Thuốc điều trị ro loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ năm 2024

1. Hệ vi sinh mất cân bằng do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường sẽ dẫn tới bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu, tiêu chảy…), loạn khuẩn đường ruột (tiêu chảy, táo bón).

2. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, do hệ vi sinh chưa hoàn thiện dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển, khi đó trẻ trở nên lười ăn, hay nôn, tiêu chảy…

3. Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vào thời điểm này, vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

4. Chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đường đạm béo, nhưng ít xơ, vitamin và khoáng tố.

Các triệu chứng cần chú ý

1. Trào ngược dạ dày thực quản, nếu trẻ nôn ít vài lần một ngày nhưng vẫn lên cân đều thì không sao, và hiện tượng này thường kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi.

2. Táo bón, do rối loạn cơ năng, trẻ đi tiêu ít hơn, hay gặp ở trẻ ăn nhiều béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa bột, không uống sữa mẹ.

3. Tiêu chảy (hơn 3 lần mỗi ngày), nếu để tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải, sẽ có nguy cơ tử vong nếu không bù nước kịp thời.

Thuốc điều trị ro loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ năm 2024

Đông y và cách điều trị

Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc

- Nhóm có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, acid hữu cơ gồm sơn tra, thần khúc, quế, đại hồi, sa nhân, thảo quả, đinh hương, gừng, chỉ thực, chỉ xác, mộc hương, hoắc hương, tía tô, hậu phác, trần bì, nhục đậu khấu, tiểu hồi, thị đế…

- Nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị như mạch nha, đảng sâm, hoài sơn, ý dĩ, đại táo…

Các bài thuốc thường dùng:

1. Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3-4 lần, phân sống, có khi nôn, dùng bài “Tiêu thực đạo trệ” gồm Ý dĩ 6g, Sơn tra 4g, Trần bì 2g, Mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần.

2. Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn, dùng Đảng sâm, Hoắc hương, Tía tô, Ý dĩ mỗi vị 6g, Trần bì, Gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm, chia nhỏ nhiều lần trong ngày.

3. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống, dùng thêm Cát căn, Kim ngân hoa 8g, Tô mộc 4g, Vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, thêm ít quả Đại táo cho dễ uống.

4. Nếu trẻ đi cầu nhiều lần, phân sống, mùi chua, biểu hiện suy dinh dưỡng, nên kiện tỳ tiêu thực cho trẻ, dùng thuốc gồm Đảng sâm, Hoài sơn, Ý dĩ (6g), Nhục đậu khấu, Trần bì, Mạch nha, Hậu phác (4g), sắc ngày 1 thang chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

5. Có thể cho trẻ uống thêm men vi sinh (Probiotics). Men vi sinh này tiết ra enzyme tiêu hóa, vitamin nhóm B kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ ăn ngon hơn. Hoặc phối hợp các men tiêu hóa từ thực vật (Phyto-optizymes), 1 viên nghiền nát cho trẻ uống thêm sau bữa ăn giúp trẻ hấp thu tốt hơn.

Bên cạnh các bài thuốc trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột.

1. Cháo rau sam, lấy 50g rau sam tươi rửa sạch cắt thật nhỏ, vài đọt búp ổi non cắt nhỏ, gạo tẻ một nắm, vo sạch, cho vào nồi, đổ thêm nước, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín và rau nhừ nêm thêm ít muối. Có thể chắt lấy nước cháo cho trẻ uống ngày 2-3 lần. Ăn trong 2-3 ngày.

2. Cháo cà rốt, ô mai mơ, lấy 1 củ cà rốt nhỏ, thêm 5 quả ô mai mơ (xí muội), 1 nắm gạo tẻ, đem cà rốt rửa sạch, thái thật nhỏ, lấy cơm của quả ô mai thái nhỏ, gạo rang vàng. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.

3. Cháo Sơn dược, lấy 1 nắm gạo tẻ, thêm 10g Hoài sơn (Củ mài), Hạt sen 10g. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín nhừ tán nhuyễn cho trẻ ăn trong ngày.

