xe xăng đến cuối năm nay để tập trung vào xe điện. Hiện tại, xe xăng của Vinfast chiếm gần 11% thị phần ô tô trong nước, do đó tạo nhiều cơ hội cho các hãng xe khác phát triển và giành vị thế dẫn đầu. Ngoài ra, do Vinfast là một trong những công ty có khả năng cạnh tranh cao về giá, việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe khác.

Nhu cầu mua xe sẽ chưa thực sự mạnh trong nửa đầu năm do khả năng dịch bệnh gia tăng vì biến thể mới Omicron. Sau khi dần mở cửa trở lại trong nửa cuối 2022, doanh số bán xe trong ngành sẽ bắt đầu tăng nhanh hơn, cộng với mức nền so sánh thấp trong quy 3/2021 sẽ là động lực ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến.

Với câu chuyện tăng trưởng trong 2022, SSI cho rằng ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, lợi nhuận ngành hồi phục sau 2 năm ảm đạm có thể hỗ trợ tâm lý thị trường mạnh mẽ.

Nhìn lại năm 2021 vừa qua, thị trường ô tô nổi bật lên một số vấn đề: doanh số ô tô ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng bùng phát COVID thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam, nhưng nhanh chóng hồi phục trong các tháng cuối năm; Tình trạng thiếu hụt chip kéo dài có tác động bất ngờ đến ngành ô tô; Xe nhập khẩu tràn vào thị trường với cạnh tranh gia tăng từ các hãng Trung Quốc; Các hãng xe lớn mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt từ Vinfast và xe Trung Quốc.

Mặc dù doanh số giảm, lợi nhuận ròng các công ty ô tô niêm yết vẫn tăng 6% so với cùng kỳ trong 2021, do tạm thời cắt giảm các chi phí hoạt động nhờ chuyển sang kênh bán hàng online và giảm mạnh chi phí lãi vay.

Trong 2021, Vinfast ra mắt mẫu xe điện e34 đầu tiên được lắp ráp trong nước và bắt đầu đầu tư mạnh vào trạm sạc điện với ước tính khoảng 2.000 trạm sạc điện [40.000 điểm sạc] trên khắp Việt Nam. Điều này mở ra xu hướng xe điện mới tại Việt Nam có thể thay đổi đáng kể thị trường ô tô trong thời gian tới nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng và nhiều ưu đãi từ chính phủ ở thời điểm hiện tại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Giá xe khó rẻ

Việt Nam đang từng bước tiến đến mục tiêu bao phủ vắc-xin, kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh ô tô được dự báo sẽ ổn định hơn. Cùng với đó, Nghị định 103/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 đến 31/5/2022 giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đã tạo thêm động lực cho người dân mua ô tô.

Tăng sản lượng, thúc đẩy nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, việc Chính phủ đồng ý giảm 50% thuế lệ phí trước bạ trong thời gian 6 tháng đối với xe lắp ráp trong nước sẽ là động lực lớn để thúc đẩy sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, hạn chế ô tô nhập khẩu và kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Cụ thể là chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, đã có 53.544 xe các loại được bán ra toàn thị trường. Mặc dù có lượng ô tô tiêu thụ hàng trăm nghìn chiếc mỗi năm và tiếp tục được đánh giá là hoạt động mua bán ô tô sẽ sôi động trong năm nay nhưng có một điều không thể phủ nhận là mức giá ô tô ở Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước.

Một trong những nguyên nhân khiến giá ô tô trong nước vẫn cao hơn so với các nước khác là bởi chính sách thuế, phí. Thậm chí, tiền thuế, phí các loại hiện đang chiếm phần lớn giá trị thực sự của nhiều chiếc xe ô tô trước khi chúng được lăn bánh trên thị trường.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định khách quan, dù giá ô tô tại Việt Nam gần đây giảm nhưng vẫn cao hơn gần hai lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế và phí đối với ô tô sản xuất trong nước cao.

