Tính chất hóa học của HF HCl, HBr, HI

Tính axit của nhóm Hiđro halogenua

Cho dãy axit HF HCl HBr HI theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dãy axit axit HF, HCl, HBr, HI sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính axit. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Cho dãy axit HF, HCl, HBr, HI theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau

A. tăng

B. giảm

C. không thay đổi

D. vừa tăng vửa giảm

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

HF, HCl, HBr, HI, theo chiều từ trái sang phải tính chất axit tính axit tăng dần, tính khử tăng dần

=> Trong phân tử H – X [X là halogen] thì X có độ âm điện càng lớn và bán kính càng lớn => liên kết H – X càng phân cực => H càng dễ bị tách ra khỏi phân tử thành H+ => tính axit tăng

Đáp án A

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Tính khử của các axit halogenhiđric HX được sắp xếp giảm dần theo thứ tự:

A. HF > HCl > HBr > HI.

B. HI > HBr > HCl > HF.

C. HCl > HBr > HI > HF.

D. HBr > HCl > HI > HF.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản dung dịch HF trong bình làm bằng

A. Bình thủy tinh trong

B. Bình thủy tinh màu

C. Bình thủy tinh đen

D. Bình nhựa

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 3. Trong các axit sau HF, HCl, HBr, HI. Axit nào có tính axit mạnh nhất

A. HF

B. HCl

C. HI

D. HBr

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4.Dãy nào sau đây có tính axit và tính khử tăng theo chiều từ trái sang phải ?

A. HI, HBr, HCl, HF

B. HCl, HBr, HF, HI

C. HF, HCl, HBr, HI

D. HCl, HBr, HI, HF

Xem đáp án

Đáp án C

---------------------------------------

VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Cho dãy axit HF HCl HBr Hi theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đổi như sau, từ đó giúp các em có thể vận dụng, trả lời các câu hỏi bài tập liên quan.

Ngoài ra VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ tài liệu giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời quý thầy cô cùng bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bì viết dưới đây sẽ tóm tắt lại tất cả lý thuyết về nhóm Halogen, cùng tham khảo nhé

Khái quát về nhóm Halogen

Nhóm halogen: nhóm VIIA.

Nhóm halogen: gồm Flo [F], Clo [Cl], Brom [Br] và Iot [I]

- Trạng thái và màu sắc: Flo[ khí, lục nhạt], Clo[Khí, vàng lục], Brom[lỏng, đỏ nâu], Iot[ rắn, đen, tím, dễ thăng hoa] - Từ Flo đến Iot nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần

- Flo không tan trong nước, các Halogen khác tăng tương đối ít trong nước và tăng nhiều trong một số dung môi hữu cơ

3. Cấu hình e nguyên tử và cấu tạo phân tử của các Halogen

- Cấu hình e lớp ngoài cùng : ns2np5
- Công thức đơn chất: X2: [F2, Cl2, Br2, I2]
- Cấu tạo phân tử: X -X. Liên kết trong phân tử đơn chất Halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực

4. Khái quát về tính chất hóa học của các Halogen

Do lớp e ngoài cùng đã có 7 e nên halogen là những phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e để thể hiện tính oxi hóa mạnh
Tính oxi hóa của các halogen giảm dần khi đi từ F2 đến I2
Trong các hợp chất, F chỉ có mức oxi hóa -1, các halogen khác ngoài mức oxi hóa -1 còn có mức +1, +3, +5, +7

5. Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của đơn chất halogen

a, Tác dụng với kim loại
2M + nX2  →   2MX b, Phản ứng với hiddro tạo thành hiddro halogenua

H2+ X2   →  2HX

c, Tác dụng với nước

2H2O + 2F2 →  4HF + O2

d, Phản ứng với dung dịch kiềm e, Tác dụng với dung dịch muối halogenua của halogen có tính oxi hóa yếu hơn

X2+ 2NaX’  →  2NaX + X’2


[trong đó X’ là halogen có tính oxihóa yếu hơn tính oxi hóa của halogen X].

