Thuốc kháng histamin h1 là gì

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe nói nhiều đến dòng thuốc kháng histamin nhưng rất ít người biết về các loại thuốc thuộc dòng này và chỉ định của chúng. Vậy thuốc kháng histamin là gì, dùng điều trị trong những bệnh nào?

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamin có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày.

Histamin có 2 loại thụ thể: Thụ thể H1 và thụ thể H2 [H là chữ viết tắt của histamin]. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin dạng tự do, chúng gắn kết vào những vị trí nhạy cảm [gọi là thụ thể histamin].

Khi histamin tự do gắn vào thụ thể H1 sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng trên da [ngứa, nổi mẩn, mề đay, phù Quincke,...]; Trên hệ hô hấp [sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở]; Trên hệ tiêu hóa [nôn mửa, co thắt đường tiêu hóa, hen...]; [Trên tim mạch: tụt huyết áp...]; Trên mắt [viêm kết mạc, đỏ mắt, ngứa...]. Còn khi histamin tự do gắn vào thụ thể H2, nằm ở dạ dày sẽ làm dạ dày tiết nhiều axit, dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng.

Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị. Thuốc kháng histamin có các loại: Bôi tại chỗ, sirô uống, viên uống và ống tiêm. Có 2 dòng kháng histamin chữa dị ứng là: H1 [thế hệ 1] và kháng histamin H2 [thế hệ 2]:

Kháng histamin H1: Bao gồm thuốc được ra đời đầu tiên từ năm 1939 đến thuốc của những năm 1970 [promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat [dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm], brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid...]. Loại này hiện không được dùng phổ biến vì thuốc có một số bất lợi như: Gây buồn ngủ và thời gian tác dụng ngắn, hơn nữa, phải dùng nhiều lần trong ngày.

Kháng histamin H2: Gồm các thuốc xuất hiện từ năm 1980 [như cetirizin, astemizol, loratidin, mequitazin, terfenadin, fexofenadin...]. Thuốc khắc phục được những bất lợi của thuốc thế hệ 1: Thuốc không gây buồn ngủ và chỉ cần dùng 1 lần trong này.

Ngoài trị hoặc phòng một số biểu hiện của dị ứng cấp tính như: Côn trùng chích, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, sẩn ngứa..., một số thuốc kháng histamin còn được dùng để: Chống nôn say tàu xe, trị nhức nửa đầu, kích thích sự thèm ăn hay dùng như thuốc an thần gây ngủ...

- Trước tiên làm dịu một số trạng thái như phát ban, mày đay và dị ứng mũi, làm dịu một số triệu chứng khác như ngứa, buồn nôn, nôn.

- Cải thiện hay làm dịu các triệu chứng viêm mũi hay sốt do dị ứng thời tiết, làm dịu tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm kết mạc mắt.

- Các thuốc kháng histamin làm dịu còn có tác dụng kiểm soát các chứng buồn nôn do rối loạn tiền đình, chóng mặt, buồn nôn do bệnh Ménière [chóng mặt kèm theo ù tai, điếc], làm dịu chứng buồn nôn và nôn do chứng đau nửa đầu [Migraine], phòng chứng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật.

- Một số thuốc kháng histamin có tác dụng làm dịu rõ rệt như: diphenhydramin và promethazin có thể dùng để điều trị chứng mất ngủ. Một số thuốc làm dịu ho do kích thích như alimemazin, oxememazin nhưng làm keo dịch tiết.

- Một vài thuốc kháng histamin có thể ứng dụng tại chỗ để làm dịu vết chích do côn trùng đốt.

Bệnh glaucoma góc hẹp [bệnh tăng nhãn áp] không được dùng kháng histamin vì sẽ mau chóng đưa đến cơn tăng nhãn áp và bệnh nhân có thể mù hẳn mắt. Bác sĩ cần phải biết rõ bệnh nhân không có bệnh lý này mới được kê thuốc kháng histamin. Bởi nếu không biết có nguy cơ tăng nhãn áp mà cứ lạm dụng kháng histamin thì sẽ mang tai họa đến cho người bệnh.

Khi bệnh nhân bị bệnh tắc ruột hoặc hẹp môn vị cũng không được sử dụng thuốc này, vì thuốc sẽ làm cho nhu động ruột chậm hơn, ruột càng giãn ra, tình trạng liệt ruột càng đến sớm và nguy cơ tử vong cho người bệnh rất cao.