Gỡ “điểm nghẽn” nội địa hóa

Không chỉ chịu gánh nặng thuế phí, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển do tỷ lệ nội địa hóa thấp. Hiện, thị trường ô tô trong nước đang có rất nhiều dòng xe khác nhau. Nếu chỉ tính về mẫu mã, trong hơn 100 loại xe đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, không có mẫu xe nào đạt được sản lượng 50.000 xe/năm, trong khi đây là mức tối thiểu để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá của ngành.

Nhìn nhận về thị trường ô tô trong nước, Cục Công nghiệp [Bộ Công Thương] chỉ ra, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/3 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan, 1/4 của Indonesia… Điều đó dẫn đến ngành công nghiệp này khó có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Một số doanh nghiệp sản xuất ô tô cho biết, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có giá xuất xưởng cao hơn 10 – 20% so với xe tương tự được sản xuất ở Thái Lan nên đây là điều các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước cân nhắc phải đầu tư như thế nào cho hiệu quả giữa việc nhập xe hay sản xuất lắp ráp.

Để khuyến khích nội địa hóa, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [VASI] cho rằng, chính sách thuế rất quan trọng và đề nghị chính sách thuế phải có tính ổn định lâu dài nhằm khuyến khích doanh nghiệp ô tô xây dựng chiến lược đầu tư bài bản, nếu không các nhà sản xuất linh kiện trong nước chỉ dám đầu tư theo kiểu “ăn xổi”.

Cục Công nghiệp cũng nêu cụ thể, hơn 90% doanh nghiệp cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp FDI. Mới chỉ có một số doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô nhưng chiếm thị phần nhỏ. Trong khi, muốn làm ra một chiếc ô tô hoàn thiện, phải cần từ 30.000 – 40.000 chi tiết, linh kiện.

Vì chưa chủ động sản xuất được các linh kiện và cũng chưa có doanh nghiệp thực sự lớn trong ngành công nghiệp ô tô nên việc nhập khẩu các linh kiện chắc chắn khiến chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đội lên ở mức khá cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp ô tô Việt trong năm 2022 có thể nhìn thấy “cửa sáng” từ triển vọng sản xuất và cung ứng linh kiện, thiết bị gốc [OEM] cho các đối tác lớn trên toàn cầu. Đơn cử như Công ty CP ô tô Trường Hải [Thaco] – một doanh nghiệp ô tô nội địa có thể xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô, việc sản xuất và cung ứng OEM cho các đối tác lớn là phương thức để Thaco tham gia sâu vào chuỗi giá trị của thế giới. Điều này giúp cho công ty nắm rõ yêu cầu, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng linh kiện OEM theo tiêu chuẩn toàn cầu, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình nội địa hóa linh kiện chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của các hãng xe.

Theo VASI, trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô ở Việt Nam hiện nay, có tới 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp này trở thành nhà cung ứng OEM không phải là điều đơn giản.

Nếu muốn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thêm những nhà cung ứng OEM cho các đối tác lớn trên toàn cầu, giới chuyên gia cho rằng, các DN của khối nội cần tiếp tục tái cấu trúc mạng lưới sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị. Điều này đòi hỏi việc xây dựng năng lực và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp về tư duy, công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…

Bên cạnh đó, với một chiếc ô tô cần từ 30.000 – 40.000 chi tiết, linh kiện khác nhau, ngành công nghiệp ô tô Việt phải có sự hợp tác chặt chẽ của rất nhiều ngành công nghiệp khác như: cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hóa chất… nhằm mang lại hiệu quả cao hơn so với hiện tại.

Các doanh nghiệp ô tô cũng kiến nghị xem xét bổ sung sản phẩm ô tô vào danh mục công nghệ cao, khuyến khích sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội hóa, phát triển sản phẩm ô tô Việt Nam.

Theo: Công Thương

Chủ Đề