Thuốc ciprofloxacin 500mg giá bao nhiêu?

Nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng: Viêm đường tiết niệu trên, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương - tủy, viêm ruột nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.

Chống Chỉ Định

Bệnh nhân nhạy cảm với ciprofloxacin hay các quinolon khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc, dùng cùng lúc với tizanidin.

Thành phần

Ciprofloxacin 500mg

Cách Dùng Và Liều Dùng

Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và không uống thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc. LIỀU DÙNG [cho mỗi 24 giờ] - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: 500mg x 2 lần/ngày. - Lậu không có biến chứng: 500mg, liều duy nhất. - Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: 500mg x 2 lần/ngày. - Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm và xương: 500mg x 2 lần/ngày. - Viêm ruột nhiễm khuẩn nặng: Liều điều trị: 500 mg x 2 lần/ngày; liều dự phòng: 500mg x 1 lần/ngày. - Phòng các bệnh do não mô cầu: Người lớn và trẻ trên 20 kg: 500mg, liều duy nhất. - Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người bệnh suy giảm miễn dịch: 500mg x 2 lần/ngày. - Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng [nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch]: 500mg x 2 lần/ngày. - Cần phải giảm liều ở người suy thận nặng

Thận Trọng

Thận trọng với những bệnh nhân động kinh hoặc có tiền sử rối loạn hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân suy thận, thiếu G6DP hoặc bị nhược cơ. Ngưng dùng thuốc nếu bệnh nhân có viêm, đau hay thoát vị dây chằng. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay ánh sáng chiếu mạnh trong suốt thời gian điều trị với ciprofloxacin. Tránh dùng Ciprofloxacin và các fluoroquinolon khác trong nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin. Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính, thuốc có thể gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực ở động vật còn nhỏ. Hạn chế dùng ciprofloxacin cho trẻ nhỏ và trẻ đang lớn.

Do thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, ran rẩy, ảo giác, nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc

8. Tác dụng không mong muốn

Nói chung, ciprofloxacin dung nạp tốt. Tác dụng phụ của thuốc chủ yếu là lên dạ dày – ruột, thần kinh trung ương và da.
- Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Chuyển hóa: Tăng tạm thời nồng độ các transaminase.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Nhức đầu, sốt do thuốc.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đa nhân, thiếu máu, giảm tiểu cầu.
Tim – mạch: Nhịp tim nhanh.
Thần kinh trung ương: Kích động.
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa.
Da: Nổi ban, ngứa, viêm tĩnh mạch nông.
Chuyển hóa: Tăng tạm thời creatinin, bilirubin và phosphatase kiềm trong máu.
Cơ xương: Ðau ở các khớp, sưng khớp.
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ.
Máu: Thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thay đổi nồng độ prothrombin.
Thần kinh trung ương: Cơn co giật, lú lẫn, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, mất ngủ, trầm cảm, loạn cảm ngoại vi, rối loạn thị giác kể cả ảo giác, rối loạn thính giác, ù tai, rối loạn vị giác và khứu giác, tăng áp lực nội sọ.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
Da: Hội chứng da – niêm mạc, viêm mạch, hội chứng Lyell, ban đỏ da thành nốt, ban đỏ đa dạng tiết dịch.
Gan: Ðã có báo cáo về một vài trường hợp bị hoại tử tế bào gan, viêm gan, vàng da ứ mật.
Cơ: Ðau cơ, viêm gân [gân gót] và mô bao quanh. Có một vài trường hợp bị đứt gân, đặc biệt là ở người cao tuổi khi dùng phối hợp với corticosteroid.
Tiết niệu – sinh dục: Có tinh thể niệu khi nước tiểu kiềm tính, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ.
Khác: Nhạy cảm với ánh sáng khi phơi nắng, phù thanh quản hoặc phù phổi, khó thở, co thắt phế quản.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Ðể tránh có tinh thể niệu, duy trì đủ lượng nước uống vào, tránh làm nước tiểu quá kiềm.
Nếu bị ỉa chảy nặng và kéo dài trong và sau khi điều trị, người bệnh có thể đã bị rối loạn nặng ở ruột [viêm đại tràng màng giả]. Cần ngừng ciprofloxacin và thay bằng một kháng sinh khác thích hợp [ví dụ vancomycin].
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về tác dụng phụ cần ngừng dùng ciprofloxacin và người bệnh cần phải được điều trị tại một cơ sở y tế mặc dù các tác dụng phụ này thường nhẹ hoặc vừa và sẽ mau hết khi ngừng dùng ciprofloxacin.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid [ibuprofen, indomethacin…] sẽ làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.
- Dùng đồng thời thuốc chống toan có nhôm và magnesi sẽ làm giảm nồng độ trong huyết thanh và giảm khả dụng sinh học của ciprofloxacin. Không nên uống đồng thời ciprofloxacin với các thuốc chống toan, cần uống thuốc xa nhau [nên uống thuốc chống toan 2 – 4 giờ trước khi uống ciprofloxacin] tuy cách này cũng không giải quyết triệt để được vấn đề.
- Ðộ hấp thu ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa nếu dùng đồng thời một số thuốc gây độc tế bào[cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron].
- Nếu dùng đồng thời didanosin, thì nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Nên uống ciprofloxacin trước khi dùng didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.
- Các chế phẩm có sắt [fumarat, gluconat, sulfat] làm giảm đáng kể sự hấp thu ciprofloxacin ở ruột. Các chế phẩm có kẽm ảnh hưởng ít hơn. Tránh dùng đồng thời ciprofloxacin với các chế phẩm có sắt hoặc kẽm hay uống các thứ thuốc này càng xa nhau càng tốt.
- Uống đồng thời sucralfat sẽ làm giảm hấp thu ciprofloxacin một cách đáng kể. Nên cho uống kháng sinh 2 – 6 giờ trước khi uống sucralfat.
- Uống ciprofloxacin đồng thời với theophylin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra các tác dụng phụ của theophylin. Cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu, và có thể giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc.
Ciprofloxacin và ciclosporin dùng đồng thời có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết mỗi tuần 2 lần.
- Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó làm giảm đào thải thuốc qua nước tiểu.
- Warfarin phối hợp với ciprofloxacin có thể gây hạ prothrombin. Cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết và điều chỉnh liều thuốc chống đông máu.

10. Dược lý

Dược lực học:
Cơ chế tác dụng: Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác [aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…] và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Nếu đã uống phải một liều lớn, thì cần xem xét để áp dụng những biện pháp sau: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận và điều trị hỗ trợ như truyền bù dịch.

Chủ Đề