Tiêm vacxin bao lâu thì ăn uống bình thường

Các tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai có thể nặng hơn so với mũi đầu tiên. Các tác dụng phụ này là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch và sẽ hết trong vòng vài ngày.

Cho đến nay, các phản ứng được báo cáo sau khi tiêm mũi nhắc lại tương tự như sau khi tiêm mũi chính hai liều hoặc một liều. Sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau nhức tại chỗ tiêm là các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất và nhìn chung, hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, cũng như đối với các mũi tiêm chính hai liều hoặc một liều, hiếm khi xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng vẫn có thể xảy ra.

Khi nào thì cần gọi cho bác sĩ

Các tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của quý vị hoặc con em quý vị, nhưng sẽ hết sau vài ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, sự khó chịu do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị:

  • Tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm trở nên tồi tệ hơn sau 24 giờ
  • Nếu các tác dụng phụ khiến quý vị lo ngại và có vẻ không mất đi sau vài ngày

Nếu quý vị hoặc con em quý vị được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 và quý vị cho rằng mình hoặc trẻ có thể đang gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi rời khỏi điểm tiêm chủng, hãy gọi 911 để tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế tức thì. Tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp.

Nếu quý vị không gặp phải tác dụng phụ nào

Phản ứng sau khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có thể khác nhau tùy người. Hầu hết mọi người trong các thử nghiệm lâm sàng chỉ gặp tác dụng phụ nhẹ và một số người trong số họ không có tác dụng phụ nào cả. Những người đó vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh với vắc-xin. Việc tiêm chủng bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh COVID-19 nghiêm trọng dù quý vị có bị tác dụng phụ sau khi tiêm chủng hay không.

Báo cáo tác dụng phụ

V-safe cung cấp thông tin đăng ký sức khỏe nhanh chóng và bảo mật qua tin nhắn văn bản và khảo sát trên web giúp quý vị hay người phụ thuộc của quý vị có thể nhanh chóng và dễ dàng báo với CDC về tình trạng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Nếu quý vị muốn báo cáo tác dụng phụ, biến cố bất lợi hoặc phản ứng từ vắc-xin ngừa COVID-19, vui lòng sử dụng Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin [VAERS]. Tìm hiểu thêm về VAERS.

Để mũi tiêm thứ 3 đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tránh những điều này sau khi tiêm:

Tiêm mũi 3 là cần thiết

Không bỏ qua thời gian quan sát

Nếu sau khi tiêm vắc xin mà không thấy phản ứng gì thì mọi người đều muốn rời ngay khỏi điểm tiêm. Với hầu hết trường hợp, điều này hoàn toàn ổn, theo Newsbreak.

Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn khuyến cáo sau khi tiêm mũi 3 thì mọi người vẫn nên chờ ở điểm tiêm 15 đến 30 phút sau đó hãy về. Đây là khoảng thời gian cần thiết để theo dõi liệu có xuất hiện các phản ứng dị ứng hiếm gặp hay không.

Những người có tiền sử bị dị ứng nghiêm trọng nên chờ 30 phút rồi hãy về. Những phản ứng này có thể là nhẹ như phát ban đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, các bác sĩ tại điểm tiêm sẽ phản ứng nhanh để kịp cứu chữa.

Đừng nghĩ rằng tác dụng phụ mũi 3 giống các mũi trước

Dù phản ứng của cơ thể với mũi 3 có thể tương tự như phản ứng với mũi 1 và 2 nhưng cũng đừng xem thường. Việc tiêm trộn các loại vắc xin và tiêm tăng cường có thể phát sinh thêm một số tác dụng phụ, các chuyên gia lưu ý.

Tuy nhiên, mọi người cũng không có gì phải lo lắng. Xảy ra một số tác dụng phụ khi tiêm trộn vắc xin là điều bình thường.

Không tập nặng nếu cảm thấy mệt

Tập thể dục vừa phải sau khi tiêm vắc xin mũi 3 không gây hại nhưng không nên tập nặng, đặc biệt là khi xuất hiện các tác dụng phụ mạnh khiến cơ thể mệt mỏi. Thay vì nâng tạ nặng hay chạy bộ, mọi người chỉ nên đi bộ, kéo căng cơ hay các bài tập nhẹ nhàng khác, theo Medical News Today.

Lo Omicron, Thái Lan rút ngắn thời gian tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19

Không uống rượu bia

Uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến cách mà hệ miễn dịch phản ứng với vắc xin. Ngoài ra, rượu bia làm mất nước và có thể khiến các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn như đau cơ hoặc mệt mỏi, trở năng nặng hơn, tiến sĩ Natasha Bhuyan, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Y Arizona [Mỹ], giải thích.

Muốn uống rượu bia, mọi người nên uống khoảng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Nếu uống rượu bia trong ngay sau khi tiêm sẽ làm suy yếu phản ứng miễn dịch để sản sinh kháng thể của vắc xin, theo Newsbreak.

Tin liên quan

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ [người được tiêm] tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? [Nếu là trẻ sơ sinh]
  • Trẻ có bú [ăn], uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây [trong vòng 4 tuần] và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo [nếu có].
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ [người chăm sóc] cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây [trong vòng 4 tuần] và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT SAU KHI TIÊM CHỦNG

>> LỊCH TIÊM CHỦNG

>> DOWNLOAD CẨM NANG TIÊM CHỦNG

Video liên quan

Chủ Đề