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân này, nếu dùng thuốc kháng histamin đồng nghĩa với việc kích thích cho tiền liệt tuyến to hơn, khả năng gây bí tiểu càng nặng nề. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu vì bất kỳ nguyên nhân nào mà mắc kèm dị ứng thì tuyệt đối không nên sử dụng kháng histamin, vì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc trên thận, dẫn đến suy thận nặng.

Người bệnh đang lên cơn suyễn, cũng không nên sử dụng kháng histamin, bởi thuốc có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân có khả năng bị tử vong.

Ngoài ra, thuốc kháng histamin nên thận trọng cho những người: phẫu thuật đường ruột, đại tràng; bệnh lý gan, thận; hen suyễn hoặc COPD; ho có đờm, ho do hút thuốc lá; khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính; bệnh tăng huyết áp, tim mạch hoặc mới gặp các tình trạng đau tim trong thời gian gần; động kinh hoặc rối loạn co giật khác; rối loạn đi tiểu; u tuyến thượng thận; cường giáp.

Phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng các thuốc kháng histamin làm dịu là làm suy giảm hệ thần kinh trung ương, thay đổi tuỳ theo từng cá thể, thường biểu hiện ức chế thần kinh [ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt], mất kết hợp vận động, chóng mặt. Những biểu hiện trên tăng mạnh nếu dùng thuốc kháng H1 cùng rượu ethylic hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Tất cả các thuốc kháng histamin đều có thể gây ra các phản ứng phụ bất thường: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, phát ban, các phản ứng quá mẫn, rối loạn máu, co giật, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, lú lẫn hoặc kích động run rẩy, tăng trương lực, rối loạn vận động, ảo giác, giảm hoặc mất bạch cầu hạt.

Các thuốc kháng histamin không làm dịu như astemizol, terfenadrin thường gây ra đánh trống ngực, loạn nhịp tim, đôi khi gây loạn nhịp tâm thất nguy hiểm [quãng QT kéo dài] có thể tử vong, hạn chế sử dụng các thuốc này.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực…

Để điều trị dứt điểm cần phải tìm hiểu rõ căn nguyên gây

bệnh để loại bỏ nó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trước hết, có thể khẳng định thuốc chỉ điều trị được triệu chứng tạm thời. Muốn trị dứt điểm bệnh, bạn cần phải tìm hiểu rõ căn nguyên gây bệnh để loại bỏ nó. Chẳng hạn như: Bạn bị dị ứng với thành phần nào đó của mỹ phẩm; phấn hoa; màu sơn; thực phẩm [tôm, cua, bột nghệ...]; thời tiết, môi trường ô nhiễm... thì cần tránh không tiếp xúc với chúng. Việc dùng thuốc chính vì thế cần phải kiên trì, dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát. Tuy nhiên, cũng không nên dùng thuốc “vô tội vạ” dẫn đến “nghiện thuốc” khiến cho cơ thể bị lệ thuộc vào thuốc.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Có 2 nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng là kháng histamin và corticosteroid. Thuốc kháng histamin có hơn 40 hoạt chất và hàng trăm biệt dược.

Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin thích hợp nhất với thế hệ hai như: acrivastin, cetirizin, loratadin, mizolastin và terfenadin... vì các thuốc này ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một [alimemazin, chlopheniramin, promethazin]. Loratadin và cetirizin có thể được coi là lựa chọn đầu tay trong thời kỳ mang thai. Đã có dữ liệu an toàn của các thuốc này trên một số lượng lớn bệnh nhân mang thai. Tuy nhiên, việc dùng như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

- Không dùng thuốc cho người đang lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm do thuốc gây ngủ.

- Không dùng thuốc cho người bị bệnh động kinh.

- Không được uống rượu, bia.

- Phải để xa tầm tay của trẻ em, nếu không dùng hết vỉ thuốc thì loại bỏ. Không tự ý sử dụng thuốc nếu không thật cần thiết. Không nên dùng promethazin cho trẻ em [nếu tiền sử gia đình đã có phản ứng] và người cao tuổi.

- Dùng thuốc trên da mà có hiện tượng chàm [eczema] phải ngưng thuốc.

- Không dùng cùng lúc với các thuốc ngủ, an thần kinh [barbituric, opiat, diazepam...]. Các thuốc kháng cholin [atropin], thuốc trầm cảm, các kháng sinh aminoglycosid khác.