4. Uống thêm nước nụ vối, gừng 2g. Nụ vối, vỏ lựu, gừng rửa sạch cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 2 - 3 ngày.

5. Nước gạo rang, gạo tẻ 1 nắm đem rang vàng, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ, lấy nước gạo rang pha bột cho trẻ uống, có thể dùng trong 2 - 3 ngày, khi thấy dứt các triệu chứng trên thì ngưng.

1. Vì sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường khiến trẻ đau bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn và gặp những thay đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Vì mỗi độ tuổi của trẻ đều tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định, do đó trẻ luôn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển. Khi bị rối loạn tiêu hóa, lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ bị thiếu hụt, có thể khiến trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch…

Thuốc điều trị ro loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ năm 2024

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ đau bụng, đầy hơi…

2. Nguyên nhân và triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

- Do sức đề kháng yếu, nhất là đối với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ hoàn toàn

- Do dùng kháng sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt một số lợi khuẩn dẫn đến tiêu chảy, táo bón, đi phân sống.

- Do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị ô nhiễm.

- Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đạm, nhiều đường, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất.

- Chạy nhảy ngay sau ăn no ảnh hưởng đến các cơ dọc cơ vòng cơ chéo tại đường ống tiêu hóa.

- Stress tâm lý hoặc thức khuya kéo dài gây kích thích dây thần kinh X, gây tăng tiết dịch tiêu hóa, đặc biệt là dịch acid tại dạ dày gây mất cân bằng độ pH tại đường tiêu hóa.

2.2. Nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm nhiều triệu chứng như đi phân sống, táo bón, hay nôn và lười ăn... Tình trạng này sẽ khiến trẻ chán ăn và hấp thu kém. Từ đó dẫn đến chậm lớn, kém phát triển, thậm chí suy dinh dưỡng.

Các biểu hiện thường gặp:

- Trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ nhiều lần trong ngày.

- Táo bón, đi ngoài ít.

- Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, đi ngoài ra nước.

- Đầy hơi, khó tiêu, trẻ có thể có biểu hiện chướng bụng, ợ hơi và xì hơi nhiều.

- Bú kém, quấy khóc, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng…

Thuốc điều trị ro loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ năm 2024

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dễ quấy khóc, khó chịu, lười ăn…

3. Dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ như thế nào?

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

3.1. Men tiêu hóa

Men tiêu hóa có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề cũng như bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng… Tuy nhiên, sử dụng men tiêu hóa cần được chỉ định của bác sĩ. Không dùng men tiêu hóa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

3.2. Thuốc trị tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Có thể sử dụng một số thuốc như smecta, loperamide, berberin… Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà sử dụng thuốc phù hợp.

Cần đặc biệt lưu ý khi dùng loperamide cho trẻ. Do thuốc làm giảm mạnh nhu động ruột, khiến phân không tống xuất được ra ngoài, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ uống thuốc dễ bị nôn hoặc chướng bụng. Do đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc trị tiêu chảy cho trẻ. Các thuốc này cần được chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

3.3. Thuốc nhuận tràng, tăng cường chất xơ

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị táo bón. Các thuốc trong nhóm nhuận tràng, tăng cường chất xơ như: Methylcellulose, sorbitol, duphalac… giúp làm mềm phân, do đó, có thể giúp giảm táo bón cho trẻ.

3.4. Thuốc kháng acid (phosphalugel, maalox…)

Các thuốc này có thể giúp giảm đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.

3.5. Kháng sinh

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để trị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc kháng sinh nào, sử dụng ra sao cần có chỉ định của bác sĩ.

3.6. Bù nước và điện giải

Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa có nôn và tiêu chảy nhiều, cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol pha theo chỉ dẫn, nước dừa, nước lọc…

4. Lưu ý khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Để dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa an troàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Nên đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, để được phát hiện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

- Tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.

- Trong khi điều trị, nếu trẻ có triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.