Tiểu luận phân tích nhân vật de Mèn

Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng gắn bó với thiếu nhi Việt Nam. Trong đó, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc, nó thể đã giáo dục cho các bạn thiếu nhi nhiều bài học sống sâu sắc bổ ích về cách làm người trong cuộc sống.

Trích đoạn “Bài học đầu tiên” thể hiện nỗi ân hận của nhân vật Dế Mèn sau khi vì thói kiêu căng, hống hách của mình đã làm cho người bạn hàng xóm của mình là Dễ Choắt phải chết oan uổng. Đoạn trích bắt đầu từ khi mà Dế Mèn được mẹ cho ba anh em ra ở riêng, lứa con ấy mẹ Dế Mèn sinh được ba anh em, Dế Mèn là út ít nên mẹ có phần cưng chiều hơn đôi chút. Được ra ở riêng Dế Mèn thích lắm, chú ta ca hát nghêu ngao vô cùng vui vẻ vì từ nay không còn chịu sự quản lý của mẹ nữa.

Rồi chú tập thể dục, ăn ngủ đều đặn lắm nên có một thân hình cường tráng của một thanh niên choai choai mới lớn. Dế Mèn tự suy nghĩ và cũng biết nhìn xa trông rộng lắm, nên cậu ấy tự đào thêm nhiều ngách thông sang nhau trong hang của mình nhằm tìm lối thoát hiểm mỗi khi có kẻ thù.

Cuộc sống độc lập cứ dần dần trôi đi rồi chẳng bao lâu Dế Mèn đã trưởng thành lắm trở thành một thanh niên cường tráng với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Dế Mèn soi mình dưới nước tự hào vì mình đã vô cùng anh dũng oai vệ, phát triển vô cùng đẹp trai. Cái đầu to nổi lên hai cái u trông rất oai vệ, thể hiện dũng khí của một người ngông cuống dám nghĩ dám làm, thể hiện sự bướng bỉnh trong suy nghĩ của Dế Mèn. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh.

Thông qua ngoại hình của Dế Mèn ta thấy sự tinh tế của nhà văn Tô Hoài trong quan sát và hóa thân mình thành nhân vật chính Dế Mèn để kể lại câu chuyện của cuộc đời mình một cách vô cùng sống động, thu hút hấp dẫn người đọc. Thông qua việc Dế Mèn chăm chút cho sức vóc dáng vẻ bên ngoài thì ta có thể cảm nhận được Dế Mèn khá coi trọng hình thức bên ngoài hơn là sống nội tâm suy nghĩ thấu đáo trước sau. Và Dế Mèn là người khá ngông cuồng hợm hĩnh tự cho mình oai vệ, dũng cảm.

Bên cạnh nhà Dế Mèn có một chú Dế Choắt, nhân vật Dế Mèn thường mỉa mai, chế giễu Dế Choắt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Hai đôi cánh thì lúc nào cũng nặng nề không nhanh nhẹn hoạt bát, rau ria cụt có một tí, trông chả ra cái gì, nhìn mặt mũi lúc nào cũng buồn rầu, ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Đối với Dế Choắt dù bằng tuổi Dế Mèn nhưng Dế Mèn luôn thấy mình là bậc đàn anh, thích tỏ vẻ rồi dậy khôn cho Dế Choắt về cách đối nhân xử thế.

Nhưng Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình, khi Dế Choắt than thở mình ốm yếu muốn nhờ Dế Mèn đào cho mình một cái ngách thông từ hang Dế Mèn sang bên nhà Dế Choắt phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn mắng Dế Choắt té tát, không đồng ý vì lý do chú mày hôi như thế làm sao ta ngửi được.

Rồi một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc, dù Dế Choắt đã can ngăn rằng chị Cốc đó rất đanh đá hung hăng, đừng có động vào mà chuốc họa vào thân. Nhưng Dế Mèn hiếu thắng nói Dế Choắt chẳng việc gì phải sợ.Thế là Dế Mèn lên tiếng trêu chọc chị Cốc:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con mẹ Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn

Chị Cốc nghe được có tiếng trêu chọc mình tức lắm hai con mắt long lên tìm kiếm xem đối tượng là ai, chợt chị lao về phía hang của Dế Mèn và Dế Choắt, nhưng Dế Mèn nhanh chân chạy mãi vào hang sâu, nên thoát chết. Còn Dế Choắt ốm yếu hang nông, nên chị Cốc mổ cho mấy cái trúng lưng nên nằm thoi thóp chờ chết.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng kinh hãi nằm im lắm sợ chết lắm. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Dế Mèn ân hận lắm, vì hành động ngu dại, một phút hiếu thắng tự kiêu mà làm hại tới người hàng xóm tội nghiệp của mình. Những lời nói sau cùng của Dế Choắt càng làm cho Dế Mèn thêm thấm thía.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn học được thông qua cái chết của người hàng xóm Dế Choắt chính là ở đời thói hung hăng hay gây họa có óc mà không biết nghĩ sâu sắc thì sớm muộn cũng có ngày chuốc vạ vào thân. Nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên vô cùng sâu sắc thấu đáo, về tính khiêm nhường, trong cuộc sống. Không nên hung hăng hiếu thắng kẻo mang vạ vào thân, chuốc lấy những bài học cay đắng cho cuộc sống của mình. Nó là một bài học bổ ích, đáng để học tập với bất kỳ ai.

Đọc xong đoạn trích “Bài học đầu đời” người đọc cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn ngữ và trong miêu tả của nhà văn Tô Hoài vô cùng đặc sắc. Tô Hoài đã thổi vào nhân vật Dế Mèn một linh hồn tính cách vô cùng đặc biệt, khiến cho nhân vật Dế Mèn trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn người đọc. Đọc truyện chúng em tự rút cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống của chính mình, thấy thấm thía về những đức tính quý giá mà nhân vật Dế Mèn gửi tới.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Đề bài

Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.

Lời giải chi tiết

      Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi [truyện đồng thoại]. Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn - đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

      Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

      Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hơn nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

      Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

      Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

      Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

      Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

      Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

      Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề