Thuốc trị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Hoạt chất paraphenylendiame [viết tắt là PPD] có trong hơn 5.000 loại hóa chất thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Hoạt chất này đã được sử dụng với các chất oxy hóa hydrogen peroxide và tạo ra các phân tử colourant. Đây chính là lý do chính dẫn tới sự mẫn cảm và gây các phản ứng dị ứng trên da đầu. Chúng làm cho da bị phồng rộp, lở loét và nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo.

Các hoạt chất như là amoniac- 1 loại chất kích thích có thể gây tử vong nếu dùng liều cao, hydrogen peroxide - chất gây tổn hại đến phổi nếu hít phải ở liều cao hay ethoxydiglyco – chất dung môi gây kích ứng lên da, tác nhân làm tổn thương da nghiêm trọng.

Một số hoạt chất có trong thuốc nhuộm như amoniac, hydrogen peroxide gây phản ứng dị ứng trên da đầu

2. Dấu hiệu biểu hiện của bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc

Khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, người nhuộm sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu cũng như các vùng da xung quanh đầu. Các vùng ấy bắt đầu ửng đỏ, sưng nề và có mụn nước li ti. Khi các mụn nước này vỡ ra thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc có biểu hiện rõ ràng là da đầu ngứa rát, khó chịu

Các loại thuốc nhuộm tóc còn có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến tóc ngoài phản ứng trên như gây rụng tóc, viêm da, lở loét các vùng da đầu, thậm chí còn có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư.

3.Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Nếu không may bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên làm những bước dưới đây để sớm khắc phục tình hình:

-Cắt tóc ngắn để loại bỏ tối đa những hóa chất còn ở trên đầu.

-Dùng các thuốc kem, thuốc mỡ theo chỉ định để điều trị dị ứng. Một số thuốc tiêu biểu như là corticoid nhẹ hoặc các loại thuốc nồng độ vừa Betamethasone dipropiomate [0,01%] hoặc là hydrocortisone 0.05%. Những thuốc này dùng để bôi ngoài da. Ngày bôi từ 1-2 lần và 3 ngày sau khi bị dị ứng đã bôi thuốc mà không khỏi hoặc triệu chứng dị ứng nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu, để kiểm tra kĩ hơn. Lưu ý: Cách trị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng thuốc corticoid chỉ được dùng trong thời gian ngắn, nếu quá lạm dụng sẽ dẫn mỏng da, teo da hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.

-Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da đầu nếu bị dị ứng thuốc nhuộm thật tốt, không dùng các loại dầu gội có tính tẩy mạnh vì sẽ làm vết thương bị loét nhiều hơn.

Để phòng ngừa tình trạng bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên lưu ý:

-Chỉ nhuộm tóc trong trường hợp cần thiết, không lạm dụng và tuyệt đối không được vừa nhuộm vừa uốn tóc cùng lúc.

-Không nhuộm tóc khi da đầu đã bị tổn thương.

-Sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng để tránh những tổn thương không đáng có.

-Trước khi nhuộm tóc,bạn nên thử phản ứng trên da bằng cách: cho ít thuốc nhuộm vào mặt trong cẳng tay - nơi vùng da non để khoảng 10 phút, nếu không có phản ứng ngứa và đỏ hay rát da ở vùng thử thì sử dụng được. Còn ngược lại, nếu da đỏ và ngứa thì phải rửa kĩ bằng nước sạch và tuyệt đối không dùng nữa.

Để an toàn nhất, bạn nên thử phản ứng trên da trước khi bôi thuốc nhuộm lên da đầu

Làm đẹp không xấu nhưng bạn phải biết làm đẹp thông minh, phù hợp để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Phụ nữ có thể bị các bệnh như bệnh dị ứng son môi, dị ứng mỹ phẩm, ...Nếu có sở thích là nhuộm tóc thì bạn phải chắc chắn rằng mình không gặp phải căn bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn chưa biết một số thành phần trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra dị ứng thuốc nhuộm tóc, các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng như rát da đầu, da phồng rộp… Để tránh bị dị ứng thuốc nhuộm tóc , bạn cần tìm hiểu và chú ý đến các thành phần này trước khi sử dụng.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc là gì?

Các sản phẩm thuốc nhuộm tóc thường chứa rất nhiều thành phần gây kích ứng da, dị ứng. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng thuốc nhuộm tóc là do tiếp xúc với thành phần paraphenylenediamine [PPD] có trong sản phẩm làm đẹp này.

Không chỉ có trong thuốc nhuộm tóc, hóa chất PPD còn có trong thành phần của mực xăm tạm thời, xăng, mực máy in. Trong các sản phẩm tạo màu tóc có bán trên thị trường, PPD thường được đóng gói trong một chai riêng và đi kèm với chất oxy hóa.Khi kết hợp với nhau, PPD sẽ bị oxy hóa một phần và gây ra các phản ứng dị ứng ở những người có da nhạy cảm.

Nhuộm tóc bị rát da đầu có phải do dị ứng thuốc nhuộm tóc không ?

di-ung-thuoc-nhuom-toc

Nhuộm tóc bị rát da đầu, ngứa da đầu, xót da đầu… là những hiện tượng rất phổ biến và khiến nhiều người băn khoăn không biết điều này có gây hại cho sức khỏe hay không. Trên thực tế, nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể là do cơ thể mẫn cảm với các thành phần trong thuốc nhuộm hoặc cũng có thể do bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm.

Sau khu nhuộm tóc bị rát da đầu có sao không ? Câu trả lời là có. Bởi vì nếu bạn bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, bạn có thể gặp  các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Chúng thông thường sẽ xảy ra ngay lập tức hoặc trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc nhuộm. Các triệu chứng thường gặp:

  • Có cảm giác nóng rát trên da đầu, mặt và cổ.
  • Da bị phồng rộp.
  • Sưng, ngứa da đầu và da mặt.
  • Sưng mí mắt. tay, chân và môi.
  • Mổi mẩn đổ nhiều vị trí trên cơ thể.

Trong một số trường hợp, dị ứng  thuốc nhuộm tóc thậm chí có thể dẫn đến  sốc phản vệ, một phản ứng cấp tính có thể gây tử vong. Để giảm nguy cơ, các trường hợp  sốc phản vệ cần  được điều trị kịp thời và đúng cách.

Cách phân biệt dị ứng thuốc nhuộm tóc với kích ứng da

Nhiều người thắc mắc da đầu bị rát khi nhuộm tóc có phải dị ứng với thuốc nhuộm không? Cần phân biệt dị ứng thuốc nhuộm với dị ứng do da nhạy cảm. Thông thường, những người  nhạy cảm với thuốc nhuộm sẽ thấy da bị nóng, rát, châm chích hoặc đỏ, khô da, biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, các triệu chứng này giảm dần hoặc biến mất nhanh chóng. Nếu bạn bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, các triệu chứng thường nghiêm trọng nhất trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc.

Cách khắc phục dị ứng do thuốc nhuộm tóc

Khi bị dị ứng thuốc nhuộm, nhiều người băn khoăn không biết cách khắc phục dị ứng thuốc nhuộm tóc nhanh hay cách chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc tại nhà hay cách chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc như thế nào? Theo các chuyên gia, dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể được điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà như:

  • Nếu phản ứng dị ứng xảy ra ngay lập tức và không nghiêm trọng, hãy dùng nước ấm và xà phòng nhẹ để gội và rửa vùng da đầu bị ảnh hưởng.
  • Bôi dung dịch thuốc tím [kali permanganat] lên vùng bị mụn. Dung dịch này giúp oxy hóa hoàn toàn PPD và giảm tình trạng dị ứng.
  • Điều trị các triệu chứng của viêm da tiếp xúc [chẳng hạn như phát ban và ngứa] bằng các loại kem corticosteroid không kê đơn. Loại kem này có thể được sử dụng cho các vùng da như mặt, cổ và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Lưu ý, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt và miệng.
  • Sử dụng dầu gội có chứa corticosteroid, chẳng hạn như clobex, để điều trị dị ứng
  • Sử dụng hydrogen peroxide để khử trùng nhẹ, làm dịu và giảm kích ứng, phồng rộp
  • Uống thuốc kháng histamine để hạn chế tình trạng viêm và ngứa

Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được  khám và điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn corticosteroid ở dạng kem, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên.

Điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng hỗn hợp chanh tươi và giấm gạo

Chanh tươi và giấm gạo đều có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và tiêu viêm, đặc biệt giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Cách làm:

  • Gội đầu bằng nước âm ấm trước để loại bỏ bụi bẩn, gàu và dầu thừa trên da, giúp nang tóc mở ra để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Trộn nước cốt 1 quả chanh với 3 thìa dấm gạo
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng tóc tiếp xúc với thuốc nhuộm, trùm khăn và ủ trong 1 giờ
  • Sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện cách này mỗi ngày một lần cho đến khi các triệu chứng dị ứng biến mất hoàn toàn

Gội đầu bằng nước lá thảo dược

Lá bưởi, sả, kinh giới, quế, húng, bạc hà…là các loại thảo mộc tự nhiên và an toàn. Chúng chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn và giải độc trên da, giảm ngứa rất tốt. và là thuốc giải độc cho vi khuẩn hoặc dị ứng. Đồng thời, gội đầu bằng nước lá thảo mộc cũng rất tốt cho tóc, phục hồi độ bồng bềnh và mềm mượt cho tóc.

Cách làm:

  • Dùng các vị thuốc trên rửa sạch, đun với nước.
  • Dùng nước lá thảo mộc gội đầu 2-3 lần / tuần để chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc

Các thành phần trong thuốc nhuộm tóc có thể gây dị ứng

Thuốc nhuộm tóc có chứa nhiều PPD là sản phẩm có nguy cơ gây phản ứng dị ứng cao nhất. Tuy nhiên, người tiêu dùng  thường bị đánh lừa bởi những thông tin in trên bao bì, chẳng hạn như thành phần tự nhiên, chiết xuất từ ​​thảo dược….

Do đó, cách duy nhất để biết thuốc nhuộm có khả năng gây dị ứng hay không là biết thành phần của nó. Những thành phần bạn cần lưu ý:

  •  Phenylenediamine
  • Paraphenylenediamine
  • PPD
  • PPDA
  • P-diaminobenzene
  • P-phenylenediamine
  • 4-phenylenediamine
  • 4-aminoanilin
  • 1,4-diaminobenzene
  • 1,4-benzeniamine

Thuốc nhuộm tóc đen và nâu sẫm là loại thuốc nhuộm chứa nồng độ PPD lớn nhất. Vì vậy, bạn nên tránh những màu này nếu bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với PPD.

Tuy nhiên, PPD không phải là chất duy nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng thuốc nhuộm tóc. Các triệu chứng tương tự cũng có thể  do các thành phần thuốc nhuộm tóc khác, chẳng hạn như peroxide, resorcinol và ammonia gây ra. Để tránh phản ứng dị ứng, bạn có thể chọn thuốc nhuộm tóc ít gây dị ứng có nguồn gốc tự nhiên.

Cách ngăn ngừa tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc

Bạn có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào, ngay cả khi bạn đã sử dụng chúng trước đó. Vì vậy, việc kiểm tra thành phần của một loại thuốc trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng và cần thiết, ngay cả khi sản phẩm đó được quảng cáo là thuốc nhuộm tóc không gây dị ứng với da.

Nếu bạn có dấu hiệu bị dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng thuốc nhuộm ngay lập tức. Tại thời điểm này, hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn với hóa chất. Tiếp tục sử dụng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng. Ngoài thuốc nhuộm tóc, mực được sử dụng trong các hình xăm tạm thời cũng sử dụng mực xăm đen có chứa một số lượng PPD. Nồng độ PPD này sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn nhạy cảm hơn và rất dễ bị dị ứng.

Ngoài ra những người nhạy cảm với PPD cũng có thể bị dị ứng với các chất khác, ví dụ  như thuốc gây mê [benzocaine và procaine]. Do đó, bạn nên nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào cần gây mê.

Nói chung, các thành phần được sử dụng để làm thuốc nhuộm tóc có thể gây ra phản ứng dị ứng. Trong số đó, PPD có trong thuốc nhuộm tóc được coi tác nhân chính. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra  thành phần của thuốc có chứa PPD hay các chất hóa học có thể gây dị ứng hay không.

– Không nhuộm tóc khi da đầu bị tổn thương.

– Không nhuộm tóc quá 3 lần / tháng kể cả khi bạn có làn da khỏe mạnh

– Kiểm tra thành phần thuốc nhuộm, tránh sử dụng thuốc có thành phần kích ứng cao

– Bạn có thể thử thuốc nhuộm tóc đã phù hợp hay chưa bằng cách cho một lượng nhỏ lên vùng da cánh tay [vùng da non]  trong khoảng 1 tiếng. Nếu không có hiện tượng  kích ứng da, bạn có thể yên tâm sử dụng

– Những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng hoặc dị ứng với thành phần thuốc nhuộm nên hạn chế nhuộm tóc.

– Một số nhóm mắc các bệnh liên quan đến da như chàm, tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng thức ăn,… thì không nên nhuộm tóc.

– Không để thuốc nhuộm tiếp xúc với da lâu hơn khuyến cáo

– Trong quá trình nhuộm tóc, khi nhận thấy có dấu hiệu dị ứng, bạn nên dừng lại ngay và  gội đầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên an toàn và lành tính hơn để ngăn ngừa tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Video liên quan

Chủ Đề