Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10 năm 2024

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

[+84] 096.960.2660

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Follow us

Với tóm tắt lý thuyết Hóa 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.

Lý thuyết Hóa học 10 Cánh diều Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

  1. Khái niệm tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình của phản ứng

Quảng cáo

1. Khái niệm tốc độ phản ứng

- Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, đơn vị tốc độ phản ứng là [đơn vị nồng độ] [đơn vị thời gian]-1, ví dụ: mol L-1 s-1 hay M s-1.

2. Tốc độ trung bình của phản ứng

- Tốc độ trung bình của phản ứng [v¯] là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.

- Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN.

Tốc độ phản ứng được tính dựa theo thay đổi nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng theo quy ước sau:

v¯=−1aΔCAΔt=−1bΔCBΔt=1mΔCMΔt=1nΔCNΔt.

Trong đó: ∆C = C2 – C1­, ∆t = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm t1 và t2 [với t2 > t1].

Quảng cáo

- Ví dụ: Cho phản ứng phân hủy N2O5:

2N2O5[g] → 4NO2[g] + O2[g].

Tính tốc độ trung bình của phản ứng. Biết nồng độ của mỗi chất trong phản ứng trên tại thời điểm t1 = 0 và t2 = 100 s như sau:

Cách 1: Tính theo N2O5.

v¯=−12ΔCN2O5Δt=−12×[0,0169−0,0200]100−0=1,55×10−5[M.s-1]

Cách 2: Tính theo NO2.

v¯=14ΔCNO2Δt=14×0,0062−0100−0=1,55×10−5[M.s-1]

- Chú ý:

Ngoài tốc độ trung bình của phản ứng còn có tốc độ tức thời của phản ứng, là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

Quảng cáo

II. Định luật tác dụng khối lượng

- Định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các phản ứng đơn giản, biểu thị sự phụ thuộc tốc độ phản ứng theo nồng độ các chất phản ứng.

Ví dụ 1: Với phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → sản phẩm.

Tốc độ phản ứng được tính như sau: v=kCAaCBb.

Gọi CA, CB là nồng độ mol L-1 tương ứng của chất A và B; k là hằng số tốc độ phản ứng mà giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất các chất tham gia phản ứng.

- Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.

Chú ý: Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M. Đây chính là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.

Ví dụ 2: Phản ứng giữa H2 và N2: N2[g] + 3H2[g] → 2NH3[g].

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng trên được viết dưới dạng: v=kCNH3CH23.

Quảng cáo

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

1. Ảnh hưởng của nồng độ

- Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Giải thích: Khi tăng nồng độ các chất phản ứng, dẫn đến số lượng va chạm giữa các phân tử phản ứng tăng, làm tốc độ phản ứng tăng.

- Ví dụ: Tốc độ phản ứng giữa H2 và I2: H2[g] + I2[g] → 2HI[g] tăng lên khi tăng nồng độ của H2 và I2.

2. Ảnh hưởng của áp suất

- Áp suất của các chất phản ứng ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

- Giải thích: Đối với các chất khí, nồng độ của chất khí tỉ lệ với áp suất của nó. Do vậy, khi áp suất chất tham gia phản ứng ở thể khí tăng lên, sẽ làm nồng độ chất khí tăng lên, từ đó làm tăng tốc độ phản ứng.

- Ví dụ: Xét phản ứng sau được thực hiện ở nhiệt độ 302oC: 2HI[g] → H2[g] + I2[g].

Khi áp suất của HI là 1 atm, tốc độ phản ứng đo được là 1,22.10-8 M s-1.

Khi áp suất của HI là 2 atm, tốc độ phản ứng là 4,88.10-8 M s-1.

3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

- Diện tích bề mặt càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

- Ví dụ: Đá vôi [CaCO3] ở dạng bột có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng HCl lớn hơn so với đá vôi [CaCO3] dạng viên cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

4. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị γ \= 2 – 4 này gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

- Mối liên hệ của hệ số Van’t Hoff với tốc độ và nhiệt độ như sau:

v1v2=γ[T2−T110]

Trong đó, v2 và v1 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T2 và T1 tương ứng.

Ví dụ 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đèn cồn đun nóng các chất để phản ứng diễn ra nhanh hơn, cũng như rút ngắn thời gian sản xuất.

Ví dụ 2: Với phản ứng có γ \= 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 60oC thì: v1v2=γ[T2−T110]=2[60−2010]=24=16 → Tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần.

5. Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.

Ví dụ 1: Dung dịch H2O2 3% ở điều kiện bình thường phân hủy rất chậm theo phương trình: 2H2O2[aq] → O2[g] + 2H2O[l].

Tuy nhiên, tốc độ phản ứng phân hủy này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi có mặt chất xúc tác MnO2. Khi kết thúc thí nghiệm trên, màu đen của MnO2 ban đầu vẫn giữ nguyên vì MnO2 không bị biến đổi sau phản ứng phân hủy H2O2.

Ví dụ 2: Các enzyme trong cơ thể là những chất xúc tác sinh học thúc đẩy các phản ứng sinh hóa phức tạp trong cơ thể chúng ta. Ví dụ: Các enzyme protease, lipase và amylase trong cơ thể là các chất xúc tác giúp đẩy nhanh các quá trình tiêu hóa chất đạm, chất béo và tinh bột.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Cánh diều hay khác:

  • Lý thuyết Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
  • Lý thuyết Hóa 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
  • Lý thuyết Hóa 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
  • Lý thuyết Hóa 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
  • Lý thuyết Hóa 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hóa học 10 tốc độ phản ứng là gì?

Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.

Tốc độ phản ứng hóa học là gì lớp 8?

Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học. - Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một chất trong các phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Trong đó theo quy ước: nồng độ theo mol/lít, thời gian có thể là giây [s], phút [ph], giờ [h]... Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm.

Khái niệm tốc độ phản ứng là gì?

Tốc độ phản ứng là độ thay đổi nồng độ của một trong các chất tham gia hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Nếu tăng áp suất tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Yếu tố áp suất. - Đối với phản ứng có sự tham gia của chất khí, khi tăng áp suất [tăng nồng độ chất khí] → tăng tốc độ phản ứng. - Khi áp suất tăng, khoảng cách giữa các phân tử càng được thu hẹp → sự va chạm càng nhiều → phản ứng diễn ra nhanh hơn.

Chủ Đề