II. HỢP CHẤT CỦA HALOGEN

1. Hiđro halogenua [ HX ]

1. Hiđro halogenua - Tất cả đều là chất khí, tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn [trừ HF] tạo thành dung dịch axit mạnh. - Thứ tự tính axit và tính khử tăng dần: HF < HCl < HBr < HI - Tính axit mạnh của HCl, HBr và HI:      + Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

     + Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.


Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
     + Tác dụng với oxit kim loại → muối [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + H2O.
Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3       
[HI + muối sắt [III] → muối sắt [II] + I2]
     + Tác dụng với bazơ → muối [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + H2­O.
Fe[OH]2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O      + Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

Na2CO­3 + 2HBr → 2NaBr + H2O + CO2

- Tính khử thể hiện khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh [xem phần điều chế Clo]. - HF có tính chất riêng là ăn mòn thủy tinh:               

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

- Điều chế:

 + Phương pháp sunfat [trong phòng thí nghiệm]: [HBr và HI không dùng được cách này do có tính khử]
NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl [≤ 2500C]
2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl [≥ 4000C]  + Phương pháp tổng hợp [trong công nghiệp]:

H2 + Cl2 → 2HCl [ánh sáng, nhiệt độ cao]

HF được điều chế nhờ phản ứng:

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF ở 2500C


HBr, HI được điều chế nhờ phản ứng thủy phân PBr3, PI3.
PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr
2. Muối halogenua
- Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2Cl2. Tính tan của muối bromua và iođua tương tự clorua.
- Để nhận biết ion X- có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3:     + AgF tan trong dung dịch.

     + AgCl kết tủa trắng [AgCl tan trong dung dịch amoniac do tạo phức với NH3].


  + AgBr kết tủa vàng nhạt [không tan trong NH3 dư].
     + AgI kết tủa vàng đậm [không tan trong NH3 dư]- Các muối AgX kết tủa thường dễ bị phân hủy bởi nhiệt hoặc ánh sáng:     

2AgX → 2Ag + X2

- Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic:                            
CO2 + H2O + KClO → KHCO3 + HClO- Kém bền, chỉ tồn tại được trong dung dịch nước:                HClO → HCl + O

- HClO và muối của nó đều có tính oxi hóa rất mạnh.

- Là axit khá mạnh, tan nhiều trong nước, có tính oxi hóa mạnh.
- Muối KClO3 được dùng làm thuốc nổ, diêm tiêu:                
6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
- Nhiệt phân KClO3:
     + Nếu có xúc tác MnO2:                                
2KClO3 → 2KCl + 3O2
     + Nếu không có xúc tác MnO2:                     
4KClO3­ → 3KClO4 + KCl- Điều chế: nhiệt phân HClO:            

3HClO → HClO3 + 2HCl

- Là axit rất mạnh, tan nhiều trong nước. Phản ứng loại nước từ HClO4 có mặt P2O5 → Cl2O7­.
2HClO4 → Cl2O7 + H2O
- Điều chế từ KClO4
KClO4 + H2SO4 → HClO4 + KHSO4
Chú ý: Từ HClO đến HClO4: Tính axit và tính bền tăng, tính oxi hóa giảm.
Bài viết liên quan:
  • Tinh thể nguyên tử - Tinh thể phân tử
  • Liên kết ion - Tinh thể ion

Câu 1. So sánh tính chất hoá học của các đơn chất halogen. Dẫn ra các phương trình hoá học để minh hoạ.

Câu 2. So sánh tính chất hoá học của các axit HF, HCl, HBr, HI. Dẫn ra các phương trình hoá học để minh hoạ

- Tính axit tăng dần từ HF đến HI.

[HF là một axit yếu, HI là một axit mạnh]

- Tính khử tăng dần từ HF đến HI.  

HFHF gần như không có tỉnh khử, HClHCl thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh, HBr,HIHBr,HI có tính khử mạnh.

8HI+H2SO4→4I2+H2S+4H2O
2HBr+H2SO4đặc→Br2+SO2+H2O

Video liên quan

Chủ Đề