Tiêu chí đánh giá chính sách khuyến nông năm 2024

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về Khuyến nông viên chính - Mã số: V.03.09.25 như sau:

2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

  1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khuyến nông.
  1. Nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông liên quan đến vị trí việc làm.
  1. Có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm phù hợp với vị trí việc làm.
  1. Có kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

đ] Đã chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia dự án, nhiệm vụ khuyến nông cấp trung ương, địa phương hoặc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện.

  1. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  1. Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
  1. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính.

4. Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên [không kể thời gian tập sự] tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Như vậy, để dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng khuyến nông viên chính và phải đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định trên.

Khuyến nông viên buộc phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên?

Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Khuyến nông viên như sau:

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên.

Theo đó, Khuyến nông viên bắt buộc phải có trình độ đào tạo đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, ngày 8/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, trong đó có chỉ tiêu 13.5 quy định xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có “tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả”.

Để hướng dẫn các địa phương triển khai hiệu quả nội dung này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”.

Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình tổ khuyến nông cộng đồng; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông theo hướng đa dạng hóa chức năng và loại hình hoạt động khuyến nông; phát triển dịch vụ khuyến nông theo hướng xã hội hóa, tích hợp đa giá trị nhằm tạo ra giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cho các đối tượng tham gia khuyến nông.

Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình tổ khuyến nông cộng đồng

Đề án triển khai thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021-2023 triển khai thí điểm tại 13 địa phương thuộc năm vùng nguyên liệu nông lâm sản chủ lực của ngành nông nghiệp; giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2024-2025 sẽ đánh giá và mở rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng ra phạm vi toàn quốc.

Sau hơn một năm triển khai, Đề án đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự vào cuộc tham gia rất tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cũng như các doanh nghiệp, tạo nên phong trào “khuyến nông cộng đồng” trong toàn hệ thống khuyến nông và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Theo đó, ở 13 tỉnh, thành phố tham gia Đề án đã thành lập được 26 tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm với tổng số 168 thành viên và 562 tổ khuyến nông cộng đồng mở rộng với tổng số 4.276 thành viên. Đề án đã tổ chức được nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ khuyến nông cộng đồng như: Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức tập huấn, tư vấn, hội thảo, tọa đàm, truyền thông, xây dựng bộ tài liệu đào tạo khuyến nông cộng đồng để sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Ngoài 13 tỉnh, thành phố tham gia Đề án thí điểm, hiện tại trên cả nước đã có thêm nhiều địa phương thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng như: Hải Phòng, Phú Thọ, Điện Biên, Hậu Giang, Quảng Nam, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cần Thơ.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, trên cơ sở kinh nghiệm của Đề án thí điểm, các địa phương đã rất chủ động, trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách địa phương để tăng cường năng lực cho các tổ khuyến nông cộng đồng và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để các tổ hoạt động dịch vụ khuyến nông và bước đầu đã có thu nhập từ dịch vụ khuyến nông.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng, các địa phương cần đánh giá việc thành thành lập và hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng để xây dựng quy chế mẫu nhân rộng trong giai đoạn tới; tiếp tục hướng dẫn các tổ khuyến nông cộng đồng đã thành lập thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ; hướng dẫn nhân rộng mô hình, xây dựng các chương trình đào tạo, thu hút nguồn lực địa phương hỗ trợ hoạt động khuyến nông cộng đồng.

Ngoài ra, các địa phương cần có cơ chế chính sách cụ thể cho tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cộng đồng.

Chủ Đề