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Tin tức liên quan

  • 04:00 10/04/2022
  • Xếp hạng 4.83/5 với 20245 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Huỳnh Xuân Lộc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Khi bị dị ứng, chúng ta thường nghĩ đến thuốc kháng histamin đầu tiên. Vậy cách sử dụng thuốc như thế nào là đúng và nhóm thuốc cơ chế hoạt động cơ chế ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này.

Histamin là chất trung gian có vai trò quan trọng giúp cơ thể làm phản ứng dị ứng. Đích tác động của histamin trong cơ thể bao gồm thụ thể histamin H1 [có ở nhiều loại tế bào khác nhau như mạch máu, các bạch cầu ở cơ trơn hô hấp, ...] và thụ thể H2 [có ở tế bào thành dạ dày]. Khi các tác nhân dị ứng xâm nhập cơ thể, histamine được phóng thích tác động lên thụ thể H1 gây ra phản ứng dị ứng [phù nề, viêm, ngứa,co thắt khí quản phát ban, ...]. Còn khi tác động lên thụ thể H2, histamin gây tăng tiết acid dịch vị, nếu quá mức có thể gây viêm loét dạ dày.

Tình trạng dị ứng phấn hoa

Các thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Tùy vào sự đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2 mà ta chia thuốc kháng histamin làm 2 loại: một là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng và hai là thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày. Trong điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thường là lựa chọn đầu tay và an toàn, trong khi thuốc kháng histamin H2 dùng để giảm tiết acid, điều trị viêm loét dạ dày.

2.1 Thuốc kháng histamin H1

Hiện có nhiều loại thuốc kháng histamin H1 có nhiều loại trên thị trường bao gồm 2 nhóm chủ yếu là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2.


  • Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: gồm các thuốc như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin... Đây là các kháng histamin cổ điển, ra đời từ những năm 1930. Các thuốc thế hệ 1 qua được hàng rào máu não nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Thời gian thuốc tác dụng ngắn nên người dùng phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2: gồm những thuốc như loratadin, cetirizin, fexofenadin ... Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít tác dụng phụ gây buồn ngủ hơn thuốc thế hệ 1 nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.

Thuốc kháng histamin thế hệ 3: Desloratadine

2.2 Thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin ... được dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt ... Tuy nhiên, các phản ứng này là hiếm xảy ra và thuốc được xem là an toàn cho phần lớn người dùng thuốc.

Các thuốc kháng histamin H1 được chỉ định trong điều trị phản ứng dị ứng cấp và mạn tính với các triệu chứng như: sổ mũi, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay. viêm da dị ứng...

Tuy nhiên, thuốc kháng histamin chỉ giúp làm giảm triệu chứng, không làm thay đổi căn nguyên của bệnh nên việc xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng [như phấn hoa, khói bụi, thức ăn, các loại thuốc, mỹ phẩm khác...] mới giúp bệnh được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc tìm căn nguyên gây bệnh cần phải có sự am hiểu và thăm khám của bác sĩ điều trị để có hiệu quả tốt nhất.

Khi bệnh nhân dị ứng nặng [như sốc phản vệ], histamin được giải phóng ồ ạt, chỉ dùng thuốc kháng histamin H1 không thể giải quyết được mà phải nhanh chóng đưa người bệnh đến cấp cứu để được cứu chữa thích hợp.

Một số thuốc thuộc thế hệ 1 cũng được dùng làm như thuốc an thần nhẹ, chóng mặt và buồn nôn, giúp giảm nhẹ tình trạng rối loạn tiền đình.


Thuốc kháng histamin chống say tàu xe

Các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như gây buồn ngủ, mất tập trung, chóng mặt, do vậy khi sử dụng thuốc không nên lái xe, làm những công việc cần sự tập trung tỉnh táo. Các thuốc thế hệ 1 còn có phụ gây táo bón, khô môi, nhịp tim nhanh, bí tiểu khi dùng lâu dài. Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 sẽ ít tác dụng phụ hơn.

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được tư vấn kĩ

Tổng kết, thuốc kháng histamin H1 có vai trò quan trọng giúp giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Các thuốc có vai trò điều trị các bệnh lý như viêm kết mạc dị ứng và mày đay, viêm mũi dị ứng. Thuốc có lịch sử lâu đời và được kiểm định rất an toàn, các thuốc kháng histamin được sử dụng rộng rãi và an toàn trong quá trình điều trị.

Tài liệu tham khảo:

  1. UK NHS, Antihistamine, 2020,
  2. Khashayar Farzam; Maria C. O'Rourke, Antihistamines, 2019,

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề