Thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu

Ngày nay, một số dược liệu nổi tiếng được điều chế thành thuốc với dạng bào chế hiện đại như kim tiền thảo, dây thìa canh, cà gai leo… Không những thế, nhiều hoạt chất sinh học được phân lập từ thực vật như atropin, ephedrine, morphine, cafein, axit salicylic, digoxin, colchicin… có ứng dụng rất cao đối với y học hiện đại.

Động vật: Tuy không được sử dụng nhiều như các loại cây Thảo dược nhưng dược liệu từ động vật cũng là các vị thuốc quan trọng trong một số phương thuốc điều trị bệnh lý thường gặp. Nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ động vật có thể là cả con [tắc kè, rắn…] hoặc sản phẩm hay một bộ phận của động vật [như mật ong, sữa ong chúa, mề gà, mai mực…].

Cũng giống như thảo dược, hiện nay hầu hết dược liệu từ động vật đều được chăn nuôi bởi nhu cầu quá lớn so với nguồn cung từ tự nhiên. Một đặc điểm đáng lưu ý của dược liệu từ động vật là thường có giá thành cao hơn thảo dược, tuy nhiên thường đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Nấm, ký sinh trùng hay các vi sinh vật: dù ít sử dụng hơn nhưng đây cũng là nguồn dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một ví dụ khá thân quen về dạng ký sinh được dùng làm thuốc chính là Đông trùng hạ thảo – dạng ký sinh giữa loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis. Vi sinh vật thì có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi những chất thông thường thành dạng có hoạt tính sinh học, chẳng hạn như quá trình lên men.

Các cách sử dụng dược liệu là gì?

Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong phòng và chữa bệnh đã và đang trở thành xu hướng phát triển mạnh, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Người ta ưa chuộng sử dụng dược liệu vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt, mà còn có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để có thể duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.Ngoài ra, hầu hết các dược liệu đều có độ an toàn cao do đã được sử dụng trong khoảng thời gian rất dài, nó ít gây ra tác dụng phụ và dễ dàng sử dụng. Một trong các yếu tố quan trọng làm dược liệu phát huy tác dụng tốt đó là sử dụng dược liệu đúng cách.

Mỗi loại dược liệu sẽ có một hoặc nhiều cách sử dụng khác nhau để phát huy hết tác dụng và mang đến hiệu quả như mong muốn. Thực tế các cách chế biến và bào chế dược liệu thành thuốc y học cổ truyền phải tuân theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian, có thể rất phức tạp, cần nhiều công đoạn cũng như chuyên môn cao của người làm thuốc. Tuy nhiên, tuỳ vào mục đích sử dụng, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu theo các cách thức chế biến trong y học cổ truyền như:

  • Hãm trà hay sắc lấy nước uống
  • Sao [rang], có thể sao vàng, sao đen, sao cháy tùy dược liệu
  • Chưng hay đồ [đun cách thủy]
  • Ngâm rượu, ngâm mật ong, ngâm muối
  • Tẩm gừng, tẩm giấm

Các cách chế biến, bào chế dược liệu cũng được phát triển theo thời gian để vừa tiện lợi khi dùng vừa đảm bảo công dụng của chúng. Các dạng dùng thường thấy hiện nay là trà túi lọc, dược liệu thô, chiết xuất dược liệu [như cồn thuốc, rượu thuốc, tinh dầu]. Trường hợp thuốc dược liệu sẽ được bào chế theo kỹ thuật tân tiến và cho ra dạng dùng như thuốc tân dược, gồm viên nén, viên nang, thuốc tiêm, dung dịch/ hỗn dịch uống…

        Ngày 17/3/2020 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1306/BYT-YDCT [công văn số 1306] về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT.

        Nhằm cung cấp thêm thông tin nhận biết về dược liệu, thuốc cổ truyền, cây thuốc được Bộ Y tế hướng dẫn tại công văn số 1306, Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xây dựng bộ tài liệu giới thiệu 71 dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc, bao gồm tên khoa học, tên cây, động vật, khoáng vật làm thuốc, họ, ghi chú về bộ phận dùng và xuất xứ với gần 150 ảnh màu các vị thuốc và cây thuốc có trong công văn 1306.

        Nguồn: Viện dược liệu [//vienduoclieu.org.vn/]

       Xem chi tiết Tại đây.

Mời các bạn theo dõi video chương trình:

Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền [YHCT] đã và đang góp phần không nhỏ vào việc cứu sống rất nhiều người bệnh. Nền YHCT Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với hàng trăm vị thuốc dân gian đã được công nhận từ nguồn dược liệu vô cùng phong phú đa dạng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có nhiều bài thuốc được lưu truyền của các dân tộc hay những phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh. Ngành y tế Việt Nam đã từng bước đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân.

Nếu như trước đây, việc điều trị bằng YHCT chủ yếu là sử dụng thuốc Đông y cổ truyền được sản xuất từ các dược liệu thông dụng, chỉ hỗ trợ điều trị, dùng cho bệnh nhẹ, thuốc không kê đơn ở hầu hết các nước [trừ Trung Quốc], chưa được nghiên cứu lâm sàng một cách khoa học; thì nay, người dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc dược liệu. Các chuyên gia YHCT cho biết, đây là loại thuốc dùng công thức mới, dược liệu mới, thuốc điều trị chủ đạo, dùng cả cho bệnh nặng, có nghiên cứu lâm sàng khoa học đầy đủ, cạnh tranh hiệu quả với tân dược.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các ứng dụng Đông y trong điều trị bệnh, sự khác biệt giữa thuốc cổ truyền với thuốc dược liệu và đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân trong việc ứng dụng đông y như thế nào cho đúng, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Sự khác biệt giữa thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu”.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, Bộ Y tế

TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng khoa Lão, BV Y học cổ truyền Trung ương

Dẫn chương trình: Trà My

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ & Đời sống bắt đầu từ vào 9h30, thứ Năm ngày 2/11/2017. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: 

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống [Suckhoedoisong.vn] trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền, Bộ Y tế; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng khoa Lão, BV Y học cổ truyền Trung ương đã nhận lời tham gia chương trình.

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Gan Tonka đã đồng hành cùng chương trình!

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO. Điều trị viêm gan:

  • Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn
  • Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
  • Nóng trong, mụn nhọt

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác số 01:

Thói quen nào dưới đây dễ gây mụn nhọt, nóng trong người?

A. Uống nhiều rượu bia

B. Ăn đồ cay nóng

C. A&B

D. Ăn nhiều rau xanh

Đáp án đúng là C

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK OANH HOÀNG ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 1 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi tương tác số 02:

Có nên kết hợp điều trị y học cổ truyền và y học hiện đại không trong điều trị bệnh không?

A. Không nên

B. Nên kết hợp theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để phát huy tối đa lợi thế của y học hiện đại và y học cổ truyền.

Đáp án đúng là B

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK Tú Nguyễn ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.


Video liên quan

Chủ Đề